Chuyện những người “di dời” đất
Hiệu quả nhìn từ dự án Vành đai 4 Nhịp sống trên những công trình Xuân an vui trên khu tái định cư |
Từ tiên phong di dời mộ tổ
Những ngày cuối năm 2023, dòng họ Phùng, Lê, Nguyễn có hơn 300 ngôi mộ đã được người thân tiếp nhận vị trí phần mộ để thực hiện nghi lễ tâm linh, di chuyển mộ theo phong tục, tập quán của địa phương, đưa tro cốt của người thân về “nơi ở mới”, bàn giao đất nghĩa trang cũ cho việc thực hiện dự án Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô...
Mộ tổ hàng trăm tuổi của gia đình ông Bùi Văn Trọng được di dời về nghĩa trang nhân dân sạch đẹp. |
Theo tìm hiểu, nghĩa trang nhân dân thôn 5, 6 là nghĩa trang lâu năm, trước kia thuộc địa phận làng An Định, nay là tổ dân phố 5, 6 phường Yên Nghĩa. Đây là nơi an nghỉ của khoảng 13 dòng họ lớn, trong đó có những mộ đã có đến 13 đời yên nghỉ tại nơi này.
Trước việc phải di chuyển mồ mả để nhường lại đất thực hiện dự án Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, không ít dòng tộc, gia đình băn khoăn, trăn trở. Bởi, di chuyển mồ mả là vấn đề hệ trọng, đặc biệt với những ngôi mộ tổ. Chưa kể, nghĩa trang nhân dân mới để di chuyển mộ lại cách xa nghĩa trang cũ, thuộc địa phận tổ dân phố khác (tổ 9) nên càng khiến người dân đắn đo, suy nghĩ...
Là người đại diện cho dòng họ Nguyễn Bá có đến 150 ngôi mộ phải di chuyển, trong đó có những ngôi mộ đã tồn tại từ khoảng năm 1700, ông Nguyễn Bá Kiên, ở tổ dân phố 9 chia sẻ: “Di chuyển mồ mả là công việc lớn, hệ trọng của dòng họ Nguyễn Bá. Nói không trăn trở, băn khoăn thì không phải, nhưng sau nhiều lần được dự các hội nghị tuyên truyền, được nghe tuyên truyền viên của quận Hà Đông, của phường Yên Nghĩa giải thích, 100% thành viên trong gia tộc chúng tôi đã xác định tinh thần ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước, bởi Đường vành đai 4 là dự án mang lại lợi ích thiết thân cho người dân địa phương”.
Lê khởi công dự án Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô tại xã Song Phương huyện Hoài Đức. |
Còn tại phường Phú Lãm, ngay khi nắm được chủ trương thu hồi đất thực hiện dự án Đường vành đai 4 của các cấp chính quyền thành phố Hà Nội, xác định đây là chủ trương đúng đắn, nhằm phát triển giao thông đô thị của Thủ đô, ông Bùi Văn Trọng (Tổ dân phố 7, phường Phú Lãm, quận Hà Đông) đã tổ chức nhiều cuộc họp dòng họ, do gia đình có mộ tổ hơn trăm năm tuổi nằm trên diện tích đất phải bàn giao.
“Di dời mộ tổ là việc tâm linh, cực kỳ quan trọng. Hơn nữa, con cháu trong dòng họ đều đang khỏe mạnh, học tập, làm ăn tốt. Vì vậy, việc di dời mộ tổ cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Sau khi được các cấp chính quyền quận Hà Đông, phường Phú Lãm tuyên truyền, đồng thời các thành viên trong dòng họ tự đả thông tư tưởng cho nhau, gia đình chúng tôi đã quyết định di dời mộ tổ về nghĩa trang nhân dân Mả Chài. Khu vực nghĩa trang rộng rãi, sạch sẽ, thuận tiện cho việc con cháu thăm viếng, tu bổ. Đến nay, gia đình tôi rất đồng tình, ủng hộ chủ trương này”, ông Trọng chia sẻ.
Đến sẵn sàng nhường đất
Cùng với việc tiên phong di dời mộ tổ, sau khi nắm bắt được được chủ trương của Thành phố, người dân tại nhiều địa phương đã tình nguyện hiến đất, chấp nhận đền bù để dự án Đường vành đai 4 được thực hiện đúng tiến độ.
3 xã Chu Phan, Thanh Lâm, Đại Thịnh huyện Mê Linh đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 100% diện tích. |
Gia đình ông Ngô Văn Thuận, xã La Phù (huyện Hoài Đức) có gần 700 m2 để trồng hoa màu. Đây vốn là thu nhập chính của của cả gia đình, tuy nhiên, sau khi dự án được triển khai, gia đình ông là một trong những hộ thuộc diện thu hồi đất để phục vụ giải phóng mặt bằng. Dù còn nhiều băn khoăn, luyến tiếc nhưng ông vẫn luôn sẵn sàng ủng hộ chủ trương của Thành phố. Theo ông, việc giải phóng mặt bằng và đền bù ruộng đất, phục vụ thi công Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là nhiệm vụ chính trị không phải chỉ riêng của thành phố Hà Nội, mà của cả đất nước.
“Nói không luyến tiếc, không băn khoăn là không đúng, nhưng tuyến đường này đi vào khai thác sẽ phát huy vai trò phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, phục vụ dân sinh là chủ yếu, nên các hộ dân tại địa phương đều hài lòng, đồng tình ủng hộ và tôi cũng vậy”, ông Thuận tâm sự.
Còn bà Lê Thị Hòa, xóm 4 thôn Văn Nội, xã Văn Bình, huyện Thường Tín thì cho rằng, việc Nhà nước thu hồi đất để mở đường là đúng đắn. Gia đình bà và các hộ khác trong thôn nhận được các thông tin liên quan đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng từ các cấp chính quyền đầy đủ, rõ ràng và sẵn sàng phối hợp triển khai. “Tôi bị thu hồi hơn 600m2 đất nông nghiệp, nhận đền bù hơn 500 triệu đồng. Tiếc đất đấy, nhưng việc của Nhà nước thì phải chấp hành, không có gì phải bàn cãi. Hơn nữa, được các đồng chí ở xã, ở huyện tuyên truyền, giải thích nên dân cũng hiểu và vui khi xã mình có đường lớn chạy qua”, bà Lê Thị Hòa vui vẻ cho biết.
Dự án đường Vành đai 4 đoạn đi qua huyện Mê Linh. |
Tương tự, Bà Đỗ Thị Thuần, thôn Ngự Tiền, xã Thanh Lâm (huyện Mê Linh) cũng chia sẻ, gia đình bà có hơn 200m2 đất nông nghiệp vào chỉ giới Đường vành đai 4. Sau khi được các cấp, các ngành, tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của tuyến đường, gia đình đã sớm di dời toàn bộ cây trồng, bàn giao đất cho Nhà nước và có đơn xin nhận tiền đền bù, giải phóng mặt bằng trong đợt đầu tiên.
Qua những câu chuyện trên có thể thấy, sự đồng thuận cao của nhân dân về việc sẵn sàng hiến đất, di chuyển mồ mả trong phạm vi thực hiện dự án Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô là yếu tố quan trọng để công tác giải phóng mặt bằng hanh thông, đạt hiệu quả và tiến độ nhanh nhất. Đây chính là “mắt xích” trọng yếu để dự án Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô sớm về đích, mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Tin khác
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33