Chuyện những người nuôi hổ ở công viên Thủ Lệ
Con “Sứt Tai” nằm gọn gàng trên bệ sắt cao sát tường từ bao giờ và ngấu nghiến thưởng thức bữa sáng.
Khoảng 9h30, anh Nguyễn Quang Phúc, tổ trưởng Tổ Thú dữ thuộc biên chế Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội lại có mặt tại khu cách ly của Công viên Thủ Lệ để lựa chọn thịt bò tươi và xương trong những chiếc rổ rồi tỉ mẩn cân theo khẩu phần. Thông thường, “tiêu chuẩn” dành cho một con hổ là 5 cân thịt và 1 cân sườn, chia thành 2 bữa.
Hiện Vườn thú Hà Nội có khoảng 10 con hổ, đa phần là hổ Đông Dương; trong đó con nặng nhất trên 200kg, con nhỏ nhất khoảng 70 kg. Ít người biết rằng, các "ông ba mươi" ở đây cũng có tên riêng rất ngộ nghĩnh như con Điên, Xám, Sứt Tai, Mi Mẹ, Lâm Nhi, Bình Dương…
Mỗi chuồng hổ ở đây được bố trí thành 2 khu vực riêng biệt, cách nhau bằng bức tường bê tông kiên cố có cửa sắt. Cánh cửa này được thiết kế rất nặng nên Tổ Thú dữ phải huy động 2 đến 3 người kéo bằng hệ thống tời. Khu trước là nơi hổ vui chơi và tắm nắng; phía sau là chỗ ăn, ngủ. Hàng ngày, tổ chia ca dọn vệ sinh “buồng” ngủ sau khi lùa hổ ra khu trước. Nhân viên phải khóa cửa cẩn thận trước khi phun nước, cọ sàn, quét khô…
Anh Phúc chia khẩu phần ăn cho các chú hổ... |
... rồi trực tiếp cho hổ ăn |
“Làm nghề chăm sóc hổ thì người nào chả sợ. Người nhà ai cũng khuyên can nhưng đây là nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn…” , anh Phúc chia sẻ.
Theo anh Phúc, nghề nuôi hổ là nghề vất vả. Anh còn nhớ năm 2009, con Bình Dương bị ốm và phải nằm cũi, nhân viên Tổ Thú dữ phải mang giường ngủ kê gần cũi để theo dõi sát sao và tiện chăm sóc. Ngày này qua ngày khác, anh Phúc thái nhỏ từng miếng thịt rồi dùng tấm gỗ đưa sát vào mồm Bình Dương. Khi tiêm, một người cầm gậy khua khoắng thu hút hổ chú ý, người kia… rình rình rồi đâm xi lanh vào mông. Nhớ lại năm đó, anh Phúc bảo: “Mình ốm không sao chứ hổ ốm thì lại khổ”.
Trước đó, năm 2008, một “cô” hổ sinh hạ được 4 “nhóc” xinh xắn lúc 12h trưa nhưng lại không chịu cho con bú. Đây là tình thế nguy hiểm vì hổ con sẽ chết nếu không có sữa. 15h, anh Phúc buộc phải xin phép cơ quan rồi trực tiếp vào chuồng tách hổ con mang ra ngoài “nuôi bộ”. Nhân viên tại đây tìm mua chó mới đẻ để cho hổ con bú. Nửa tháng sau, chó hết sữa. Anh Phúc lặn lội đi Sơn Tây (Hà Tây cũ) tìm mua con chó khác. Anh vẫn nhớ như in cảnh mọi người “sung sướng” ôm từng “nhóc” hổ con để cho chúng bú sữa, mỗi đêm từ 4 đến 5 lần. Sau này, Tổ Thú dữ chuyển phương án “nuôi bộ” bằng sữa hộp dành cho trẻ nhỏ nên các anh không phải đi tìm mua chó nữa. Nhưng đáng tiếc là 2 con hổ chết sớm do không kịp thích nghi; 1 con chết sau khi mổ thoát vị rốn. Hiện còn một con tên Nô vẫn sống khỏe mạnh, nặng 150kg.
Một chuyện khá lạ là anh Phúc và đồng nghiệp phải thường xuyên kiểm tra…phân của hổ. Nếu phân cục là hổ khỏe; phân cứng, màu hơi hồng thì hổ bị táo. Nhờ đó, vườn thú sẽ thay đổi khẩu phần ăn sao cho phù hợp. Nếu hổ bị bệnh đường ruột thì tăng xương, bị táo thì tăng gan, giảm xương…
Xung quanh chuyện chăm sóc hổ mang thai cũng lắm điều thú vị. Khi hổ “động dục” thường có biểu hiện bỏ ăn, cọ lông vào chuồng và nước tiểu đục. Đầu tiên, nhân viên vườn thú sẽ xua hổ đực đến gần cửa để hổ cái quen mùi rồi mới ghép chuồng. Nếu giao phối được thì hổ cái quay lại… cắn con đực; nếu không được thì… gầm gừ. Trong 2 ngày, hổ sẽ giao phối vài lần rồi bị tách chuồng. Vườn thú sẽ cho hổ phối lại sau 1 tháng. Nếu hổ cái không chịu thì nghĩa là đã có kết quả. Hiện anh Phúc còn biết… tính ngày để hổ thụ thai luôn chứ không cần phải thử theo cách như trên. Chỉ bằng cách quan sát, anh Phúc cũng nhận biết hổ cái đó có thai hay chưa.
Khi thụ thai, hổ cái sẽ đẻ sau 100 đến 105 ngày. Nửa tháng trước khi hổ sinh con, Tổ Thú dữ phải đóng ổ to bằng cái giường, làm bằng gỗ, cao 20 cm và để trong góc chuồng. Nhân viên vườn thú sẽ vệ sinh kỹ hơn và tăng khẩu phần ăn của hổ cái thêm 1kg. Mọi biểu hiện của hổ cái được theo dõi bằng camera. Sát ngày hổ đẻ, nhân viên không vào vệ sinh và che chắn chuồng kỹ lưỡng vì hổ mẹ sẵn sàng bỏ con nếu ngửi thấy hơi lạ. Thậm chí, anh Phúc phải bôi phân hổ vào găng tay rồi mới “dám” vệ sinh chuồng sau ngày hổ đẻ 1 tuần.
|
Anh Phúc đang "tâm sự" với chú hổ có biệt danh là con Điên. |
Thừa nhận hổ là loài vật có bản năng hoang dã nhưng anh Phúc và 17 nhân viên trong Tổ thú dữ chưa gặp tai nạn nào đáng kể bởi các quy định an toàn ngặt nghèo. "Nếu không tâm huyết thì khó có thể gắn bó với nghề… ", anh khẳng định chắc nịch.
Nguồn Khám Phá
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02