Cố họa sĩ Bùi Trang Chước: Người tạo hình Quốc huy
Đấu giá tác phẩm tâm đắc của họa sĩ Lê Thiết Cương làm từ thiện | |
Người nâng tầm chất liệu sơn ta trong hội họa | |
Avatar quốc kỳ Pháp phủ sóng mạng xã hội Facebook |
Họa sĩ Bùi Trang Chước (sinh ngày 21/05/1915, mất ngày 27/02/1992) quê ở làng Phú Xá, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), Hà Nội. Năm 1941, ông tốt nghiệp loại xuất sắc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và được mời về giảng dạy tại Trường Kiến trúc Đà Lạt.
Cố họa sĩ Bùi Trang Chước |
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, họa sĩ Bùi Trang Chước cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, tham gia kháng chiến và giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Hà Nội. Ông tiếp tục là một trong số ít những họa sĩ đầu tiên sáng tác tem thư và tiền giấy cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong những năm 1951 - 1952, do có biệt tài về đồ hoạ, ông được điều về vẽ giấy bạc ở Nhà in Ngân hàng. Đầu năm 1953, Nhà in Bộ Tài chính biệt phái ông sang Ban Pháp chế Phủ Thủ tướng làm nhiệm vụ sáng tác Bằng khen, Huân, Huy chương cho Chính phủ. Tại đây, ông bắt đầu tham gia cuộc vận động sáng tác mẫu Quốc huy Việt Nam được phát động tháng 6/1951.
Từ năm 1953 đến 1955, bằng tài năng và sự lao động miệt mài, nghiêm túc, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã có 94 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và hàng chục bản vẽ chì chi tiết những đối tượng mà ông muốn thể hiện trong mẫu Quốc huy. Từ những nghiên cứu đó, ông đã hoàn thành 15 bản vẽ mẫu Quốc huy đa dạng nhưng thống nhất về ý tưởng để gửi cấp trên lựa chọn. Đến tháng 10/1954, từ hơn 300 mẫu quốc huy của các hoạ sĩ tham gia, cuối cùng chỉ còn 15 mẫu của tác giả duy nhất là Bùi Trang Chước được lựa chọn trình Chính phủ để xin ý kiến.
Sau này, trong di bút của mình “Tôi vẽ mẫu Quốc huy” của hoạ sĩ Bùi Trang Chước viết ngày 26/ 4/1985, ông đã viết: “Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam cuối cùng của tôi hồi đó là trình bày theo hình tròn, hai bên chung quanh là các bông lúa Việt Nam có mấy bông lúa rủ vào bên trong ôm cái đe ở phía dưới, tượng trưng cho công nông nghiệp. Dưới đe là dải lụa sau này có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hai đầu dải lụa cuốn hai bên bông lúa từ dưới lên mỗi bên hai đoạn. Ở giữa phía trên trong nền là ngôi sao vàng, trên nền đỏ dưới ngôi sao gần giữa trung tâm nền là vòng cung mặt trời có tia chiếu sáng chung quanh, gợi lên hình ảnh của buổi bình minh. Toàn bộ Quốc huy tôi dùng hai màu vàng và đỏ, khi thực hiện sơn màu là sơn son thiếp vàng, màu cổ truyền hoành phi câu đối của dân tộc ta hay dùng”. Với phác thảo đó, họa sĩ đã gửi một bản trình lên Bác Hồ và được Bác góp ý kiến.
Từ những ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào mẫu vẽ số 1 - mẫu vẽ cuối cùng trong số 15 mẫu vẽ; “Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại” sau 3 lần chỉnh sửa, từ đầu năm 1955 đến tháng 9/1955, hoạ sĩ Bùi Trang Chước đã hoàn thành mẫu Quốc huy cuối cùng gồm 1 bản màu và 2 bản tách màu đen trắng.
Quốc huy Việt Nam, Biểu trưng Tổng liên đoàn và các mẫu huân chương do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ |
Về mẫu vẽ Quốc huy cuối cùng này, trong Di bút của mình, họa sĩ Bùi Trang Chước viết: “Mẫu Quốc huy lần này tôi cũng vẽ hình tròn, chung quanh 2 bên có thêm những bông lúa kéo dài lên trên tiếp giáp với nhau ở đỉnh trục đường vòng tròn, 2 bên vẫn giữ những bông lúa rủ xuống vào trong ôm lấy bánh xe thay cho cái Đe, ở phía dưới, giải lụa ở giữa có chữ “Việt Nam dân chủ cộng hoà”, hai đầu giải lụa vẫn quấn lên các bông lúa mỗi bên 2 đoạn, gốc các bông lúa bắt chéo nhau tạo thành đế Quốc huy thót 2 đầu cho gọn.
Phía bên trong nền là ngôi sao, dưới ngôi sao để trống cho thoáng, không có mặt trời và tia chiếu sáng chung quanh. Về màu sắc, riêng nền bên trong Quốc huy và giải lụa là màu đỏ, còn các hoạ tiết khác như các bông lúa, ngôi sao và bánh xe đều là màu vàng”.
Sau khi Quốc hội kỳ họp thứ 5 (9/1955) cho ý kiến chỉ đạo chỉnh sửa một ít chi tiết nhỏ và thông qua, do họa sĩ Bùi Trang Chước phải nhận nhiệm vụ tuyệt mật của Chính phủ sang Trung Quốc để vẽ và in tiền, việc chỉnh sửa một vài chi tiết (như việc kéo dài cuống các bông lúa từ đế thót thành đế choãi) đã được giao cho họa sĩ Trần Văn Cẩn thực hiện biên tập, chỉnh sửa.
Kể từ sau năm 1945, ngoài tác phẩm Quốc huy Việt Nam, ông còn là tác giả của rất nhiều các tác phẩm đồ họa khác đã và đang được nhà nước ta sử dụng như: Biểu trưng Tổng Công đoàn (Nay là Tổng Liên đoàn lao động); Các mẫu Huân huy chương, huy hiệu (Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, huân chương Độc lập, huân chương Lao động…); Tiền giấy; Hơn 40 bộ tem về lãnh tụ, về anh hùng dân tộc, về đấu tranh cách mạng, về xây dựng đất nước… như "Chân dung Hồ Chủ tịch và bản đồ Việt Nam" (1951), "Chiến thắng Điện Biên Phủ" (1954), "Mạc Thị Bưởi" (1956)… đều là những bộ tem có giá trị thẩm mỹ cao, được vẽ công phu, tỉ mỉ, đạt đến trình độ "bậc thầy" của ngành đồ họa, trong đó bộ tem vẽ chân dung anh hùng Mạc Thị Bưởi hiện đang được giới sưu tập tem ghi nhận là bộ tem Việt Nam có giá bán đắt nhất… ; Và, một điều mọi người ít được biết, mặt tiền trang trí Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chính là một sáng tác phẩm của ông.
Không chỉ là một họa sĩ đồ họa, với hội họa, họa sĩ Bùi Trang Chước cũng là một trong số ít tác giả tiên phong tìm tòi sáng tạo với loại tranh sơn khắc, một thể loại không mấy người dám dấn thân. Các tác phẩm sơn khắc của ông hầu hết hiện đã nằm trong Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia và trong các sưu tập tư nhân quốc tế.
Có thể nói, cả cuộc đời họa sĩ Bùi Trang Chước là một hành trình sáng tạo không mệt mỏi, là một biểu tượng cho sự dâng hiến hết mình của người nghệ sỹ. Ghi nhận tài năng và công lao của họa sĩ Bùi Trang Chước, Đảng và Nhà nước ta đã trao tặng họa sĩ những phần thưởng xứng đáng. Đó là Huân chương Lao động hạng Nhì; Huân chương Lao động hạng Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.
Ông cũng được Trung tâm tiểu sử quốc tế Cambridge của Liên hiệp Vương quốc Anh vinh danh vì sự nghiệp cống hiến của ông trong hội họa, có tên trong danh sách “Danh nhân quốc tế” của tổ chức Who’s Who (Ai là Ai) xuất bản lần thứ 13 (năm 1999) và trong danh sách “Những người xuất chúng vì quốc tế” xuất bản lần thứ 7 (năm 1998). Ngoài ra ông còn được Nhà nước Dân chủ nhân dân Lào tặng Huân chương ISALA cao quý.
Một số tác phẩm của cố họa sĩ Bùi Trang Chước. Ảnh do gia đình họa sỹ cung cấp:
Mẫu tem Việt Nam do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ. |
Mẫu giấy bạc năm 1958 |
Trang trí khánh tiết Lễ đón Hồ Chủ tịch và Chính phủ về lại thủ đô tháng 12/1954 |
Thiết kế trang trí mặt tiền Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Phạm Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thăm, tặng quà cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện
Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà tại quận Nam Từ Liêm
Quận Thanh Xuân: Quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua trong công nhân lao động
Quận Tây Hồ gặp mặt các đồng chí lão thành cách mạng nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Nga
Các điểm bắn pháo hoa Tết Ất Tỵ tại Hà Nội
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thăm, tặng quà Tết cho người lao động
Tin khác
Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội
Văn hóa 14/01/2025 14:52
Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?
Văn hóa 14/01/2025 06:24
Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 13/01/2025 06:51
Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam
Văn hóa 12/01/2025 08:40
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?
Văn hóa 11/01/2025 19:02
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài
Văn hóa 10/01/2025 20:29
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
Văn hóa 09/01/2025 15:17
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất các lễ hội
Văn hóa 09/01/2025 13:44
Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025 sẽ diễn ra tại không gian di sản hồ Tây
Xã hội 06/01/2025 17:04
Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"
Văn hóa 05/01/2025 12:48