Công tác Thi hành án dân sự về việc và tiền đạt cao nhất từ trước đến nay
Thu hồi hơn 10.000 tỷ đồng trong các vụ án tham nhũng, kinh tế Công tác tư pháp 6 tháng đầu năm đạt nhiều kết quả tích cực |
Sáng 7/10, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo thông tin về một số kết quả công tác tư pháp quý III và nhiệm vụ trọng tâm công tác quý IV/2024. Đáng quan tâm, công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính thời gian qua tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó, kết quả thi hành án dân sự về việc và về tiền cao nhất từ trước đến nay.
Cụ thể, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý cho biết, qua bước đầu thống kê từ kết quả thi hành án của các địa phương cho thấy, đã thi hành xong hơn 621.568 việc, tăng 45.901 việc (tăng 7,97%) so với cùng kỳ năm 2023; đạt tỉ lệ 83,86% (tăng 0,62%) so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn 0,61% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao trên 83,25%.
Về tiền, đã thi hành xong hơn 117.349, 257 tỷ đồng, tăng hơn 27.843,730 tỷ đồng (tăng 31,11%) so với cùng kỳ năm 2023; đạt tỉ lệ 51,46% (tăng 5,01%) so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn 5,01% so với chỉ tiêu của Tổng cục giao trên 46,45%.
Toàn cảnh buổi họp báo. |
Kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 9.211 việc với hơn 22.000 tỷ đồng.
Về kết quả thi hành án hành chính, trong 12 tháng năm 2024, tổng số bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính có nội dung phải thi hành là 1.973 bản án, tăng 599 bản án so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 73.7%). Số bản án Tòa án đã ra quyết định buộc thi hành án hành chính là 652 bản án.
Kết quả, các cơ quan hành chính nhà nước đã thi hành xong 896/1.973 bản án, quyết định (tăng 314 bản án, quyết định so với cùng kỳ năm 2023); số bản án bị hủy, hoãn, tạm đình chỉ thi hành: 11 bản án; số bản án đang tiếp tục thi hành: 1.066 bản án, chủ yếu là các bản án mới phát sinh trong năm 2023 và năm 2024.
Trong 3 tháng cuối năm, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý cho biết, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục tổ chức, thi hành các vụ án, vụ việc lớn, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; chỉ đạo tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2024 và giao chỉ tiêu thi hành án năm 2025.
Đồng thời, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Bộ Tư pháp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp...
Ông Nguyễn Thắng Lợi trả lời tại cuộc họp báo. |
Trả lời tại buổi họp báo về việc thu hồi tài sản của các vụ án tham nhũng, ông Nguyễn Thắng Lợi - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp cho biết, thời gian qua, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ hoàn thiện thể chế đảm bảo rõ ràng, minh bạch đến trong chỉ đạo điều hành phải có đổi mới đột phá, hằng tuần, hằng tháng yêu cầu báo cáo về thi hành án kinh tế, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tăng cường kiểm tra giám sát... Vì vậy, năm nay việc thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế tham nhũng đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay.
Cũng theo ông Nguyễn Thắng Lợi, liên quan đến việc thi hành án của vụ Tân Hoàng Minh, đến nay, tổng số tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại là 8.547/8.644 tỷ đồng, số bị hại đã được bồi thường là trên 6.407/6.630 bị hại.
Với vụ Tập đoàn FLC, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã có bản án sơ thẩm, Cơ quan thi hành án đang tiếp tục theo sát tiến trình tố tụng, khi án được thi hành sẽ cố gắng triển khai đạt kết quả cao nhất.
Về bài học kinh nghiệm từ các vụ án lớn để giải quyết với vụ án Vạn Thịnh Phát, ông Nguyễn Thắng Lợi cho biết, vụ án Vạn Thịnh Phát là vụ việc cực kỳ phức tạp với giá trị lớn, số lượng người bị hại, nhà đầu tư trái chủ lớn.
Từ kinh nghiệm thi hành án vụ án Tân Hoàng Minh và các vụ án về tham nhũng, kinh tế khác, Tổng cục Thi hành án dân sự thấy cần phải làm một số nội dung quan trọng.
Trong đó, Tổng cục Thi hành án dân sự chỉ đạo các Cục Thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án phải chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, trong tiếp nhận vật chứng; rà soát chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thụ lý, tổ chức thi hành án ngay khi bản án có hiệu lực ở cả trong 2 giai đoạn 1 và 2 như chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị thi hành án, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tin khác
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành VHTTDL phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025
Tin mới 18/12/2024 16:52
Đồng Nai: Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2024 đạt hơn 260.000 tỷ đồng
Tin mới 17/12/2024 19:18