Chuyện phố, chuyện phường: Từ chợ vào nhà và ra phố (Bài cuối)

(LĐTĐ) “Từ chợ vào nhà và cuối cùng là ra phố” đó là “quy trình” của một chiếc túi ni lông, thứ túi hiện được coi là tiện dụng nhất cho các bà nội trợ, cho các bà bán hàng ngoài chợ nhưng chính những chiếc túi ni lông lại đang là “nỗi đau đầu mang tên thời @”.
chuyen pho chuyen phuong tu cho vao nha va ra pho bai cuoi Chuyện phố, chuyện phường (Bài 7): Vạn lời cảm ơn!
chuyen pho chuyen phuong tu cho vao nha va ra pho bai cuoi Chuyện phố, chuyện phường: Rác nhà ra…phố (Bài 6)

Biết ai còn nhớ

Còn nhớ dạo cuối những năm tám mươi đầu những năm chín mươi của thế kỷ hai mươi những chiếc túi lưới Liên Xô không chỉ khá thịnh hành mà nó đâu như còn là món quà quý. Dạo đó những ai được bạn thân hay người nhà đi công tác, học tập hay lao động xuất khẩu ở Liên Xô về nước có cho hoặc tặng một chiếc túi lưới thì đúng là “mở mặt mở mày”.

Này nhé, với các cô là nhân viên nhà nước sáng sáng đạp xe tới cơ quan lòng đầy “tự hào” bởi bên tay lái xe là chiếc túi lưới Liên Xô treo lủng lẳng. Với chiếc túi lưới Liên Xô ấy cứ tới tầm chiều là các cô đạp xe từ cơ quan về nhà thì việc trước tiên là rẽ qua chợ. Nhiều thì một cân xương hay dăm lạng thịt, vừa thì mấy bìa đậu Mơ thơm phưng phức và nếu còn thêm chút rau, hành.

chuyen pho chuyen phuong tu cho vao nha va ra pho bai cuoi
Ảnh minh họa

Chiếc túi lưới Liên Xô thật công hiệu, đi chợ về chỉ cần lau qua hay giặt treo phơi gió nhoáng cái là khô. Và nếu cần thì chính chiếc túi ấy cũng có thể đựng cân cam Vinh ngoắc vào tay lái xe đạp mà ung dung đạp xe tới bệnh viện thăm ai đó ốm.

Cũng đã có dạo các xí nghiệp nhựa của ta “bắt trước Liên Xô” sản xuất ra những chiếc túi lưới có kiểu dáng và chất lượng không thua kém. Nhưng rồi chẳng hiểu vì sao những chiếc túi lưới tiện cho đi chợ ấy “bỗng nhiên biến mất”.

Đấy là các cô nhân viên Nhà nước tranh thủ đi chợ buổi chiều còn sáng sớm ra là mấy bà í ới gọi nhau xách làn đi chợ. Chiếc làn đi chợ hồi đó cũng “đa dạng” về chất liệu. Người ưa hoài cổ thì xách làn tre đan, người sang một chút thì xách làn mây đan sợi vàng óng muốt. Rồi “thời thượng” là những chiếc làn nhựa. Có làn nhựa mà xách đi chợ thì “tuyệt cú mèo”. Nó vừa nhẹ, vừa màu mè xanh đỏ tím vàng khá bắt mắt nhưng quan trọng nhất là việc đi chợ về mang làn nhựa ra vòi nước công công xả qua xả lại rồi treo ngược vào chiếc đinh đóng sẵn trên tường. Lại cũng chỉ nhoáng cái thôi là chiếc làn nhựa khô như “chưa hề dính hơi dính mùi của chợ” vậy.

Quả là hay, là tiện và thú vị nhất là những chiếc làn cho dù là làn nhựa, làn tre, làn mây hay những chiếc túi lưới Liên Xô không những dùng được “vô số lần” mà nó lại chẳng hề “tham gia vào đội quân rác”. Lâu lâu nếu có thủng có rách thì vá lại. Cách vá túi lưới Liên Xô hay vá làn cũng là sự thể hiện của bản tính “chắt chiu” của người phụ nữ Thủ đô ngày trước.

Và bây giờ thì sao?

Bây giờ á? Việc đi chợ của các bà các cô nội trợ lại khá uyển chuyển. Người bận bịu công việc hay người “gia đình có điều kiện” thì nhắc “ai phôn” lên làm cú alo tức thì gọi thứ gì là có ngay thứ ấy. Từ mớ rau cho tới cân thịt hay những thứ gia giảm gia vị tất cả đều được người bán hàng bọc cẩn thận trong nhưng chiếc túi ni lông. Vài phút sau hoặc vài giờ sau những chiếc túi ni lông đã có cái để trong đó được chuyển tới tận nhà. Gia chủ nhận những chiếc túi mở ra xem chất lượng, đếm số lượng rồi cất luôn vào tủ lạnh. Tới trưa hay chiều thì mở tủ lạnh ra mở túi ni lông đem những thực phẩm mình cần đi chế biến và những chiếc túi ni lông đó nhanh chóng được bỏ vào thùng rác.

Có lần tôi hỏi bà xã là tại sao các bà nội trợ bây giờ không ai xách túi lưới kiểu Liên Xô hay xách làn đi chợ? Bà xã tôi sau hồi cười “vào mũi” tôi thì chậm rãi giảng giải. Ôi đúng là tôi “lạc hậu” thật rồi. Ngày trước á, việc đi chợ dĩ nhiên là không dính dáng gì đến việc đi tập thể dục sáng. Ngày nay, buổi sáng thức dậy là các bà nội trợ bao giờ cũng hăng hái đi tập thể dục. Việc chăm lo tới sức khỏe đương nhiên là tốt rồi nhưng các bà nội trợ cũng chẳng vì “vui duyên mới mà quên nhiệm vụ”. Các bà đi tập thể dục sáng chỉ cần giắt vài ba chục ngàn hay vài ba trăm ngàn vào túi quần, túi áo là xong. Cứ yên tâm mà tập thể dục với chị với em cho sảng khoái. Tập thể dục xong mới là lúc các bà nội trợ “dung dăng” đi chợ.

Đảo qua hàng thịt đưa tay lật phải lật trái rồi nói “cho chị nửa cân”. Rẽ vào hàng rau ngó nghiêng rồi nghĩ ngợi xem hôm nay nhà mình ăn rau gì rồi chỉ tay nói “cho cô mớ cần”. Đại khái là ngó nghiêng, xem xét và đưa ra quyết định. Tất cả những thứ đã được “quyết định” ấy sẽ nhanh chóng gọn gàng cho vào những chiếc túi ni lông màu đỏ màu xanh. Và rồi chỉ cần thò ngón tay ra là những chiếc túi ni lông đó được ngoắc vào. Ít thì hai ba ngón tay còn bữa nào “ăn tươi” hay có việc mời khách thì tất cả các ngón tay đều được những chiếc túi ni lông ngoắc vào. Rồi các bà nội trợ vui vẻ ra về.

Có lần tôi mải hút thuốc lào mà quên mất lời bà xã.Tôi cứ thản nhiên ngửa mặt lên trời mà nhả khói mịt mù thì thấy đau nhói bên mạng sườn.Thôi chết tôi rồi.Cú véo mạng sườn đau tái mặt đó là của bà xã. Tôi quên mất hôm nay nhà mình mời khách nên bà xã đi chợ về tất cả các ngón tay đều có những chiếc túi ni lông ngoắc vào. “Tôi sắp đứt ngón tay đến nơi rồi mà ông còn ngồi đây hút sách à?”. Thú thực sau cái lần bị véo tái mặt ấy tôi quyết định bỏ ra “một món tiền kha khá” để đầu tư cho bà xã một chiếc làn để bà ấy đi chợ cho khỏi “sắp bị đứt ngón tay”.

Nhưng ôi thôi, hành động của tôi là tốt nhưng nó không “phù hợp” với việc đi tập thể dục sáng rồi mới đi chợ. “Mới sáng ra chưa tập tành gì đã làn với chả thúng. Người ta đi tập là chính chứ đâu phải cứ nhăm nhăm đi chợ phục vụ bố con nhà ông”. Và thế là chiếc làn tôi đã “đầu tư” nhanh chóng bị xếp vào xó bếp.Thực cũng chẳng hiểu khi nào nó mới được sử dụng?

Nỗi lo thời @

Túi ni lông là thế đó. Nó đi theo quy trình từ chợ vào nhà và cuối cùng được vứt vào sọt rác để đợi giờ đổ rác thì “cùng chung số phận” với các thứ các loại rác khác. Rác thải thì loại bỏ chẳng có gì đáng nói cả nhưng rác thải là túi ni lông thì “rất đáng nói đấy”. Túi ni lông và những thứ đồ vật dùng một lần như ống hút, hộp đựng thức ăn vân vân và vân vân đều là thứ rác thải vô cùng khó phân hủy, nghe đâu để phân hủy nó phải mất tới ba bốn trăm năm kia, kinh không?

Tôi đã được tới bãi rác Nam Sơn và được mục sở thị thế nào là rác ni lông. Xe vừa đổ rác xuống, gặp cơn gió vừa phải thôi là túi ni lông bay tứ tung, bay tơi tả, bay không kiêng nể gì ai cả. Rồi sau đó là người “nhặt rác lại” với thứ dụng cụ là những chiếc que sắt dài có móc, họ móc họ moi để nhặt lại những chiếc túi ni lông ấy. Bạn biết không? Từ đây lại có “quy trình” mới, đó là quy trình túi ni lông từ bãi rác về nhà máy tái chế lại thành những chiếc túi ni lông mới tỉnh tình tinh và nó lại có quy trình gì thì bạn biết rồi đấy.

Rác ni lông hay rác thải nhựa đang là nỗi lo chung của thế giới. Đối với các nước phát triển họ đã có những giải pháp khả thi hoặc phạt nặng với những cơ sở không tuân thủ quy định không dùng túi ni lông. Còn với những nước kiểu như nước ta thì có cảm tưởng như việc sử dụng túi ni lông “càng ngày càng gia tăng” thì phải. Đài báo nói rất nhiều nhưng xem ra nó vẫn như là “không phải cháu”. Người viết bài này xin mạo muội đề xuất như sau:

Một là khuyến khích sử dụng túi giấy, túi lưới hoặc làn đi chợ để giảm thiểu việc thải túi ni lông. Theo đó hội phụ nữ, hay một tổ chức xã hội nào đó đứng lên phát động phong trào không sử dụng túi ni lông. Có thể tính đến việc chấm điểm thi đua trong công nhân viên chức?

Hai là tính toán tới việc các xí nghiệp sản xuất túi ni lông chuyển đổi sản xuất để hạn chế tối đa sản xuất túi ni lông. Cũng có thể nghĩ gần tới việc “cấm” sản xuất túi ni lông. Đơn giản là có thì tôi dùng còn không có thì tôi không dùng. Thế thôi.

Tết đang tới gần, nỗi lo túi ni lông cùng đang là hiện hữu. Hãy hành động vì một môi trường xanh, sạch đẹp từ việc loại bỏ túi ni lông ngay từ những ngày đầu xuân này.

Nguyễn Trọng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Xem thêm
Phiên bản di động