8 tháng đầu năm, kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng
Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn: Phải nỗ lực nhiều hơn nữa, quyết liệt hơn nữa Khai mạc kỳ họp thứ hai HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI Kỳ 2: Quyết sách kịp thời, ấm lòng người dân |
Sáng 22/9, sau phiên khai mạc, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã nghe Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Minh Hải trình bày báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 8 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2021.
Phát triển kinh tế - xã hội gắn với phòng, chống dịch
Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, từ đầu năm đến nay, thành phố tiếp tục thực hiện mục tiêu “phát triển kinh tế - xã hội gắn với phòng, chống dịch Covid-19 và bảo đảm an sinh xã hội”. Mặc dù chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng kinh tế xã hội 8 tháng đầu năm vẫn đạt được những kết quả nhất định: Kinh tế duy trì tăng trưởng, thu ngân sách được đảm bảo; thu hút đầu tư thực hiện tốt, cung ứng hàng hóa ổn định, chỉ số giá trong tầm kiểm soát…
Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố quý II tăng 6,61% và cao hơn quý I là 5,17%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện 8 tháng đạt 164.483 tỷ đồng, đạt 69,8% dự toán Trung ương giao; bằng 110,3% so với cùng kỳ (nếu tính cả số thu được gia hạn trong 8 tháng đầu năm thì tổng thu ngân sách trên địa bàn Thành phố 8 đạt 177.683 tỷ đồng, đạt 75,4% dự toán Trung ương giao và 70,7% dự toán HĐND Thành phố giao, bằng 108,7% so với cùng kỳ).
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải trình bày báo cáo tại kỳ họp |
Tuy nhiên, do tác động bởi đại dịch Covid-19, đặc biệt là đợt dịch thứ tư và trải qua 4 đợt giãn cách xã hội, một số chỉ tiêu 8 tháng của năm 2021 đạt thấp so với kế hoạch và cùng kỳ năm 2020: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 6,3%; kim ngạch xuất khẩu giảm 5,2%; doanh thu vận tải hành khách giảm 2,3%, vận tải hàng hóa tăng 0,5% (cùng kỳ tăng 2,1%); khách du lịch quốc tế giảm 83,3%.
Chi ngân sách địa phương thực hiện 8 tháng là 39.174 tỷ đồng, đạt 36% dự toán năm và bằng 90,5% so với cùng kỳ, trong đó chi đầu tư phát triển 12.974 tỷ đồng, đạt 25,3% dự toán; chi thường xuyên 26.160 tỷ đồng, đạt 55,2% dự toán. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 8 tháng đầu năm đạt 9.785 triệu USD, giảm 5,2% (cùng kỳ giảm 7,2%); kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt 22.507 triệu USD, tăng 21,8%, cùng kỳ năm 2020 giảm 8,5%; chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,77% so với tháng 7, tăng 2,94% so với tháng 12/2020…
Trước tình hình đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, để kịp thời đảm bảo kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn, bên cạnh các chính sách đã được Trung ương ban hành, Thành phố đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu ban hành một số chính sách đặc thù hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có công và một số đối tượng khác bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch.
Tính đến 30/8, ngân sách các cấp đã bố trí kinh phí cho phòng, chống dịch theo quy định là 1.731,8 tỷ đồng; hỗ trợ 373.367 đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch theo các chính sách của Trung ương và Thành phố với tổng kinh phí 433,4 tỷ đồng. Bên cạnh nguồn lực ngân sách, Thành phố huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ, tài trợ cho Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền huy động lũy kế đến 31/8 là hơn 746,5 tỷ đồng. Trong 8 tháng qua, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 114.795/160.000 lao động, đạt 71,7% kế hoạch, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2020; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90,14% dân số.
Thiết lập trạng thái “bình thường mới”
Bên cạnh đó, quản lý và phát triển đô thị có chuyển biến tích cực, các quy hoạch xây dựng và phát triển nhà ở được quan tâm đẩy nhanh tiến độ, hạ tầng đô thị được duy trì tốt; hoàn thành phê duyệt 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô, tiếp tục chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thưc hiện các quy hoạch phân khu khác như Quy hoạch phân khu đô thị hai bên sông Hồng, Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống… Đến nay, toàn Thành phố đã có 13/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 368/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 96,3%), 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Ngày làm việc đầu tiên, Kỳ họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến. |
Các hoạt động văn hóa, xã hội được duy trì phù hợp với điều kiện diễn biến dịch Covid-19. Trật tự an toàn xã hội được tăng cường, các sự kiện chính trị lớn trên địa bàn được tổ chức thành công và tuyệt đối an toàn. Thành phố đã củng cố quốc phòng, đảm bảo tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiếp tục tăng cường và mở rộng quan hệ quốc tế, thúc đẩy đối ngoại toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa… từng bước nâng cao vị thế Thủ đô, thúc đẩy thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, quảng bá, phát triển du lịch và dịch vụ.
Hiện, tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn ổn định, các quận, huyện chủ động đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho các khu vực phong tỏa, cách ly y tế; nguồn cung hàng hóa tại các hệ thống phân phối như chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… dồi dào, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, đồng bộ giữa cải cách thủ tục và cải cách bộ máy, thể chế; kỷ cương hành chính được củng cố; chất lượng thực thi pháp luật được nâng cao…
Với mục tiêu phấn đấu đạt cao nhất chỉ tiêu kế hoạch năm 2021, Thành phố xác định thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp. Tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, chung sức đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân Thủ đô trong công tác phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19 với phương châm “5K + vắc xin + thuốc điều trị + công nghệ”; thiết lập trạng thái “bình thường mới” để ổn định đời sống nhân dân và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn. Duy trì tốt các hoạt động văn hóa, thông tin, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch.
Trong đó, về phát triển kinh tế, Thành phố sẽ triển khai đồng bộ các biện pháp duy trì, phục hồi phát triển kinh tế; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất kinh doanh gắn với triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Tin khác
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44