Cuối năm gian nan tìm người giúp việc

(LĐTĐ) Thông thường cứ vào mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tìm người giúp việc lại tăng cao khiến các gia đình gian nan hơn trong việc tìm kiếm người giúp việc. Dịp Tết Nhâm Dần này, tình trạng khan hiếm người giúp việc càng trở nên trầm trọng khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, nhiều lao động về quê, không muốn lên Hà Nội làm việc. Nhiều gia đình rơi vào tình cảnh bí bách, không biết trông chờ vào ai...
Vật vã tìm người giúp việc gia đình sau Tết Nguyên đán Chật vật tìm người giúp việc sau Tết Cẩn thận khi tìm người giúp việc qua mạng

Gian nan tìm người giúp việc

Những ngày giữa tháng Chạp năm Tân Sửu, chị Nguyễn Thị Ngọc ở phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng lúc nào cũng trong tình trạng tất tả, bận rộn. “Công việc cuối năm ở cơ quan thì nhiều, nhà có ông nội ốm nằm một chỗ cần người chăm sóc, con nhỏ lại không đến trường, tôi không sao xoay sở được”, chị Ngọc cho biết.

Cuối năm gian nan tìm người giúp việc
Khách hàng giao dịch tại Công ty Giới thiệu người giúp việc Hồng Doan (quận Cầu Giấy).

Chạy đôn đáo tìm người giúp việc, hết nhờ người quen giới thiệu lại đến các Trung tâm giúp việc mà vẫn chưa được như ý. “Người thì đòi mức lương quá cao 8-9 triệu đồng/tháng, người thì kén việc, không muốn chăm con nhỏ, người ốm nên không nhận làm. Tôi đã để lại số điện thoại tại nhiều trung tâm giúp việc nhưng chưa thấy đâu gọi”, chị Ngọc cho biết.

Trong khi đó, gia đình chị Nguyễn Mai Lan - khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, cũng đang trong tình trạng “đỏ mắt” tìm người giúp việc. “Người giúp việc cũ đã ở cùng gia đình nhiều năm, rất quen việc, nhưng vừa rồi dịch bệnh phức tạp, bà ấy về quê tránh dịch rồi không quay lại nữa”, chị Mai Lan kể. Sau đó, chị Lan đã tìm được một người giúp việc mới nhưng chưa được bao lâu thì người này phải cách ly do liên quan đến ca bệnh F0. Cực chẳng đã, chị đành tìm người giúp việc theo giờ với giá 100.000 đồng/giờ.

Chia sẻ nỗi niềm với các chủ nhà, chị Trần Thị Hoa, người giúp việc quê ở tỉnh Phú Thọ cho biết, chị làm nghề giúp việc đã 15 năm và gắn bó, yêu thích nghề. Tuy nhiên, giai đoạn dịch Covid-19 lần này kéo dài, dịch bệnh lại phức tạp nên chị quyết định về quê nghỉ ngơi. “Dù nhiều người quen điện thoại, giục tôi lên làm việc dịp Tết nhưng tôi đã xa nhà, không ăn Tết cùng con cháu nhiều năm nên năm nay quyết tâm nghỉ một cái Tết”, chị Hoa cho biết.

Chọn nghề giúp việc đã lâu nên chị Lê Thu Huyền, nhà ở huyện Hoài Đức đã quá quen với việc “chạy sô” làm giúp việc theo giờ ngày Tết. Tuy nhiên, năm nay dịch bệnh phức tạp nên chị Huyền đã chủ động “co” thời gian làm việc lại, chỉ làm cho các gia đình thân quen nhiều năm và bảo đảm gia đình đó không nằm trong “vùng cam”.

Cầu tăng, cung giảm

Trong năm 2021, nhiều ngành nghề phải tạm dừng hoạt động do dịch bệnh, tuy nhiên nghề giúp việc vẫn chưa bao giờ hết “nóng”. Thậm chí, do quá khan hiếm nguồn cung, trong khi nhu cầu lớn nên mức lương giúp việc tăng hơn so với năm trước.

Theo khảo sát tại các trung tâm giúp việc trên địa bàn Hà Nội, mức lương trung bình của người giúp việc nhà hiện nay là 7-8 triệu đồng/tháng, cao hơn so với đầu năm với mức trung bình 6-6,5 triệu đồng/tháng. Tương tự, nếu trước đây giá lương giúp việc theo giờ trung bình 40.000-60.000 đồng/giờ thì nay là 50.000 đồng - 80.000 đồng/giờ.

Bà Lê Thị Hạnh - Giám đốc điều hành Công ty Giúp việc Đức Hạnh (số 3, ngõ 63/212/8 đường Phú Mỹ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) cho biết, mỗi ngày trung tâm tiếp nhận 30-40 cuộc gọi từ khách hàng để tìm người giúp việc. Tuy nhiên, trung tâm chỉ đáp ứng được 3-5 hợp đồng mỗi ngày, đạt 10% so với nhu cầu. Bà Hạnh cho biết, lao động đã hiếm, lại thiếu trầm trọng người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, song không vì lợi nhuận mà trung tâm tuyển dụng lao động không có tay nghề để giới thiệu cho khách hàng.

Công ty Hồng Doan (Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) cũng là đơn vị chuyên giới thiệu người giúp việc, Giám đốc Công ty Nguyễn Thị Hồng Doan thông tin, mỗi ngày có đến 50-60 khách hàng điện thoại tìm người giúp việc nhưng trung tâm chỉ đáp ứng được khoảng 4-5 người/ngày. Nhiều người ở quê sợ không dám đi làm vì lo ngại dịch bệnh nên nguồn cung lao động giúp việc dịp cuối năm này kém hơn hẳn các năm trước dù nhiều gia đình sẵn sàng trả giá cao hơn.

Tại các trang, hội, nhóm trên mạng xã hội như: Hội tìm người giúp việc nhà và trông trẻ Hà Nội, Hội tìm người giúp việc… luôn có hàng trăm người có nhu cầu tìm kiếm người giúp việc cuối năm. Song, hầu như các tìm kiếm đều nhận được rất ít phản hồi từ phía người giúp việc; trong khi đó thực tế lại có tình trạng nhiều người giúp việc sẵn sàng “nhảy việc” khi có người trả lương cao hơn. Các trường hợp này phần lớn là do chủ nhà và giúp việc chỉ thỏa thuận miệng, không ký hợp đồng nên khó giữ người ở lại.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Thị Thanh Liễu, Điều 89 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động nêu rõ, người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động bằng văn bản. Do vậy, nếu thực hiện tốt quy định này sẽ ràng buộc trách nhiệm cả hai bên và góp phần hạn chế tình trạng nêu trên./.

Tú Anh - Kim Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận và đại diện tổ chức Công đoàn, công nhân lao động và doanh nghiệp.
Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/4, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Công đoàn Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức Hội nghị Gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ Công đoàn chuyên trách ngành Đường sắt đã nghỉ hưu, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).

Tin khác

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động