Chuyện cựu chiến binh làm giàu từ gian khó

(LĐTĐ) Những năm qua, nhờ biết khai thác lợi thế về đất đai, mạnh dạn, nhạy bén trong làm ăn, cần cù lao động... cựu chiến binh Lê Văn Huệ (thôn Long Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã trở thành gương điển hình phát triển kinh tế ở địa phương. Ông đã phát huy tốt phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, vượt khó và vươn lên ổn định cuộc sống.
Hội Cựu chiến binh Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội: Giữ vững và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” Bí thư Chi bộ thôn hết mình vì cộng đồng Phát huy truyền thống gương mẫu của Bộ đội Cụ Hồ

Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Trang trại nuôi gà, trồng bưởi của cựu chiến binh Lê Văn Huệ nằm sâu trong khu hẻo lánh nhất của xã Hòa Thạch, thế nhưng chỉ cần hỏi thăm ai cũng biết, bởi ông là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng tại địa phương.

Ông Huệ sinh năm 1962, tại xã Thống Nhất, huyện Thường Tín (Hà Nội) và bắt đầu nhập ngũ từ năm 1979, tham gia làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. Đến năm 1982, ông bị thương với 3 vết thương thực thể, 1 năm sau thì xuất ngũ, về địa phương là thương binh 4/4. Hiện, ông Huệ vẫn còn mảnh kim loại trong người. Những lúc trái gió trở trời, ông vẫn bị hành hạ bởi những vết thương do chiến tranh để lại.

Cựu chiến binh biến “sỏi đá thành cơm”
Nhờ biết khai thác lợi thế về đất đai, mạnh dạn, nhạy bén trong làm ăn, cần cù lao động... cựu chiến binh Lê Văn Huệ đã trở thành gương điển hình phát triển kinh tế ở địa phương.

Sau khi xuất ngũ trở về, ông Huệ làm công nhân cơ khí tại Công ty Sông Đà. Đến năm 1989, do Công ty chuyển địa điểm quá xa nhà nên ông Huệ quyết định nghỉ việc và cùng vợ nhận đất, nhận rừng, lên xã Hòa Thạch để phát triển kinh tế.

Ông Huệ chia sẻ: “Lúc đầu, vợ chồng tôi tận dụng diện tích đất được giao để trồng cây chè. Khi chè được Công ty Long Phú thu mua để xuất khẩu, người dân chúng tôi vẫn sống được bằng cây chè. Tuy nhiên, một thời gian sau, cây chè đã không còn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, khi Công ty Long Phú giải thể, vợ chồng tôi đã nghiên cứu chuyển sang thực hiện mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả”.

Khi bắt đầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vợ chồng ông Huệ đã kiên trì khai khẩn đất để trồng cây ăn quả như bưởi, nuôi gà. Gia đình ông là một trong số ít những hộ tiên phong đi đầu trong nuôi gà đẻ ở địa phương.

Khi bắt đầu nuôi gà, trồng cây ăn quả, vợ chồng ông gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật chăm sóc vật nuôi cũng như quá trình vận chuyển vì giao thông thời đó không thuận tiện. Nhưng với tâm niệm “đã làm thì không sợ, đã sợ thì không làm”, vợ chồng ông kiên trì, cần mẫn tìm tòi học hỏi, từng bước tháo gỡ khó khăn.

Trước khi nuôi và nhân rộng gà đẻ trứng, gia đình ông Huệ đã nuôi thử nghiệm nhiều giống gà có nguồn gốc xuất xứ từ các tỉnh phía Bắc. Ở thời điểm đó, ông nhận thấy gà đẻ là giống gà dễ nuôi, mang lại thu nhập cao nên đã tập trung phát triển mô hình theo hướng có quy mô, đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi nhằm đảm bảo an toàn.

Để nuôi gà đẻ trứng lai đem lại hiệu quả, ông đã đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi từ những người quen đã từng nuôi. Đồng thời, nhờ sự tư vấn của cán bộ thú y để biết cách chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh. “Nhờ chịu khó lao động, tận dụng các điều kiện thuận lợi để thay đổi cơ cấy kinh tế, trồng cây ăn quả, chăn nuôi. Từ đó, cuộc sống gia đình tôi đỡ vất vả hơn”.

Vươn lên làm giàu cho quê hương

Theo chia sẻ của ông Huệ, những năm đầu mới nuôi gà đẻ, lãi suất cao hơn, bệnh tật ít và tính cạnh tranh thấp hơn. Có thời điểm, gia đình ông Huệ nuôi tới 6.500 gà đẻ trứng và trồng nhiều loại cây ăn quả, tạo việc làm cho nhiều lao động. Thậm chí, có thời điểm nuôi, trồng hiệu quả, thu nhập lên tới 600 triệu đồng/năm.

“Một số năm trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi cũng đang bắt đầu khôi phục, phục hồi lại kinh tế. Hiện tại, gia đinh tôi có 2 trại gà, 1 trại nuôi gà đẻ trứng và 1 trại nuôi gà bán thịt”, ông Huệ cho biết.

Cũng theo ông Huệ, hiện nay, nhu cầu thị trường thay đổi từng ngày nên phải tích cực tìm tòi, nuôi, trồng những giống mới có năng suất và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh việc nuôi gà, chăm sóc vườn bưởi, ông Huệ cũng đang nghiên cứu trồng thử nghiệm thêm các loại cây khác hướng tới đa dạng cây trồng.

Cựu chiến binh biến “sỏi đá thành cơm”
Có thời điểm, gia đình ông Huệ nuôi tới 6.500 gà đẻ trứng và trồng nhiều loại cây ăn quả, tạo việc làm cho nhiều lao động

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cựu chiến binh Lê Văn Huệ vẫn luôn giữ tác phong của người lính, cần cù, hăng say lao động, bởi ông suy nghĩ lao động không những mang lại niềm vui cho tuổi già mà còn góp phần đỡ đần cho con cháu.

Đặc biệt, trong những năm qua, mặc dù thương tật, nhưng ông Huệ và gia đình luôn gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh các hoạt động đẩy mạnh phát triển kinh tế, ông Huệ cũng tham gia công tác ở thôn với vị trí Trưởng ban kiểm soát Hợp tác xã thôn Long Phú.

Ông Huệ thường xuyên cùng cán bộ thôn đi học tập các mô hình kinh tế mới, cách nuôi trồng hiệu quả để truyền đạt lại cho bà con nông dân. Là người có uy tín trong cộng đồng, ông tuyên truyền, vận động người dân xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn, giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống…

Với những nỗ lực đáng ghi nhận, nhiều năm liền ông Lê Văn Huệ được Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội khen thưởng vì có thành tích nổi bật trong phát triển kinh tế ở địa phương; thậm chí mô hình kinh tế của ông đã được nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đến thăm, động viên.

Ông Đỗ Tiến Hùng - Trưởng thôn Long Phú (xã Hòa Thạch) cho biết, cựu chiến binh Lê Văn Huệ là một trong những tấm gương tiêu biểu trong thực hiện mô hình sản xuất nuôi gà lai có hiệu quả để phát triển kinh tế gia đình. Không chỉ vậy, ông còn tích cực tham gia vào công tác xã hội tại địa phương, xứng đáng là tấm gương để nhiều người khác học tập và noi theo.
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm. Từ một giáo viên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ trở thành một cán bộ quản lý giỏi là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực không ngừng của cô giáo Nguyễn Thị Kim Hoa.
Người truyền lửa cho công nhân cơ điện

Người truyền lửa cho công nhân cơ điện

(LĐTĐ) Nhờ những sáng kiến trong vận hành cơ điện, anh Lê Đình Lam, trưởng bộ phận Cơ điện, Công ty TNHH Sản xuất nhựa Bình Thuận (Thanh Trì, Hà Nội) được tôn vinh là 1 trong 100 Công nhân giỏi của Thủ đô Hà Nội.
Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và cống hiến xã hội

Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và cống hiến xã hội

(LĐTĐ) Gia đình anh Phan Trung Thắng vừa được Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội biểu dương là "Gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu". Bản thân anh Thắng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt nhiều danh hiệu thi đua. Cùng đó, gia đình anh luôn duy trì giá trị truyền thống, khuyến khích con học tập và cân bằng cuộc sống.
Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì công nhân

Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì công nhân

Từng là lao động trực tiếp nên bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội hiểu rất rõ những vất vả, nhọc nhằn của người công nhân môi trường. Vì thế, bà luôn trăn trở, tìm tòi, tham mưu và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi, giảm thiểu nhất những khó khăn, vất vả cho công nhân.
Hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”

Hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”

(LĐTĐ) Giáo viên mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, vì thế, quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trong đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường Mầm non Châu Can A (huyện Phú Xuyên) có rất nhiều giáo viên tận tâm với nghề, giỏi nghề, trong đó có cô Lê Thị Loan.
Cô giáo trẻ Nguyễn Đào Thùy Dương: Tâm huyết, sáng tạo và truyền cảm hứng

Cô giáo trẻ Nguyễn Đào Thùy Dương: Tâm huyết, sáng tạo và truyền cảm hứng

(LĐTĐ) Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta sẽ là một vườn hoa đẹp”. Đặc biệt đối với nghề giáo, Bác đã dạy: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thấm nhuần tư tưởng này của Bác, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) luôn phấn đấu rèn luyện để trở thành những bông hoa đẹp, tỏa ngát hương thơm cho đời. Một trong những bông hoa đẹp ấy là cô giáo Nguyễn Đào Thùy Dương - người luôn tận tâm, sáng tạo với nghề.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Trao tặng hàng nghìn suất ăn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Trao tặng hàng nghìn suất ăn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Nhằm tiếp sức mùa thi cho các sĩ tử thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Hội Chữ thập đỏ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Huyện Đoàn Ứng Hoà phối hợp tổ chức hàng nghìn suất ăn để tặng cho các học sinh. Đây là năm thứ 3 huyện Ứng Hòa trao suất ăn yêu thương đến các sĩ tử.
Người Tổ trưởng dân phố gương mẫu

Người Tổ trưởng dân phố gương mẫu

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”, gần 15 năm qua, ông Đàm Ngọc Doanh - Tổ trưởng Tổ dân phố 8, phường Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây) luôn phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đi đầu trong mọi phong trào thi đua tại cơ sở, đặc biệt là phong trào hiến đất làm đường, hiến máu tình nguyện, từ thiện xã hội.
Tấm gương nhà giáo mẫu mực

Tấm gương nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Qua nhiều năm thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đội ngũ nhà giáo Trường Tiểu học Vân Từ, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, ngày càng chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc “trồng người”. Tập thể nhà trường luôn tự hào khi nhắc đến cô giáo Bùi Thị Thanh Thắm - một tấm gương điển hình tiên tiến, bởi lòng nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi…
Tấm gương cán bộ quản lý mẫu mực

Tấm gương cán bộ quản lý mẫu mực

(LĐTĐ) Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hằng là tấm gương về cán bộ quản lý có trách nhiệm. Cô là Hiệu trưởng Trường THCS Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ năm 2020 đến nay. Những năm qua, cô đã xây dựng Hội đồng sư phạm nhà trường thành một tập thể đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.
Xem thêm
Phiên bản di động