Đại biểu đề nghị tăng cường đối thoại, thực hiện chính sách “giãn và giảm” cho doanh nghiệp
Người dân đánh giá cao việc lãnh đạo Thành phố rất quan tâm công tác an sinh xã hội 8 tháng đầu năm, kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng Khai mạc kỳ họp thứ hai HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI |
“Giãn” và “giảm” cho doanh nghiệp
Đại biểu Phạm Đình Đoàn (tổ Mê Linh) bày tỏ đồng tình với Báo cáo của UBND Thành phố và Tờ trình kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 2021-2026 của UBND Thành phố, đồng tình với việc xây dựng hai kịch bản tăng trưởng cho Thủ đô trong giai đoạn tới.
Theo đại biểu Phạm Đình Đoàn, thời gian qua, đại diện cộng đồng doanh nghiệp rất cảm ơn lãnh đạo Thành phố, các đơn vị y tế, công an, quân đội… đã rất vất vả trong công tác phòng, chống dịch. Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài thì doanh nghiệp thật sự rất khó khăn, nhưng nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các lực lượng, Thành phố đã nới lỏng giãn cách xã hội. Trong thời gian tới, cùng với nhiệm vụ phòng, chống dịch, nhiệm vụ quan trọng của Thành phố là khôi phục, phát triển kinh tế. Từ đó, ông Phạm Đình Đoàn nêu 3 đề xuất.
Kỳ họp thứ hai, HĐND Thành phố. (Ảnh: Hoàng Phúc) |
Theo đại biểu, việc đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào công tác chống dịch của Thành phố. Nếu tính chi ly các tổn thất của doanh nghiệp trong thời gian qua khoanh vùng rộng do dịch bệnh là rất lớn, vì vậy, tới đây nên khoanh vùng hạn chế, và triển khai tối đa áp dụng công nghệ vào việc chống dịch như khai báo điện tử, quét mã QR…
“Thủ đô phải đi đầu cả nước trong áp dụng công nghệ cao vào chống dịch, giảm thiểu sự phiền hà với người dân, doanh nghiệp”, ông Đoàn nói. Đồng thời, phải đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu tối thiểu của người dân.
Nói về nhóm giải pháp thiết kế các chính sách hiệu quả cho doanh nghiệp, đại biểu đề nghị Thành phố nên đưa ra khái niệm “doanh nghiệp tốt” (ví dụ như đóng thuế đầy đủ, thực hiện tốt chính sách với người lao động, bảo vệ môi trường, không làm hàng giả, hàng nhái…) để có chính sách riêng khác với các doanh nghiệp làm hàng giả, hàng nhái, trốn thuế… Đồng thời, Thành phố cần có các cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp và trong việc xây dựng chính sách cho doanh nghiệp cần có sự tham gia của các hiệp hội và chuyên gia doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đại biểu đề xuất các nhóm giải pháp liên quan chính sách thuế, phí và lãi suất ngân hàng. Theo ông Đoàn, hiện doanh nghiệp có hai khó khăn nhất là mất cân đối về dòng tiền và không có lợi nhuận. Riêng chi phí phòng dịch tại từng doanh nghiệp thời gian qua đã chiếm tỷ lệ quá lớn, trong khi không làm ra lợi nhuận mà vẫn phải trả lương cho người lao động. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ và Thành phố thực hiện biện pháp “2 chữ G” là giãn và giảm cho doanh nghiệp. Trong đó, “giãn” quan trọng hơn, vì nguồn lực của Chính phủ và Thành phố có hạn, doanh nghiệp cần được hỗ trợ, giãn ra thêm thời gian.
Doanh nghiệp mong muốn được tăng cường đối thoại
Theo đại biểu Lê Thị Thu Hằng (tổ Tây Hồ), công tác lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền Thành phố thời gian vừa qua được nhân dân và cử tri ghi nhận, đánh giá cao. Trong đó, việc thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về giãn cách xã hội, ai ở đâu ở yên đó, đã có những tác động rất nhiều đến đời sống nhân dân, trong đó là những người lao động, nhất là lao động tự do, người nghèo, các đối tượng yếu thế, người lao động ngoại tỉnh, người nước ngoài lưu trú lại trên địa bàn Thành phố chịu ảnh hưởng rất nặng nề của dịch bệnh.
Các đại biểu dự họp tại các điểm cầu trực tuyến (Ảnh: Hoàng Phúc) |
Vì vậy, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 68, Thường trực HĐND Thành phố ban hành các Nghị quyết 15, 16, 17 về quy định một số chính sách đặc thù của Thành phố Hà Nội hỗ trợ những đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân rất phấn khởi.
Việc mở rộng phạm vi đối tượng được hỗ trợ gồm 12 nhóm chính sách và các chính sách đặc thù của Hà Nội không chỉ thể hiện sự khẩn trương quyết liệt mà còn thể hiện sự quan tâm sát sao của Thành ủy, sự vào cuộc của HĐND Thành phố đã bám sát thực tiễn để triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách về an sinh xã hội.
Đại biểu Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết, cử tri cũng đánh giá cao sự chủ động phối hợp của các sở, ban, ngành Thành phố, các Ban HĐND Thành phố, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt vai trò tham mưu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp việc triển khai thực hiện với phương châm “dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm, dễ thực hiện”. Qua đó, những người gặp nhiều khó khăn đã được hỗ trợ kịp thời, người dân yên tâm, tin tưởng cùng chính quyền chống dịch. Cùng đó là tinh thần trách nhiệm chủ động sáng tạo của đội ngũ cán bộ cơ sở, tạo điều kiện để người lao động được thụ hưởng các chính sách kịp thời.
Đại biểu cũng bày tỏ sự đánh giá cao Thường trực HĐND Thành phố đã triển khai các đoàn giám sát kịp thời ngay khi ban hành các nghị quyết, đảm bảo công khai, minh bạch trong thực hiện.
Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Lan Hương (tổ Quốc Oai) nhìn nhận, công tác an sinh xã hội thời gian qua được Thành phố đảm bảo tốt, tuy nhiên, trong nhóm đối tượng của Nghị quyết 68/NQ-CP, còn một số đối tượng chưa tiếp cận được. Đối với những nhóm lao động tự do, trong thời gian ngắn, Hà Nội đã rà soát và hỗ trợ được số lượng lớn.
Nhưng còn nhóm người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp mới có 1 người được hỗ trợ, nhóm hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch được 69 người, hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất… còn rất ít người lao động được tiếp cận. Vì vậy, bà Nguyễn Thị Lan Hương đề xuất Thành phố lưu ý khi triển khai các gói hỗ trợ cho các đối tượng này.
Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, trong công tác phòng, chống dịch, chúng ta xác định sống chung, lâu dài. Nhiều doanh nghiệp mong muốn các chính sách của Thành phố được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi hơn, một kênh truyền thông rất nhanh đến doanh nghiệp là qua kênh Thuế và Bảo hiểm. Nếu có gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, có thể căn cứ vào số thuế của doanh nghiệp đã nộp ở các năm trước đó để làm căn cứ đề xuất hỗ trợ.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương cũng kiến nghị, nên chăng Thành phố đề xuất Chính phủ dựa vào Luật Thủ đô, tìm chính sách đặc thù hỗ trợ cho Hà Nội? Chúng ta phải xác định có những chính sách trước mắt để “cấp cứu”, và cũng cần có những chính sách lâu dài, căn cơ. Đồng thời, rà soát tình trạng doanh nghiệp ở Thủ đô, đánh giá có bao nhiêu doanh nghiệp đang tồn tại, hoạt động, để có những đề xuất lên Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24