Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp thứ hai Đề án chiến lược xây dựng Nhà nước pháp quyền

Chiều 18/4, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo.
Chủ tịch nước khen ngợi các cá nhân dũng cảm cứu người Tiếp tục phối hợp công tác chặt chẽ giữa Chủ tịch Nước và Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp thứ hai Đề án chiến lược xây dựng Nhà nước pháp quyền
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Tham dự Phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Chỉ đạo: Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an; Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Dự họp còn có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, thành viên Ban Chỉ đạo.

Tại Phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo và lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, thành viên Tổ Biên tập đã cho ý kiến lần đầu tiên về dự thảo Đề án quan trọng này.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Phiên họp, thay mặt Ban Chỉ đạo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo trong thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Theo đó đã chỉ đạo triển khai nghiên cứu 27 chuyên đề để làm cơ sở xây dựng dự thảo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”; tổ chức thành công 3 hội thảo cấp quốc gia tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của hàng trăm lượt các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ làm công tác thực tiễn; đã nêu ra rất nhiều ý kiến trách nhiệm, tâm huyết, có cơ sở lý luận, căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Chủ tịch nước cho biết, nhiều cơ quan như: Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Tư pháp, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam… đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm để tập hợp các ý kiến xây dựng các chuyên đề.

Đặc biệt, các thành viên Tổ Biên tập, các chuyên gia, nhà khoa học đã làm việc tích cực, trách nhiệm, trao đổi, thảo luận dân chủ; tổng hợp một khối lượng tài liệu rất lớn từ 27 chuyên đề, 3 tập kỷ yếu hội thảo quốc gia; huy động tối đa kiến thức, kinh nghiệm và dành hết tâm trí, sức lực vào việc soạn thảo, biên tập để có được dự thảo Đề án lần thứ nhất, trình Phiên họp của Ban Chỉ đạo lần này.

Sau khi lắng nghe ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, các chuyên gia, nhà khoa học, Trưởng Ban Chỉ đạo đánh giá, đã có sự thống nhất cao về nhận thức, sự cần thiết, tầm quan trọng và tính chiến lược của Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045ˮ cả về lý luận, thực tiễn và những quan điểm đổi mới, phát triển bền vững đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; có cơ sở pháp lý và cơ sở chính trị để khẳng định những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng Đề án.

Chủ tịch nước nêu rõ, Ban Chỉ đạo thống nhất đánh giá, dự thảo lần thứ nhất của Đề án được xây dựng cơ bản dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; bám sát các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước; các nguyên tắc, đặc trưng, mục tiêu, quan điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011), Hiến pháp 2013, các Nghị quyết của Trung ương, nhất là các Nghị quyết số 48, số 49 của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Qua đó, thể hiện được tầm nhìn chiến lược trong phát triển đất nước theo định hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tiếp tục khẳng định bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phát huy dân chủ.

Theo đó, bố cục chính của Đề án cơ bản phù hợp Đề cương sơ bộ do Ban Chỉ đạo đã thông qua tại Phiên họp thứ nhất, trong đó có sự cần thiết, mục đích, nhiệm vụ của Đề án và quá trình xây dựng Đề án; những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đánh giá tổng quát thực trạng, quan điểm, mục tiêu, đột phá, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; tổ chức thực hiện và kiến nghị giải pháp.

Nêu một số vấn đề cần tiếp tục chỉnh sửa trong dự thảo Đề án, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu dành dung lượng thỏa đáng cho những vấn đề được xác định là trụ cột của chiến lược như đổi mới lập pháp, cải cách tư pháp, cải cách hành chính; tổ chức, thực thi và kiểm soát quyền lực nhà nước... Đối với các vấn đề chưa rõ hoặc cần nghiên cứu thảo luận thêm thì tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi để tạo sự thống nhất cao.

Do thời gian hoàn thiện dự thảo Đề án không còn nhiều, Chủ tịch nước đề nghị, Ban Chỉ đạo cần thể hiện tinh thần trách nhiệm cao nhất trước Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị; đặt quyết tâm cao để hoàn thành dự thảo bảo đảm tiến độ và chất lượng cao. Cùng với đó là quan tâm chỉ đạo các cơ quan liên quan, tập trung lực lượng tham gia hoàn thiện dự thảo Đề án; tạo điều kiện tối đa cho các chuyên gia, Tổ Biên tập thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

Cùng với việc rà soát các nội dung, nhiệm vụ, Chủ tịch nước đề nghị Ban Nội chính Trung ương-Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo phối hợp Văn phòng Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức 3 Hội nghị vùng để lắng nghe ý kiến của các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương. Các ý kiến này cùng các ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia pháp lý là cơ sở quan trọng để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án. Ngoài ra, cần tổ chức thêm các cuộc tọa đàm chuyên sâu.

Nhấn mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền có ý nghĩa rất quan trọng, giúp đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ và đóng góp xây dựng Đề án, Chủ tịch nước đề nghị Ban Nội chính Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới.

Theo Tuấn Anh/nhandan.vn

https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/chu-tich-nuoc-chu-tri-phien-hop-thu-hai-de-an-chien-luoc-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-693597/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Xúc động, nghẹn ngào giờ phút cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xúc động, nghẹn ngào giờ phút cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội và cả nước vừa trải qua những giờ phút cuối cùng tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ. Trong giờ phút cuối cùng ấy, nhân dân tập trung đứng dọc trên các tuyến đường mà đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư đi qua, kính cẩn nghiêng mình, chào vĩnh biệt Người với biết bao nghẹn ngào, xúc động.
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình trân trọng cảm ơn tình cảm đặc biệt của đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và đất nước, con người Việt Nam văn hiến và anh hùng.
Xúc động Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê hương Lại Đà

Xúc động Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê hương Lại Đà

(LĐTĐ) Chiều ngày 26/7, hàng vạn người dân đã đến thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh để viếng và tham dự Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thu nhận ADN cho 30 thân nhân liệt sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thu nhận ADN cho 30 thân nhân liệt sĩ tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Hoạt động trên nhằm hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), qua đó hỗ trợ cho thân nhân của liệt sĩ tìm được danh tính của con em và người thân mình.
Thành phố Nha Trang: Người dân lên chùa tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành phố Nha Trang: Người dân lên chùa tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nhiều người dân tại thành phố Nha Trang đến chùa để tham dự Lễ tưởng niệm, tỏ lòng thành kính với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, ông Nguyễn Trọng Trường, đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư tại Lễ Truy điệu.
Ngành dịch vụ tại TP.HCM vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững

Ngành dịch vụ tại TP.HCM vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững

(LĐTĐ) Ngày 25/7 Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến lần 1 về “Phát triển ngành dịch vụ tại TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Nghệ An: Công nhân, viên chức, lao động tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghệ An: Công nhân, viên chức, lao động tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sáng 25/7, tại Nghệ An, đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân ở các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, khối xóm xúc động khi xem trực tiếp Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia.
Bạn học Khoa Ngữ Văn xót thương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bạn học Khoa Ngữ Văn xót thương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong dòng người đến Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội) sáng 25/7, có những mái tóc bạc trắng đến đưa tiễn người bạn học - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tình cảm tiếc thương vô hạn. Họ là đồng môn lớp Văn khóa 8, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, niên khóa 1963 - 1967, nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng học.
Nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau 18h hôm nay

Nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau 18h hôm nay

(LĐTĐ) Theo Ban Tổ chức Lễ tang, sau 18h hôm nay (25/7), sẽ tạo điều kiện sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động