Chuyện phố, chuyện phường: Tình huống khó đỡ (Bài 2)

(LĐTĐ) Tôi nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ tinh thần quyết liệt của thành phố về “dẹp loạn chó thả dông”. Đáng dẹp lắm chứ, có đi dạo trên đường phố mới thấy cái cảm giác khó chịu thế nào mỗi khi phải đối mặt với một chú chó. Có thể bị chó cắn lắm chứ, có thể con chó ấy đang mang mầm dại lắm chứ. Thế là không tiêm phòng dại không yên tâm, mà tiêm thì hại sức khỏe, lại tốn kém nữa. Nhưng chuyện chó thả dông đâu chỉ có nguy cơ “cắn người” mà còn một nỗi khổ khác, đó là “mìn phố”
chuyen pho chuyen phuong tinh huong kho do bai 2 Chuyện phố, chuyện phường: Chiếc lá và hạt nho (Bài 1)

Cuộc họp căng thẳng

“Một sáng cuối thu tôi diện bộ “củ” sang trọng nhất và đi một đôi giày cũng vào loại “oách” của mình. Tôi xuống taxi ở đầu phố L. để rủ đi cùng dự đám con một người bạn. Và tôi đi “hiên ngang” dọc phố L với tâm trạng kiểu “Ta nện gót trên đường phố Huế/ Dửng dưng không một chút cảm tình chi” – (thơ Tố Hữu). Tới cửa nhà người bạn. Bà vợ người bạn chừng như biết “nhà sẽ có khách” nên như đã chờ sẵn để mở cửa đón khách vào nhà. Dĩ nhiên rồi, bà vợ người bạn của tôi trông thấy tôi ăn mặc diện, đi giầy đẹp nên không nỡ nhắc tháo giầy để ngoài cửa. Bà ấy nói “Bác cứ tự nhiên đi cả giầy vào nhà ạ”.

Thế là tôi yên tâm và cũng vì ngộ nhỡ để đôi giầy mới ngoài cửa không khéo nó “bay” mất thì sao? Và thế là cánh cửa nhà được khép lại cho đỡ gió. Tôi cùng người bạn của mình ung dung nhâm nhi chén trà nóng, nói dăm câu chuyện thì bỗng đâu cứ vảng vất rồi đậm đặc một thứ mùi rất khó chịu. Thứ mùi khăm khẳm tăng dần độ khó chịu đến mức bà vợ người bạn dù đang ở trong bếp cũng phải lên tiếng. Sau hồi ngó quanh nhìn quanh thì gia chủ phát hiện ra “thủ phạm” gây ra thứ mùi khăm khẳm ấy bốc lên từ đôi giầy của tôi. Người bạn bảo tôi nhấc chân lên xem thử thì kêu toáng: - Ông dẫm phải mìn rồi!”.

chuyen pho chuyen phuong tinh huong kho do bai 2
Ảnh minh họa

Cái tình huống khó đỡ này, tôi, người viết những dòng này, được nghe lại trong một lần họp tổ dân phố. Nhân vật của câu chuyện đã kể lại chuyện của chính mình để nhấn mạnh yêu cầu các hộ đang nuôi chó mèo cần tuân thủ quy định về nuôi thả gia súc cho dù gia súc đó là chó hay mèo cảnh gì đi nữa, nhân vật còn đề nghị phạt nặng những ai để chó mèo phóng uế bừa bãi. Cuộc họp hôm đó khá căng bởi những nhà nuôi chó mèo đưa ra cái lý “Gia súc chứ phải người đâu mà bắt nó “ngồi” toilet”.

“Mìn phố” – Nỗi niềm đâu chỉ của riêng ai?

Tôi được nghe tới câu “mìn” đâu như cũng cách đây hơn ba mươi năm. Số là “anh lính biên giới” là tôi tối ấy lần đầu được phép dẫn cô bạn gái đi chơi. Chúng tôi vào vườn hoa Lý Tử Trong bên hồ Tây để tâm sự. Vì ra muộn nên những chỗ có thể “thầm kín” được đều hết chỗ. Chỉ tay vào bãi cỏ khá mướt dưới ánh đèn điện tôi rủ cô bạn gái vào đấy ngồi cho đỡ mỏi chân. Cô bạn cười lắc lắc đầu.Tôi chột dạ vì không khéo cô ấy nghĩ mình “giở trò” gì đây nên lúng túng phân bua. Cô bạn cười rồi ghé sát tai tôi bảo “Chỗ ấy chắc có mìn nên không ai ngồi”. Ra vậy.Tối đó chúng tôi đành đi loanh quanh rồi về như đã hẹn với mẹ cô ấy.

Có ai đó đã nói vui “Các gốc cây ở Hà Nội bây giờ đều là toilet của chó”. Dạo này người Hà Nội phát triển “phong trào nuôi thú cưng” nên chó nhiều và lắm chủng loại. Nhỏ thì như chó Phốc mà to thì Ngao Tây Tạng. Tôi không rành về chó nên không thể kể tên các chủng loại chó “cưng” mà người Hà Nội đang nuôi. Nhà riêng nuôi chó đã đành. Khu tập thể và chung cư cao cấp người ta cũng nuôi chó mới “chán” chứ. Về tiếng sủa của chó thì tôi đã viết ở bài trước, bài này tôi chỉ nói về “mìn” tức là chất thải do chó thải ra thôi.

Nhà tôi ở gần vườn hoa Vạn Xuân, người ta hay gọi là vườn hoa Quán Thánh vì nó nằm giữa phố Quán Thánh và phố Phan Đình Phùng. Tôi nói thật nhé, không phải mỗi gốc cây mà là cả vườn hoa này là một cái toilet khổng lồ dành cho những con thú cưng. Sáng sáng, cùng với các cụ tập dưỡng sinh, cùng với các cháu chơi nhảy dây, cùng với các cô các chị nhún nhẩy theo tiếng nhạc là tiếng chó sủa. Nhục nhất là “mìn”, những con chó được chủ của nó tháo xích, tháo rọ mõm để chúng cũng được “dưỡng sinh”. Và thế là những chú chó ấy thoải mái “thả mìn”.

Gốc cây á, xưa rồi, chúng thả mìn vung vãi bãi cỏ, vung vãi cả mặt sân lát đá phiến. Nhục nhất là gặp trời mưa. Mưa to thì còn tàm tạm vì nước chảy mạnh sẽ cuốn trôi những cục mìn ấy vào chỗ thoát nước, còn mưa nhỏ kiểu lây rây thì thôi rồi. “Mìn” nhão ra, be bét, vương bệt trên mặt sân, dính nhớp nháp khắp lối đi. Cái vườn hoa mà thời bé tôi rất thích vào đấy để ngồi cầu bập bênh, để trượt cầu trượt vậy mà giờ đây nếu có việc phải ngang qua đấy tôi đều rón rén vừa đi vừa cắm mặt nhìn đường để khỏi dẫm phải “mìn”.

Lại có chuyện này nữa, có lần đến phố Trung Liệt, cái đoạn ngay đầu phố giáp với phố Tây Sơn ấy, tôi thấy la liệt những “mìn”, và có cả những “ông chủ chó” đang tiếp tục cho thú cưng “thả mìn”. Nếu chỉ có vậy vẫn chưa lạ, lạ là ngay bên cạnh “bãi mìn” ấy, nhiều người vẫn thản nhiên “dùng bữa” của mấy quán hàng ăn lấn chiếm vỉa hè. Hóa ra dân phố ta dễ dãi thật. Ăn phải bỏ tiền hẳn hoi nhé, thế mà vẫn ăn ngon bên cạnh “mìn” được.

Hoan hô ông Đông

Dường như chủ nhân của những con thú cưng không cần biết đến thiên hạ. Họ chỉ cần mỗi điều là thú cưng của mình được “giải quyết nỗi buồn” ngoài phố, trong công viên vườn hoa xong xuôi là ung dung dắt nó về nhà. Nhà mình sạch sẽ thơm tho là được rồi. Chỗ công cộng ấy ai buồn mặc ai. Vậy nên dạo này “mìn phố” nhiều đến nỗi chán chả muốn nói. Mà không nói thì cứ chịu như vậy mãi à?

Phạt. Nhắc nhở. Phê bình. Nêu trong các cuộc họp tổ dân phố nhưng dường như những người mà tôi dám chắc rằng nhà họ đang nuôi chó có dự họp nhưng họ cứ “vô tư” đi, họ nghĩ rằng “Chắc là người ta đang nói ai đó chứ họ chừa mình ra”. Chừa mình ra rồi thì mình cứ “thoải mái con gà mái” miễn sao những con thú cưng của mình được thả rông mà nhung nhăng chạy nhảy và được tự do “thả mìn” là được.

Ôi khốn thay chó là loại động vật mà phàm là động vật là chúng “thả mìn” theo khứu giác. Khứu giác nghĩa là chúng “thả mìn” ở đâu thì hôm sau, thì lần sau cứ hít hít đến đúng chỗ đó để “thả mìn”. Thành thử hè phố, gốc cây, vườn hoa cho dù công nhân vệ sinh đã quét dọn hàng ngày nhưng thứ mùi của “mìn phố” lưu cữu lâu ngày. Lâu ngày nên những con thú cưng cứ nhè nơi ấy, chỗ ấy để “thả mìn” mới cực. Lâu ngày nên “cái chỗ” ấy tự dung biến thành cái toilet của thú cưng?

Trong khu tập thể số 8 mà tôi đang sống có ông Đông, mọi người gọi vui là ông Đông “chó”, gọi thế là bởi nhà ông Đông nuôi chó sinh sản. Âu cũng là một “kế sinh nhai” khi mà “phong trào nuôi thú cưng” nẩy nở. Nẩy nở tức là có cầu mà đã có cầu ắt sẽ có cung. Dân khu tập thể số 8 nói sau lưng ông Đông “Chỉ mấy con chó đẻ thôi mà nhà ấy nuôi hai con học đại học đấy”. Tốt quá đi rồi. Mưu sinh lành mạnh thì ai tính đến sang hèn.

Sáng sáng người dân trong khu tập thể số 8 lại thấy cánh cổng nhà ông Đông “chó” bật mở. Từ trong sân nhà ông Đông tức thì vừa vang lên tiếng chó gâu gâu vừa thấy lao ra ba bốn con chó to nhỏ giống má đủ loại. Ông Đông vừa quát lũ chó vừa vất vả bám theo chúng. Ông Đông vất vả bám theo bởi vì không như người ta, người ta tháo xích để mặc những con chó chạy thục mạng rồi lững thững theo sau, còn ông Đông thì nhất nhất giữ nguyên xích, tay phải nắm giữ thật chặt ba bốn cái xích, tay trái cầm theo một chiếc chổi tre với chiếc hót rác có nắp, ông vất vả chạy cho kịp đà chạy của lũ chó.

Ông Đông xua lũ chó chạy cho mau chứ dứt khoát không cho một con nào đó có ý định dừng lại để “giải quyết nỗi buồn”. Gì thì gì cũng phải đúng chỗ và gọn ở một chỗ. Những con chó nhà ông Đông hộc tốc chạy khiến ông Đông cũng bở hơi tai. Tới chỗ như đã định ông Đông mới ghì những sợi dây xích lại. Lũ chó chỉ chờ có thể. Chúng chạy vòng quanh gốc cây để hin hít và chúng ghếch chân lên…

Cứ ghì dây xích ở đúng chỗ đã cho lũ chó dừng lại quen thuộc ấy và chờ cho lũ chó “giải quyết nỗi buồn” xong bấy giờ ông Đông mới cột những sợi dây xích vào gốc cây, dĩ nhiên là gốc cây ấy đã được ông Đông đóng vào thân một chiếc đinh sắt vững chắc. Lũ chó chỉ quanh quẩn quanh đó. Chúng đợi chủ nhân, ông Đông “chó” cặm cụi quét quét hót hót những cục phân chó vào chiếc hót rác. Chúng đợi ông làm “vệ sinh” gốc cây xong xuôi rồi phởn phơ theo chủ nhong nhong trở về nhà. Ông Đông mang đám phân chó ấy về nhà mình đổ vào toilet chứ không đổ vào thùng rác công cộng. Tò mò hỏi ông về điều đó thì nhận được câu trả lời “Đổ vào thùng rác công cộng nó bốc mùi lên người đi qua ai chịu nổi. Đổ vào toilet nhà mình có tốn tí nước dội nhưng nó sạch sẽ. Mình làm thế bà con không ai nói gì được”.

Kể chuyện ông Đông, tôi cứ ước giá như cư dân phố ta, nhà ai có nuôi chó mèo cũng lamg được như ông. Khi ấy sẽ không còn “tình huống khó đỡ” như đã kể. Và cái nỗi niềm chẳng của riêng ai về “mìn phố” sẽ biến thành niềm vui của mọi người.

Nguyễn Trọng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Xem thêm
Phiên bản di động