Chống buôn lậu hàng giả lại “nóng” dịp cuối năm

Đã thành quy luật, thời điểm cuối năm lợi dụng nhu cầu nguyên liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp tăng mạnh nên hoạt động buôn lậu, hàng giả diễn biến phức tạp. Dù đã có nhiều giải pháp ngăn chặn nhưng với những thủ đoạn tinh vi, dân buôn lậu, sản xuất hàng giả đã khiến các lực lượng chức năng phải gồng mình đối phó.
Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả “Căng mình” chống buôn lậu dịp cuối năm

"Nóng" dịp cuối năm

Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội cho thấy, trong tháng 10/2021 lực lượng chức năng đã thanh tra, kiểm tra trên 1.300 vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại; xử lý hành chính 1.230 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước 156 tỷ đồng. Như vậy, trong 10 tháng qua, các lực lượng chức năng TP Hà Nội đã kiểm tra 23.682, xử lý 20.702 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước trên 2.515 tỷ đồng.

Chống buôn lậu hàng giả lại “nóng” dịp cuối năm
QLTT Hà Nội kiểm tra kho chứa hàng giả mạo nhãn hiệu Thuận Phát tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm ngày 11/11

Thực tế cho thấy, cuối năm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, lợi dụng vấn đề này một số đối tượng tăng cường buôn lậu, sản xuất hàng nhái thương hiệu. Ngày 11/11 vừa qua, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) Bộ Công Thương phối hợp với Cục QLTT Hà Nội, Bắc Ninh kiểm tra xưởng sản xuất, kho chứa hàng hoá tại xã Yên Thường (huyện Gia Lâm) và phường Phù Lưu, TP Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) phát hiện gần 30.000 lọ sa tế tôm giả mạo nhãn hiệu “Thuận Phát”.

Trước đó, Đội QLTT số 17 (Cục QLTT Hà Nội) kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm tại tổ 16 Tứ Liên (quận Tây Hồ) đã phát hiện 1.462 kg thực phẩm đóng gói gồm lườn vịt xông khói, cánh gà, trứng non, nầm, tràng lợn không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.

Theo Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Trịnh Quang Đức, hiện các đối tượng buôn lậu, sản xuất hàng giả đang lợi dụng mạng xã hội facebook, zalo... để rao bán, tiêu thụ mặt hàng giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu. Đáng lo ngại hơn, trong thời gian chống Covid-19 đã xuất hiện phương thức mới trong việc vận chuyển hàng lậu là lợi dụng xe được cấp giấy nhận diện phương tiện ưu tiên theo “luồng xanh” để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm…

“Vừa qua khi thuốc điều trị Covid-19 chính thức được phê duyệt sử dụng, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện việc rao bán thuốc nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ”- ông Trịnh Quang Đức nêu ví dụ.

Mở đợt cao điểm

Theo các chuyên gia chống buôn lậu, hàng giả, cả nước đang từng bước khôi phục sản xuất kinh doanh nên những tháng cuối năm, đặc biệt khi Tết Nguyên đán tới gần việc buôn lậu, sản xuất tiêu thụ hàng giả sẽ diễn ra phức tạp. Vì vậy chống buôn lậu, gian lận thương mại càng trở nên phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, tập trung kiểm tra các điểm ‘nóng’ của lực lượng chức năng.

Chống buôn lậu hàng giả lại “nóng” dịp cuối năm
QLTT Hà Nội kiểm tra kho chứa hàng giả mạo nhãn hiệu Thuận Phát tại xã Yên Thường ngày 11/11

Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Chu Xuân Kiên cho biết, cuối năm là thời điểm các thương nhân tập kết hàng hóa để phục vụ nhân dân dịp lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2022. Để ngăn chặn các đối tượng buôn lậu, sản xuất hàng giả, Cục QLTT Hà Nội đã yêu cầu các đội QLTT chủ động làm tốt điều tra cơ bản, nắm tình hình thị trường, lập danh sách đối tượng, cơ sở có biểu hiện nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại. Tập trung kiểm tra, kiểm soát các kho tàng, bến bãi chứa hàng hóa, các địa bàn trọng điểm như chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm), chợ Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm), ga Yên Viên, ga Gia Lâm và các bến xe, sân bay... Trong đó tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như xăng dầu, rượu, bia, thuốc lá, hàng điện tử, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm...

“Với mục tiêu ổn định, lành mạnh thị trường, Cục QLTT Hà Nội đã chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường hơn nữa công tác quản lý địa bàn, thống kê và nắm bắt thông tin về các tổ chức cá nhân, sản xuất kinh doanh. Qua đó lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm, tránh gây khó khăn, phiền hà và làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của đối tượng kiểm tra” - ông Chu Xuân Kiên nêu rõ.

Các đơn vị khác như Công an TP, Sở Y tế, Sở Công Thương, Cục Thuế, Cục Hải quan Hà Nội… cũng phối hợp triển khai kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các mặt hàng; kiểm tra kho tàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa trước, trong và sau Tết trên địa bàn TP Hà Nội.

Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Mai Sơn thông tin, từ nay đến hết năm 2021 Cục Thuế Hà Nội sẽ đẩy đẩy nhanh tiến độ thanh tra kiểm tra, đặc biệt chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả vấn đề đang ''nóng'' hiện nay trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên môi trường thương mại điện tử.

Tại hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Tổng cục QLTT vừa tổ chức đầu tháng 11/2021, Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh nhấn mạnh, thời gian tới lực lượng QLTT cả nước sẽ mở đợt cao điểm về kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong đó tập trung vào những mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lực lượng QLTT Hà Nội sẽ tập trung kiểm soát việc một số đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, kinh doanh hàng giả và các mặt hàng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, đặc biệt các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán 2022. Trong quá trình kiểm tra sẽ gắn trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách qua đó kịp thời phát hiện, nhận diện những vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực, mặt hàng mới nổi để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn, xử lý.

Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Chu Xuân Kiên

Theo Lê Nam/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/cuoi-nam-chong-buon-lau-hang-gia-lai-nong-441218.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

Sắp diễn ra Chương trình “Tự hào nông sản Việt” 2023

Sắp diễn ra Chương trình “Tự hào nông sản Việt” 2023

(LĐTĐ) Tháng 12 tới, tại quận Long Biên, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Long Biên sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình “Tự hào nông sản Việt”.
Giá vàng vượt mốc 74 triệu/lượng, tăng cao nhất lịch sử

Giá vàng vượt mốc 74 triệu/lượng, tăng cao nhất lịch sử

(LĐTĐ) Sáng 29/11, vàng SJC vọt lên trên 74 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - giá bán ở mức 1,2 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử.
Giá vàng đồng loạt giảm ngay sau khi tăng sốc

Giá vàng đồng loạt giảm ngay sau khi tăng sốc

(LĐTĐ) Sáng 24/11, sau khi cán mốc 72 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 61 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn tròn trơn, giá vàng trong nước chao đảo.
Xăng dầu đồng loạt giảm mạnh trong kỳ điều hành giá mới theo Nghị định 80

Xăng dầu đồng loạt giảm mạnh trong kỳ điều hành giá mới theo Nghị định 80

(LĐTĐ) Ngày 23/11, lần đầu tiên liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023/NĐ-CP. Theo đó, trong kỳ điều hành theo Nghị định mới, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã quyết định điều chỉnh giám giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt. Trong đó, xăng RON 95 giảm 506 đồng/lít,, xăng E5 RON 92 giảm 584 đồng/lít.
Bình Dương: Sẵn sàng bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán

Bình Dương: Sẵn sàng bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Sở Công thương tỉnh Bình Dương vừa có buổi làm việc với lãnh đạo một số sở, ngành, các huyện, thị, thành phố và doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn tỉnh nhằm thống nhất kế hoạch bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa thiết yếu năm 2024, dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Bình Dương đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh

Bình Dương đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh

(LĐTĐ) 2023 lại là năm tiếp tục khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, tỉnh Bình Dương cũng không nằm ngoại lệ. Tuy nhiên với những nỗ lực về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, kết quả thu hút vốn đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh này vẫn khá tích cực.
Giá vàng miếng liên tục tăng, vàng nhẫn lập đỉnh mới

Giá vàng miếng liên tục tăng, vàng nhẫn lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước hôm nay (22/11) tăng liên tục ngay sau khi mở cửa theo đà tăng mạnh của giá vàng thế giới.
Canada là cửa ngõ để hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ

Canada là cửa ngõ để hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Canada (VCBA) tổ chức Hội thảo “Canada – Cửa ngõ cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ”.
Tăng cường kết nối chuỗi giá trị để cùng phát triển

Tăng cường kết nối chuỗi giá trị để cùng phát triển

(LĐTĐ) Mặc dù tiềm năng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TP.HCM là rất lớn nhưng việc liên kết chuỗi giá trị, phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn vẫn còn mới mẻ, đòi hỏi sự kiên trì nỗ lực giữa 14 địa phương với các Bộ, ngành Trung ương.
Thỏa thuận xanh EU tác động thế nào đến nông sản, thực phẩm và dệt may xuất khẩu?

Thỏa thuận xanh EU tác động thế nào đến nông sản, thực phẩm và dệt may xuất khẩu?

(LĐTĐ) Nông sản, thực phẩm và dệt may là các nhóm sản phẩm của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu mang lại giá trị cao ở thị trường Liên minh châu Âu (EU). Các chính sách xanh của EU đối với nông sản, thực phẩm và dệt may được đánh giá là phức tạp và thách thức hơn so với các mặt hàng khác trên thị trường này.
Xem thêm
Phiên bản di động