Công đoàn Thủ đô tích cực góp phần ổn định quan hệ lao động
Thích ứng với tình hình để linh hoạt trong triển khai Khi Công đoàn dang rộng vòng tay yêu thương Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh |
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, sản xuất cầm chừng; trên 80.000 NLĐ bị mất hoặc thiếu việc làm, thu nhập giảm sút, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của NLĐ, đặc biệt là lao động đang thuê trọ trong các khu nhà trọ, lao động trong các doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, lao động trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ, vận tải, cơ sở giáo dục ngoài công lập...
Trước thực trạng đó, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động như tổ chức “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, “Siêu thị 0 đồng”, “Túi an sinh Công đoàn”… để kịp thời hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch, giúp NLĐ yên tâm phòng, chống dịch, ổn định cuộc sống và tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra.
Trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, LĐLĐ Thành phố đã triển khai 95 chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng” để kịp thời hỗ trợ trên 46.000 “Túi An sinh Công đoàn” cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch |
Theo thống kê của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 và trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, LĐLĐ Thành phố đã triển khai 95 chuyến “Xe buýt siêu thị 0 đồng” để kịp thời hỗ trợ trên 46.000 “Túi An sinh Công đoàn” (gồm lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu) cho đoàn viên, NLĐ tại 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
LĐLĐ Thành phố cũng đã chỉ đạo các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công bố số điện thoại đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận thông tin cần hỗ trợ từ NLĐ; mỗi đơn vị tổ chức ít nhất 01 “Siêu thị 0 đồng” hoặc “Ô tô siêu thị 0 đồng” để hỗ trợ khẩn cấp “Túi An sinh Công đoàn” cho NLĐ gặp khó khăn tại các khu nhà trọ, doanh nghiệp bị ngừng việc do dịch Covid-19.
Ngay sau chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố, đã có 33 đơn vị tổ chức các “Chuyến xe siêu thị 0 đồng”, 9 đơn vị đã triển khai mô hình “Siêu thị 0 đồng” và 22 đơn vị triển khai các hình thức hỗ trợ khác để vận chuyển hàng hóa, hỗ trợ khẩn cấp “Túi An sinh Công đoàn” cho trên 33.000 đoàn viên, NLĐ gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch.
Lũy kế từ ngày 27/4 đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai các hoạt động chăm lo, hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; hỗ trợ các trường hợp F0, F1, F2, lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi; thăm hỏi các lực lượng tuyến đầu và ủng hộ “Quỹ vắc xin”, “Quỹ phòng, chống dịch Covid-19” Thành phố… với số tiền gần 170 tỷ đồng, trong đó có hơn 104 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.
Là một trong những lao động bị ảnh hưởng bởi dịch được Công đoàn chăm lo, hỗ trợ, chị Nguyễn Thị Chung, NLĐ của Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O chia sẻ, trước những tác động của dịch Covid-19, để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã phải cho người lao động làm luân phiên. Từ khi làm luân phiên, thu nhập của chị giảm còn khoảng hơn 4 triệu/tháng. Do ảnh hưởng của dịch nên chồng chị phải nghỉ làm và không có thu nhập. Cả gia đình 6 người chỉ trông chờ vào đồng lương ít ỏi của chị để duy trì cuộc sống sinh hoạt.
Với sự quan tâm vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự tham gia tích cực và hiệu quả của tổ chức Công đoàn, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố đến nay vẫn ổn định. |
“Trong lúc khó khăn, công ty và các cấp Công đoàn đã có sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời. Tôi thực sự rất xúc động và biết ơn. Đây chính là “liều thuốc tinh thần” giúp tôi vượt qua khó khăn, tiếp tục duy trì cuộc sống, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch và gắn bó với doanh nghiệp để cùng nhau vượt qua khó khăn của dịch bệnh”, chị Chung bày tỏ.
Ông Đỗ Đức Lực, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH Thương Mại Hà Phát cho biết, trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, công ty tạm dừng hoạt động, toàn bộ 160 NLĐ của công ty tạm nghỉ. Trước những khó khăn của NLĐ, công ty đã có nhiều hoạt động để hỗ trợ, giúp NLĐ giảm bớt khó khăn, duy trì cuộc sống. Ngoài ra, lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội cũng đã trực tiếp đến thăm, động viên và trao hỗ trợ “Túi An sinh Công đoàn” cho NLĐ của công ty. Nhờ đó, đã giúp NLĐ yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, tình hình quan hệ lao động tại doanh nghiệp cũng được giữ ổn định.
Cùng với việc triển khai các hoạt động hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tích cực, chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền, thực hiện chính sách hỗ trợ NLĐ, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 3642 của Ủy ban nhân dân Thành phố; phối hợp với người sử dụng lao động sắp xếp lại phương án sản xuất, phương án lao động phù hợp với tình hình phòng, chống dịch cũng như quy định của pháp luật lao động.
Có thể khẳng định, với sự quan tâm vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự tham gia tích cực và hiệu quả của tổ chức Công đoàn, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố đến nay vẫn ổn định, không có hiện tượng đình công, ngừng việc xảy ra; phần lớn các doanh nghiệp đã thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với NLĐ bị ngừng việc, mất việc làm; người lao động đã nhận thức và chia sẻ với khó khăn, đồng hành cùng với doanh nghiệp vượt qua đại dịch, yên tâm tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tổ chức Công đoàn.
Theo ông Nguyễn Phi Thường - Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, thời gian tới, trong bối cảnh vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch, vừa phục hồi sản xuất kinh doanh, các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh; ổn định đời sống, việc làm của NLĐ; vận động NLĐ tích cực thi đua lao động sản xuất giỏi để góp phần cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn Thủ đô tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ khó khăn; tăng cường nắm bắt tình hình quan hệ lao động, tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, nhất là ở những khu vực đông công nhân lao động như khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong thời gian hậu giãn cách; tăng cường chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ... Qua đó, tiếp tục góp phần ổn định quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Hoạt động 19/12/2024 20:37
Thực sự là Tổ chức không thể thiếu
Hoạt động 19/12/2024 17:34
Đổi mới hoạt động chăm lo
Hoạt động 19/12/2024 10:49
Nỗ lực, quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn
Hoạt động 18/12/2024 19:04
Lan tỏa những giá trị nhân văn và tình yêu thương trong cộng đồng
Hoạt động 17/12/2024 16:18