Công an Hà Nội căng mình triển khai cấp Giấy đi đường cho người dân

(LĐTĐ) Ngày 6/9 Công an thành phố Hà Nội duy trì và tăng cường các lực lượng cắm chốt, các tổ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra - vào Vùng 1. Các lực lượng tích cực tuyên truyền, xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch, đồng thời nỗ lực triển khai cấp Giấy đi đường có mã QR-Code nhận diện trong Vùng 1 cho các cơ quan đơn vị, cá nhân trên địa bàn thành phố.
Thế nào là dịch vụ công ích thiết yếu? Những “lá chắn thép” canh giữ bình yên cho Thủ đô

Chủ động phân luồng, siết chặt kiểm soát

Từ 6h sáng ngày 6/9 tại 39 chốt kiểm soát người và phương tiện ra - vào Vùng 1 do Công an thành phố Hà Nội phối hợp với các cơ quan chức năng đã tăng cường các lực lượng cắm chốt, các tổ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát gắt gao nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp người dân vi phạm quy định về phòng, chống dịch; tiếp tục kiểm soát tại các chốt ra - vào thành phố.

Ngay từ sáng sớm, tại Chốt kiểm soát Cầu Thăng Long đường Võ Văn Kiệt (lối rẽ vào Khu công nghiệp Bắc Thăng Long), Thiếu tá Nguyễn Duy Linh và các đồng đội tích cực kiểm soát chặt chẽ tất cả người và phương tiện được vào, ra phân vùng 1; bảo đảm an ninh, trật tự; hướng dẫn, phân luồng giao thông; dừng phương tiện, đo thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế; kiểm tra giấy đi đường do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.

Tương tự, phía bên kia trên đường Võ Văn Kiệt - đường 23A (lối rẽ vào xã Hải Bối, huyện Đông Anh), chốt kiểm soát người và phương tiện di chuyển từ trong nội thành ra ngoại thành, người và phương tiện đi qua hai chốt đều được yêu cầu dừng xe, kiểm tra nhanh giấy tờ tuỳ thân, giấy đi đường. Tổ công tác kiểm tra nhắc nhở, tuyên truyền những người ra đường thuộc nhóm được phép nhưng chưa có giấy đi đường theo quy định mới.

Tích cực tuyên truyền, nỗ lực triển khai cấp Giấy đi đường mẫu mới
Chốt kiểm soát Cầu Thăng Long đường Võ Văn Kiệt kiểm soát người và phương tiện di chuyển từ trong nội thành ra ngoại thành

Còn tại các tuyến đường nội đô, trên những tuyến đường chính Nguyễn Văn Cừ từ quận Long Biên sang quận Hoàn Kiếm, hai đầu tuyến đường Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm) lên cầu Chương Dương, đường Minh Khai, Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng) hướng về cầu Vĩnh Tuy, đường Phú Diễn từ Quốc lộ 32 vào nội thành… vẫn còn nhiều người ra đường. Các chốt trực với hàng rào kéo dài cả trăm mét để kiểm soát phương tiện tránh gây ùn ứ tại chốt.

Thiếu tá Tạ Xuân Hậu, chốt trưởng chốt trực trên đường Trần Nhật Duật hướng lên cầu Chương Dương thông tin, đa số người ra đường kiểm tra có giấy đi đường hợp lệ nhưng đều được tuyên truyền về chủ trương mới và khuyến cáo không ra đường trong thời gian tới chung tay cùng lực lượng chức năng phòng chống dịch.

Cách đó không xa, chốt trực trên phố Nguyễn Văn Cừ bố trí cách cầu khoảng 200m để bảo đảm phương tiện không bị dồn cục bộ. Theo ghi nhận, mật độ giao thông qua cầu Chương Dương hướng từ Long Biên sang nội đô ghi nhận ở mức cao hơn so với các ngày khác trong tuần. Đội Cảnh sát giao thông số 1 - Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã lập 3 chốt kiểm soát, 2 chốt đặt lối lên xuống cầu Chương Dương phía quận Hoàn Kiếm và 1 chốt trên phố Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, theo phương án đặt barie tách làm 3 làn phương tiện, các lực lượng phụ trách tiến hành kiểm tra giấy đi đường nhanh nhất.

Tích cực tuyên truyền, nỗ lực triển khai cấp Giấy đi đường mẫu mới
Công an thành phố Hà Nội tăng cường cán bộ trực tại các chốt kiểm soát cửa ngõ ra - vào nội thành

Trên tuyến đường Nguyễn Trãi sáng nay có hiện tượng ùn ứ cục bộ vào giờ cao điểm. Tại đây, do mật độ phương tiện tham gia giao thông khá cao, Công an thành phố Hà Nội đã bố trí Đội Cảnh sát giao thông số 7 phối hợp với Tổ công tác của Công an quận Thanh Xuân và Tổ công tác 141 cùng triển khai kiểm soát, để giảm tải ùn tắc và kịp thời phân luồng giao thông.

Trung tá Nguyễn Đức Thắng, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 7 cho biết, do hôm nay là ngày đầu tuần, nhiều người có công việc vẫn sử dụng giấy đi đường cũ để tham giao giao thông, cùng với đó, tại ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, đèn tín hiệu giao thông có thời gian chờ đèn đỏ lên đến 90 giây, khi đèn xanh bật lên rất nhiều người di chuyển cùng lúc, do đó có hiện tượng ùn ứ vào giờ cao điểm sáng nay. Tuy nhiên, các lực lượng cắm chốt vẫn bảo đảm vừa kiểm soát 100% phương tiện, vừa phân luồng giao thông.

Trong khi đó, chiều cùng ngày 6/9, tại chốt kiểm soát nơi giáp ranh giữa thành phố Hà Nội và huyện Chương Mỹ trên quốc lộ 6, một trong những tuyến đường huyết mạch với nhiều khu, cụm công nghiệp đang hoạt động, mật độ giao thông ghi nhận ở mức bình thường. Các lực lượng chức năng ứng trực tại đây siết chặt kiểm soát tất cả phương tiện giao thông qua chốt theo đúng quy định hiện hành, kể cả xe cứu thương.

Tích cực tuyên truyền, nỗ lực triển khai cấp Giấy đi đường mẫu mới
Lực lượng chức năng vừa kiểm soát vừa tuyên truyền nhắc nhở người dân

Theo Thượng tá Nguyễn Thành Trung, Phó trưởng Công an huyện Chương Mỹ, Công an huyện luôn bám sát các chỉ đạo của Thành phố, huyện. Đồng thời hiểu rõ tính chất quan trọng của đợt giãn cách xã hội từ ngày 6/9 đến 21/9, yêu cầu các lực lượng tiếp tục siết chặt kiểm soát, không chủ quan lơ là để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Theo Công an thành phố Hà Nội, trước mắt, trong 2 ngày đầu, các lực lượng chủ yếu kiểm tra để tuyên truyền các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tự giác chấp hành; đồng thời, rà soát đánh giá, cần thiết điều chỉnh vị trí bố trí các chốt, tổ chức lại phân làn, phân luồng giao thông.

Nỗ lực triển khai cấp Giấy đi đường mẫu mới

Theo ghi nhận trong ngày hôm nay, đa số người dân đồng tình ủng hộ việc kiểm tra, tuyên truyền, nhắc nhở người dân tại các chốt kiểm soát. Chị Thủy, hiện đang làm việc trong một công ty cung ứng thuốc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm cho biết, do thay đổi quy định về giấy đi đường vào những ngày cuối tuần nên việc lực lượng chức năng nhắc nhở, giải thích cho người đi đường hiểu quy định mới là hoàn toàn hợp lý.

Tương tự, chị Hồng giảng viên một trường Đại học trên địa bàn quận Đống Đa cho rằng, để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống về trạng thái bình thường mới, các cơ quan chức năng cần siết chặt Giấy đi đường, người dân nên tuyệt đối tuân thủ các quy định. Bởi mọi chủ trương, chính sách nếu không có sự ủng hộ, đồng lòng của người dân thì không thể thực hiện tốt được.

Tích cực tuyên truyền, nỗ lực triển khai cấp Giấy đi đường mẫu mới
Một số tuyến đường đông hơn so với ngày thường. (Ảnh: Viết Niệm)

Thiếu tá Phạm Văn Chiến, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 6, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, để bảo đảm kiểm soát 100% người và phương tiện lúc cao điểm, tổ công tác đã phân làn từ xa, giảm tải người và phương tiện dồn về cùng lúc.

"Hiện nay, có tình trạng một số công ty, doanh nghiệp không kinh doanh hàng thiết yếu lợi dụng việc cấp Giấy đi đường để cấp cho nhân viên, do đó một trong những biện pháp giải quyết triệt để hiện tượng ùn ứ là việc rà soát cấp giấy đi đường theo nhóm đối tượng mà Công an thành phố đang triển khai", Thiếu tá Phạm Văn Chiến nhấn mạnh.

Đối với công tác cấp giấy đi đường, Công an thành phố đang tập hợp, rà soát danh sách của các sở, ngành gửi về. Sau khi rà soát, Công an thành phố sẽ đối chiếu lại đối tượng, khi thấy đúng thành phần sẽ triển khai cấp theo hướng dẫn mới.

Tích cực tuyên truyền, nỗ lực triển khai cấp Giấy đi đường mẫu mới
Mẫu Giấy đi đường có mã QR code. (Ảnh: Trung Kiên)

Tại trụ sở UBND phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, ngay từ sáng sớm 6/9, các cán bộ, chiến sỹ Công an phường đã bắt đầu cấp giấy đi đường cho các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.

Công an phường khẩn trương rà soát đối tượng được cấp giấy, yêu cầu người dân kê khai đúng hướng dẫn của biểu mẫu đã được Công an thành phố Hà Nội hướng dẫn để nhanh chóng trả lời yêu cầu của công dân.

Ông Nguyễn Đắc Long, Chủ tịch UBND phường Trung Văn cho biết, thực hiện chủ trương của UBND thành phố Hà Nội, phường đã cử cán bộ phối hợp với Công an phường chuẩn bị cơ sở kỹ thuật, triển khai xét duyệt, cấp Giấy đi đường có mã nhận diện, thẻ đi mua hàng thiết yếu cho người dân theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.

Tích cực tuyên truyền, nỗ lực triển khai cấp Giấy đi đường mẫu mới
Phòng Cảnh sát Giao thông duyệt cấp giấy đi đường. (Ảnh: Trung Kiên)

Theo quy định về quy trình xét duyệt, cấp Giấy đi đường tại vùng 1 đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, Công an thành phố Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm cấp giấy đi đường cho 2 nhóm gồm: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu.

Nhóm này sẽ được Phòng Cảnh sát Giao thông duyệt cấp giấy đi đường. Với cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu, thẩm quyền cấp giấy đi đường cho nhóm này thuộc về Công an xã, phường, thị trấn. Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai 100% lực lượng làm nhiệm vụ.

Ghi nhận tại Đội Quản lý xe thuộc Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an thành phố Hà Nội, có địa chỉ ở 342B phố Thái Hà, phường Trung Liệt (Đống Đa, Hà Nội), các cán bộ, chiến sỹ đang khẩn trương thực hiện tác thao tác xét duyệt, cấp giấy đi đường có mã QR-Code nhận diện cho người dân, doanh nghiệp.

Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, 54 cán bộ, chiến sỹ sẽ ăn nghỉ tại chỗ, chia ca làm việc 24/24 giờ để phục vụ việc cấp giấy đi đường cho người dân, doanh nghiệp được nhanh chóng, thuận tiện nhất.

Tích cực tuyên truyền, nỗ lực triển khai cấp Giấy đi đường mẫu mới
Công an thành phố Hà Nội tích cực tuyên truyền, nỗ lực triển khai cấp Giấy đi đường mẫu mới. (Ảnh: Trung Kiên)

Theo Phòng Cảnh sát Giao thông, quy trình thực hiện xét duyệt cấp giấy đi đường được thực hiện khá nhanh, chỉ mất từ 3-5 phút là việc cấp giấy được hoàn thành. Đến nay, những giấy đi đường được cấp nhiều nhất ở Phòng Cảnh sát Giao thông là của các đơn vị thuộc ngành Công Thương, Giao thông, Nông nghiệp... Giấy đi đường của từng cơ quan, đơn vị sẽ được lực lượng Cảnh sát Giao thông dẫn đoàn vận chuyển đến từng sở, ngành.

Để tiếp tục đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, Phòng Cảnh sát giao thông và công an các phường, xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đã và đang làm việc khẩn trương để cấp giấy đi đường có mã nhận diện, thẻ đi mua hàng thiết yếu cho tổ chức, cá nhân Vùng 1 theo đúng quy trình hướng dẫn.

Thiếu tá Đào Việt Long, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông cho biết, từ đêm 5/9 đến thời điểm 17h ngày 6/9, qua rà soát các yêu cầu gửi đến, Công an thành phố đã cấp được hơn 8 vạn giấy đi đường, riêng Phòng Cảnh sát giao thông cấp 5,6 vạn giấy, bảo đảm đúng đối tượng.

Từ ngày 5/9, để phục vụ tối đa việc hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục đăng ký Giấy đi đường theo quy trình xét duyệt, cấp Giấy đi đường, Thẻ đi mua hàng thiết yếu tại vùng 1 (phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19), ngoài số hotline đang sử dụng là 069.219.4299, Công an thành phố Hà Nội cung cấp thêm 2 số hotline là 069.219.4295 và 069.219.4296.

Người dân liên hệ 3 số điện thoại trên để được hướng dẫn, giải đáp kịp thời.

Công an Thành phố đăng tải các hệ thống biểu mẫu trên Cổng Thông tin điện tử Thành phố, Cổng giao tiếp Thành phố và Cổng Thông tin điện tử Công an Thành phố.

Đề nghị cá nhân sau khi được cấp Giấy đi đường/ Thẻ đi mua hàng thiết yếu chủ động khai báo y tế qua website: https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn trước khi ra đường, tham gia giao thông.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thực hiện một số nhiệm vụ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư đã kéo dài, chậm triển khai.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình đối ngoại nhân dân năm 2024, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với Công ty ViMariel - CTCP doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại Cuba.
Xem thêm
Phiên bản di động