Chuyện người gìn giữ nghề rối Tế Tiêu

(LĐTĐ) Hà Nội có nhiều phường rối nổi tiếng. Mỗi phường đều có nét đặc trưng với những tích trò khác nhau. Thế nhưng, để hội đủ rối cạn và rối nước có lẽ chỉ có ở phường rối Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Không chỉ là phường rối cạn duy nhất của Hà Nội, phường rối Tế Tiêu còn lưu giữ được rối tuồng - một loại hình diễn xướng rất độc đáo.
Rối Tế Tiêu: Niềm tự hào nơi chốn đồng quê

Di sản bên sông

Bên dòng sông Đáy, cách Văn Giang chỉ vài bước chân là phường rối Tế Tiêu của thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức. Đây là nơi duy nhất của Hà Nội còn lưu giữ hoàn chỉnh loại hình nghệ thuật rối cạn. Có điều lạ ở Tế Tiêu, dù là làng ven sông, nhưng ngoài nghệ thuật rối nước thì thế mạnh nơi đây lại là rối cạn.

Chuyện người gìn giữ nghề rối Tế Tiêu
Anh Phạm Công Bằng, Nghệ nhân ưu tú trẻ nhất Việt Nam, trưởng phường rối Tế Tiêu. (Ảnh: Đinh Luyện)

Rối cạn Tế Tiêu được hình thành và ra đời vào thời Lê Trung Hưng. Các bậc tiên hiền khai ấp, mở làng, sau khi về đoạn đất bồi màu mỡ ven dòng sông Đáy đã khai hoang, lập làng, dạy người dân trồng lúa và sáng tạo ra múa rối cạn để giải trí sau những ngày nông bận rộn. Từ đây, trò rối cạn phát triển, trở thành một hoạt động văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân.

Một điểm đặc sắc của rối cạn Tế Tiêu mà ít nơi nào có được, đó là sự kết hợp hài hòa và tinh tế của các thành phần khác nhau như sân khấu, quân rối, trò và tích trò, kỹ thuật điều khiển, nghệ thuật trình diễn, âm nhạc, văn học, hát thoại...

Để điều khiển con rối một cách tròn vai, nghệ nhân phải thật khéo, hóa thân vào nhân vật và có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau. Không chỉ vậy, nhạc cụ phục vụ các tích trò rối cạn Tế Tiêu cũng thuần Việt với nhị, đàn tam, trống cái, trống con, não bạt... Lời hát trong sân khấu múa rối cạn Tế Tiêu không chỉ là các làn điệu dân ca, hát nói, hát ngâm, mà còn được chắt lọc từ nhiều thể loại kịch hát dân tộc gồm tuồng, chèo, hát văn, quan họ. Cùng đó, sân khấu rối cạn có thể cố định dưới dạng thủy đình hoặc sân khấu di động để phục vụ việc lưu diễn của phường rối ở bất cứ đâu.

Anh Phạm Công Bằng, Nghệ nhân ưu tú trẻ nhất Việt Nam, Trưởng phường rối Tế Tiêu chia sẻ, anh sinh ra trong gia đình có truyền thống về múa rối, với cha là “nghệ sĩ nông dân” Phạm Văn Bể, cùng các thành viên trong gia đình đã gắn bó nhiều năm với nghề múa rối. Nhờ “nôi” nghệ thuật như vậy, nên Nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng đã sớm nuôi dưỡng niềm đam mê với nghệ thuật rối cạn, quyết tâm gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống của cha ông.

Theo anh Bằng, để thực hành nghệ thuật múa rối trước mắt phải cần con rối. Sáng tạo ra một quân rối độc đáo, mới mẻ là một bài toán khó đối với những người nghệ nhân làm rối. Phải sáng tạo làm sao để không bị thương mại hóa, mà vẫn giữ được hồn cốt dân tộc mới là điều cần thiết. Sáng tạo nhưng vẫn phải lồng ghép được những yếu tố văn hóa truyền thống mang tính bản sắc vào tác phẩm để người xem cảm nhận được rõ nét văn hóa Việt Nam trong những tạo hình con rối, trong những điệu hò, vè, ca dao thấm đẫm tâm hồn Việt. Làm rối đã khó, nhưng để có thể tạo nên một buổi diễn hoàn hảo, thì điều khiển rối cũng là một trong những kỹ thuật quan trọng.

Anh Phạm Công Bằng kể rằng, để điều khiển được kỹ thuật này, đòi hỏi người biểu diễn phải trải qua quá trình tập luyện rất vất vả, có tay nghề cao, đôi bàn tay dẻo dai, uyển chuyển, những người nghệ nhân phải thực sự tinh tế và hiểu ý nhau. Có như vậy, người điều khiển mới biểu diễn được nhiều động tác linh hoạt, sống động và đặc biệt có hồn, rất hấp dẫn người xem.

Xem anh Phạm Công Bằng biểu diễn, tôi nghiệm ra rằng, rối cạn Tế Tiêu "dễ mà khó". Dễ ở chỗ là không như rối nước, mà sân khấu của rối cạn chỉ cần "căng phông, dựng bạt" là có thể biểu diễn ở bất cứ đâu. Còn khó là bởi, rối Tế Tiêu hay diễn các tích tuồng - sự khác biệt rõ nét so với các phường rối cạn khác chuyên diễn các tích chèo cổ. Đặc biệt, rối tuồng là loại hình diễn xướng rất khó, đề cao yếu tố vũ đạo, đặc biệt là động tác chân của nhân vật. Các động tác của mỗi nhân vật lại có đặc trưng riêng. Chưa kể, tất cả các cử chỉ, "ngôn ngữ cơ thể" của quân rối đều xuất hiện trọn vẹn dưới con mắt khán giả, chứ không được che bớt đi một phần như rối nước. Muốn diễn thành thục, phải mất nhiều năm luyện tập

Gắn với du lịch để phát triển

Những năm gần đây, đáp lại chính sách bảo tồn, gìn giữ, phát huy văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước, một số lĩnh vực văn hóa vật thể, phi vật thể đang trên đà dần được hồi sinh, khởi sắc. Nằm trong xu hướng chung đó, các tiết mục múa rối Việt Nam xuất hiện nhiều hơn tại các sân khấu lớn nhỏ như các kỳ Festival Huế, những hội diễn toàn quốc, hoạt động thường kỳ tại Bảo tàng Dân tộc học, phố đi bộ Hà Nội… và được nhiều công ty du lịch bổ sung vào chương trình du lịch phố cổ Hà Nội.

Cũng nhờ có đất diễn như vậy nên rối Tế Tiêu - với gần 100 trò diễn, hàng nghìn chú rối - đã vượt khỏi làng xã, đến với những hội diễn lớn ở Hà Nội, dự liên hoan quốc tế tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc, các triển lãm du lịch làng nghề, các kỳ Festival Huế… và giành được cả giải thưởng lẫn sự yêu mến của khán giả trong và ngoài nước.

Theo Nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng, trong gần 100 trò diễn, có hơn 20 tích trò là rối tuồng cha ông để lại như: Chém tá trích trong vở tuồng Sơn Hậu, Thoát Hoan chui ống đồng, Thạch Sanh chém trăn tinh, Thánh Gióng đánh giặc Ân...

Ngoài rối tuồng, phường rối Tế Tiêu cũng biểu diễn cả rối chèo, bài vè, ví, kịch; các tác phẩm đương đại, phản ánh hiện thực đời sống xã hội hiện nay. Các tiết mục thường mang tính vui tươi, dí dỏm, trữ tình, tạo nên sức lôi cuốn đối với người xem. Với sức sống bền vững và sự đặc sắc của nghệ thuật này. Năm 2020, rối cạn Tế Tiêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nhắc đến định hướng phát triển tương lai của loại hình nghệ thuật này, anh Phạm Công Bằng chia sẻ, nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, thời đại công nghệ, nên khán giả thường bị cuốn hút bởi những phương tiện giải trí khác hấp dẫn mà quên đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Không chỉ rối, mà nhiều môn nghệ thuật truyền thống đều gặp khó khăn. Chính vì thế, cá nhân anh luôn đau đáu với suy nghĩ, muốn nghệ thuật truyền thống có sức sống, thì cần thổi hơi thở đương đại vào nghệ thuật. Điều ấy sẽ thu hút các bạn trẻ hơn.

“Trong những năm gần đây, bên cạnh các vở diễn cổ kể về những câu chuyện lịch sử, anh hùng cách mạng của dân tộc, phường rối chúng tôi đã có nhiều sự sáng tạo ra những trò diễn mới mang tính chất đương đại gần gũi với cuộc sống hằng ngày…”, Nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng chia sẻ.

Một điểm đáng chú ý nữa là hiện cách lan tỏa tình yêu văn hóa dân gian của rối Tế Tiêu cũng hết sức đặc biệt. Đó là không chỉ sáng tạo trong các vở diễn để phù hợp với đương đại, mà với mong muốn tìm người kế cận giữ nghề cho đời sau, hằng năm, phường rối Tế Tiêu đều mở các lớp dạy nghề, truyền nghề, hay đơn giản hơn là các lớp trải nghiệm múa rối cho học sinh trên địa bàn.

Qua đây, các em học sinh được tận tay làm những con rối và biểu diễn một số trò rối đơn giản. Qua đó, góp phần cho các em hiểu và thêm yêu nghệ thuật rối cạn nói riêng và nghệ thuật sân khấu truyền thống nói chung, từ đó vun bồi nên tình yêu nghệ thuật dân tộc.

Theo dân gian truyền lại, rối cạn Tế Tiêu có bề dày lịch sử lên đến hơn 400 năm. Trải qua nhiều thời kỳ gián đoạn, loại hình sân khấu dân gian này lại được hồi sinh trên mảnh đất Tế Tiêu vào những năm 1954 - 1957, và phát triển mạnh vào những thập niên 70 nhờ sự cống hiến của các bậc nghệ nhân như: Cố nghệ nhân Lê Đăng Nhượng, cố nghệ nhân Phạm Văn Bể. Rối cạn Tế Tiêu đã được ghi tên mình vào danh mục "Di sản văn hóa phi vật thể" cấp Quốc gia.

Đinh Luyện

Nên xem

Ưu tiên nguồn lực giám sát, bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp nghỉ lễ

Ưu tiên nguồn lực giám sát, bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các ngân hàng, tổ chức tài chính phải ưu tiên nguồn lực trực giám sát, bảo đảm an toàn thông tin mạng 24/7, đảm bảo phát hiện sớm các nguy cơ tấn công, thay đổi giao diện, kịp thời xử lý và khắc phục sự cố tấn công mạng trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Sửa Luật Điện lực: Giá điện sẽ theo hướng thị trường

Sửa Luật Điện lực: Giá điện sẽ theo hướng thị trường

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, hướng sửa đổi Luật Điện lực là làm sao phản ánh đầy đủ các chi phí, giảm tối đa việc bù chéo và giá điện theo hướng thị trường.
Tăng cường nhận thức về vai trò của chuyển đổi số với phát triển đất nước

Tăng cường nhận thức về vai trò của chuyển đổi số với phát triển đất nước

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng, góp phần thay đổi phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong tình hình mới, phù hợp, hiệu quả, nâng cao năng lực phản ứng chính sách. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ, nhất là phát huy vai trò người đứng đầu trong triển khai dịch vụ công trực tuyến.
Hà Nội hướng tới mục tiêu “chính quyền phục vụ, người dân hài lòng, hạnh phúc” qua ứng dụng iHanoi

Hà Nội hướng tới mục tiêu “chính quyền phục vụ, người dân hài lòng, hạnh phúc” qua ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, sau 2 tháng triển khai, ứng dụng iHanoi đã tiếp nhận được 5.700 phản ánh, kiến nghị, trong đó đến nay đã xử lý 3.940 kiến nghị và đạt trên 70%. Hiện nay thành phố đang xử lý 29% phản ánh, kiến nghị trong hạn và chỉ có 69 kiến nghị xử lý quá hạn (chiếm 0,02%). Đây là điểm rất mới so với việc xử lý trên bản giấy.
Để khai giảng năm học mới thực sự là Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường

Để khai giảng năm học mới thực sự là Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường

(LĐTĐ) Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 sẽ được tổ chức thống nhất trên địa bàn Thành phố vào sáng 5/9; các nhà trường chú trọng xây dựng văn hóa học đường, đảm bảo an ninh an toàn trường học ngay từ những ngày đầu năm học… là những nội dung được đề cập tại Công văn số 3001/SGDĐT-VP của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Khách hàng mạnh tay chốt đơn VF 8 Lux để hưởng trọn bộ ưu đãi chưa có tiền lệ

Khách hàng mạnh tay chốt đơn VF 8 Lux để hưởng trọn bộ ưu đãi chưa có tiền lệ

(LĐTĐ) Ưu đãi nối tiếp ưu đãi đang giúp VF 8 Lux và VF 8 Lux Plus nhân đôi sức hút trong mắt khách hàng Việt.
Viettel dành 6 giải Vàng tại Giải thưởng Kinh doanh quốc tế 2024 (IBA 2024)

Viettel dành 6 giải Vàng tại Giải thưởng Kinh doanh quốc tế 2024 (IBA 2024)

(LĐTĐ) Vừa qua, Viettel dành 14 giải tại giải thưởng Kinh doanh quốc tế 2024 (IBA 2024).

Tin khác

Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế địa phương

Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế địa phương

(LĐTĐ) Hiểu rõ ứng dụng công nghệ số là nhân tố quan trọng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế địa phương, những năm qua, quận Bắc Từ Liêm đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Hà Nội hướng tới mục tiêu “chính quyền phục vụ, người dân hài lòng, hạnh phúc” qua ứng dụng iHanoi

Hà Nội hướng tới mục tiêu “chính quyền phục vụ, người dân hài lòng, hạnh phúc” qua ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, sau 2 tháng triển khai, ứng dụng iHanoi đã tiếp nhận được 5.700 phản ánh, kiến nghị, trong đó đến nay đã xử lý 3.940 kiến nghị và đạt trên 70%. Hiện nay thành phố đang xử lý 29% phản ánh, kiến nghị trong hạn và chỉ có 69 kiến nghị xử lý quá hạn (chiếm 0,02%). Đây là điểm rất mới so với việc xử lý trên bản giấy.
Lắng đọng lòng người qua từng hiện vật

Lắng đọng lòng người qua từng hiện vật

(LĐTĐ) Trong những ngày Thu lịch sử, nhiều người dân, du khách và các đoàn tham quan đã tới bảo tàng để trực tiếp xem, lắng nghe câu chuyện về những mốc son lịch sử. Mỗi hiện vật, tư liệu chiến tranh về giai đoạn Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9 mang trong mình những câu chuyện riêng, được truyền tải đến người xem với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Hành trình giữ gìn bản sắc và khát vọng vươn xa

Hành trình giữ gìn bản sắc và khát vọng vươn xa

(LĐTĐ) Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, văn hóa luôn đóng vai trò như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết nối quá khứ với hiện tại, hun đúc khát vọng vươn tới tương lai. Từ những ngày đầu độc lập năm 1945 đến nay, hành trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam là một bức tranh đa sắc màu, phản ánh sự kiên trì, sáng tạo và bản lĩnh của một dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắc màu ASEAN hội tụ tại Hà Nội: Thắt chặt tình hữu nghị, hướng tới tương lai

Sắc màu ASEAN hội tụ tại Hà Nội: Thắt chặt tình hữu nghị, hướng tới tương lai

(LĐTĐ) Tối 30/8, thành phố Hà Nội trở nên rực rỡ và sôi động hơn với Ngày hội văn hóa hữu nghị "Sắc màu ASEAN". Sự kiện do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Đại sứ quán Lào và các nước Đông Nam Á tổ chức.
Quận Tây Hồ: Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước tới từng tập thể, cá nhân

Quận Tây Hồ: Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước tới từng tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua yêu nước được quận Tây Hồ triển khai đã lan tỏa tới từng tập thể, cá nhân trên địa bàn quận; tạo sự khích lệ, xuất hiện ngày càng nhiều các điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt; đồng thời giúp giá trị của việc trở thành tấm gương tốt lan tỏa ngày càng rộng hơn trong xã hội.
Người dân hối hả rời thành phố đi nghỉ lễ Quốc khánh

Người dân hối hả rời thành phố đi nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày, từ 31/8 - 3/9. Chiều 30/8, ngay sau ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ, người dân bắt đầu hối hả đổ về các ngả đường để về quê sum họp cùng người thân đón lễ Quốc khánh.
Lá cờ Tổ quốc đặc biệt, lan tỏa thông điệp “Cho đi là còn mãi”

Lá cờ Tổ quốc đặc biệt, lan tỏa thông điệp “Cho đi là còn mãi”

(LĐTĐ) Tập thể đoàn viên Công đoàn Trường Mầm non Vạn Thắng đã tổ chức xếp hình lá cờ Tổ quốc từ Giấy chứng nhận hiến máu, lan tỏa thông điệp “Cho đi là còn mãi” nhân dịp lễ Quốc khánh.
Sơ khảo Hội thi “Dân vận khéo”: Công an thành phố Hà Nội đoạt giải Nhất cụm 6

Sơ khảo Hội thi “Dân vận khéo”: Công an thành phố Hà Nội đoạt giải Nhất cụm 6

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 30/8, Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức Vòng sơ khảo Hội thi “Dân vận khéo” Cụm thi số 6 gồm các đội: Công an Thành phố; Đảng ủy các Tổng Công ty trực thuộc Thành ủy; Đảng ủy Cục thuế Thành phố; Đảng ủy Khối các trường Đại học - Cao đẳng; Thành đoàn.
Hà Nội: Khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Đông Anh

Hà Nội: Khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Đông Anh

(LĐTĐ) Ngày 30/8, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Với tổng quy mô lên tới 90ha, thuộc Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới. Tổ hợp được dự báo sẽ là “kỳ quan mới” của Thủ đô, khởi phát nền kinh tế “Expo” sôi động, sánh ngang với các tâm điểm giao thương toàn cầu. Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia là dự án trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, thay thế cho Trung tâm Triển lãm cũ tại Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động