Cố nhà văn Lộng Chương: Cây đại thụ sân khấu nước nhà

Tối ngày 7/1, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố tác giả, nhà văn, nhà viết kịch Lộng Chương, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đoàn kịch LucTeam đã công diễn thành công vở hài kịch “Quẫn” như lời tri ân với những công lao to lớn của ông dành cho nền sân khấu nước nhà.
cay dai thu san khau nuoc nha "Chào 2018": Bữa tiệc âm nhạc truyền cảm hứng với một dàn sao
cay dai thu san khau nuoc nha Rối cạn kết hợp rối nước chào năm mới 2018
cay dai thu san khau nuoc nha Vở kịch "Dã Tràng" xuất ngoại tới sân khấu quốc tế
cay dai thu san khau nuoc nha Luồng gió mới cho sân khấu kịch Thủ đô

Con người đa tài

Nhà viết kịch Lộng Chương tên thật là Nguyễn Văn Hiền, sinh ngày 5/2/1918 tại Hàng Bạc, Hà Nội (quê gốc Hải Dương). Trước năm 1945, ông là công chức đơn thuần. Cách mạng tháng Tám thành công, theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông tình nguyện tham gia kháng chiến, chuyển sang hoạt động sân khấu. Năm 1957, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Ông mất năm 2003, để lại hàng trăm kịch bản sân khấu nổi tiếng, nhiều tiểu thuyết, bài viết, sách về lý luận phê bình sân khấu.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trí Trắc đánh giá, nhà viết kịch Lộng Chương là con người đa tài, kỳ diệu. Bởi, ông không hề được học ở trường nghệ thuật sân khấu nào nhưng đã trở thành nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà viết kịch, đạo diễn, diễn viên, sáng lập nhiều ban kịch, nhiều đơn vị nghệ thuật chèo, kịch, cải lương và làm thầy cho nhiều nghệ sĩ trẻ trưởng thành.

Kịch bản của ông chủ yếu được ghi trên những vỏ bao chè mà có tới 140 tác phẩm. Trong đó, các kịch bản “Quẫn”, “A nàng”, “Cửa hé mở”, “Đôi ngọc lưu ly”, “Tình sử Loa Thành”… đẹp mãi trong lịch sử sân khấu Việt Nam. Các tác phẩm của ông, dù ngắn hay dài, dù là chèo hay kịch nói đều bám sát cuộc sống chính trị, đấu tranh quyết liệt với cái sai, cái xấu, cái ác, cái thấp hèn, lạc hậu…

cay dai thu san khau nuoc nha
Chân dung cố nhà viết kịch Lộng Chương.

NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cũng chia sẻ rằng, chỉ riêng với vở “Tình sử Loa Thành”, nhà viết kịch Lộng Chương đã giúp ông nhận thức nhiều điều về sự sáng tạo nghệ thuật. Năm 1978, kịch bản “Tình sử Loa Thành” được Đoàn Tuồng Bắc Trung ương, nay là Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng. Thời điểm này, tình hình biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc rất phức tạp. Khi sáng tác kịch bản này, tác giả đã mượn bi kịch Mỵ Châu – Trọng Thủy trong truyền thuyết để khai thác một cách tinh tế về sự vỡ mộng của kẻ chiến thắng nhờ sự phản bội, lọc lừa.

“Tình sử Loa Thành” khai thác rất nhiều trò diễn, nhiều khía cạnh tâm lý của nhân vật, không rập khuôn, bắt chước các “khuôn vàng thước ngọc” của sân khấu truyền thống. Khi dàn dựng, vở diễn đã thành công ngoài sức tưởng tượng của Đoàn Tuồng Bắc trung ương. Sau 30 năm, đến nay, vở diễn vẫn là bài học quý giá cho các thế hệ nghệ sĩ trong sáng tác kịch bản và việc nhận thức, kế thừa, phát triển nghệ thuật Tuồng truyền thống Việt Nam.

Làm mới vở “Quẫn”

Nhân dịp này, đạo diễn, nghệ sĩ Trần Lực và các học trò của anh đã biểu diễn vở diễn “Quẫn” để tri ân bậc tiền bối có nhiều đóng góp to lớn với sân khấu Việt Nam.Vở hài kịch “Quẫn” do cố tác giả Lộng Chương viết vào những năm 60 của thế kỷ trước kể câu chuyện về gia đình ông bà Đại Cát, một gia đình tư sản lâu đời trước chính sách công tư hợp doanh của nhà nước. Lo sợ khối tài sản lớn tích cóp bị mất trắng, ông bà Đại Cát tìm mọi cách để cất giấu và tẩu tán. Bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt về sự hám của từ hai vợ chồng ông bà Đại Cát đến bà mẹ Đại Lợi và em gái Đại Hưng của ông bà đều được phơi bày...

Tuy nhiên, khác với các “phiên bản” đã được dàn dựng trước đó với ngôn ngữ “Biểu hiện - Ước lệ” vở “Quẫn” của đạo diễn Trần Lực đã tạo ra một bộ mặt khác, hoàn toàn mới mẻ.Có thể nói, cùng với “Cơn ghen của Lọ Lem” và “Quẫn”, đạo diễn Trần Lực dường như đã đoạn tuyệt với hình thức sân khấu cũ đã trở nên già cỗi và đơn điệu. Anh tạo ra sự hấp dẫn bằng thứ ngôn ngữ sân khấu giản đơn và thậm chí hoang sơ.Ngoài ra, điều đặc biệt của vở “Quẫn” là đã được đạo diễn Trần Lực “thai nghén” và cho các diễn viên luyện tập trong thời gian dài.

Tại Liên hoan sân khấu thủ đô tháng 10/2016, “Quẫn” cũng đã đoạt Huy chương Bạc, Trương Mạnh Đạt đạt Huy chương Vàng cho vai Đại Cát, Nguyễn Phương My đạt Huy chương Bạc với vai Đại Lợi và Nguyễn Ngọc Trâm đạt Huy chương Bạc trong vai Đại Hưng, đạo diễn Trần Lực đạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất.Tuy nhiên ở lần tri ân nhà viết kịch Lộng Chương lần này các diễn viên của LucTeam đã mang đến những màu sắc hoàn toàn mới.

Theo NSƯT Trần Lực, sau một năm diễn lại, vở diễn có khác nhưng tinh thần chung vẫn như vậy. Nhưng cái khác lớn nhất là các diễn viên của LucTeam trưởng thành hơn với kỹ năng điêu luyện hơn, vở diễn cũng được bổ sung những mảng miếng công phu hơn. Những người đã từng xem “Quẫn” trước đây thì bây giờ xem lại sẽ thấy ngạc nhiên.Ngoài ra, điểm nhấn của vở “Quẫn” phiên bản “trưởng thành” còn là sự tham gia diễn xuất của NSND Lê Khanh đã đem lại cho khán giả yêu nghệ thuật sân khấu, không chỉ là sự thỏa mãn nhu cầu thưởng thức mà còn thỏa mãn cả sự kỳ vọng của khán giả về một ngôn ngữ nghệ thuật mới mẻ, hấp dẫn và hiện đại, đầy bất ngờ thú vị....

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, bên cạnh việc công diễn vở hài kịch “Quẫn”, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cũng đã tổ chức hội thảo “100 năm – Nhà viết kịch Lộng Chương” như một hoạt động để tri ân bậc tiền bối có nhiều đóng góp to lớn với sân khấu Việt Nam. Dịp này, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III đã trao tặng gia đình của nhà viết kịch Lộng Chương nhiều tư liệu quý về ông mà cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã sưu tầm, lưu giữ nhiều năm qua.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, qua những lần xin ý kiến, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung; lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV trưởng đội tuyển U23 Việt Nam

Ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV trưởng đội tuyển U23 Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 28/3/2024, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chính thức bổ nhiệm ông Hoàng Anh Tuấn làm huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển U23 Việt Nam tham dự Vòng chung kết Giải bóng đá U23 châu Á 2024.
Thành phố Vinh: Phụ huynh, học sinh áp lực trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Thành phố Vinh: Phụ huynh, học sinh áp lực trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Thành phố Vinh luôn là điểm nóng trong tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi này được đánh giá là căng thẳng hơn cả kỳ thi tuyển sinh vào đại học.
Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động