Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV:

Chất vấn và trả lời chất vấn về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông

(LĐTĐ) Tại ngày làm việc thứ hai kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, các đại biểu đã chất vấn và trả lời chất vấn về 2 nhóm vấn đề: Công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông; Việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 Tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh Xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng

Những vấn đề chất vấn đều được cử tri và dư luận quan tâm

Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nêu, đối với công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông, thời gian qua, Ủy ban nhân dân các cấp đã có các biện pháp để bảo vệ, quản lý nhằm đảm bảo việc khai thác hợp lý, hiệu quả, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, qua khảo sát của các ban Hội đồng nhân dân Thành phố cho thấy công tác quản lý khai thác cát, sỏi, lòng sông, việc quản lý bến bãi chứa cát, đá, sỏi còn nhiều bất cập, hạn chế; hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép vẫn đang diễn biến rất phức tạp gây lãng phí nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống đê điều, an ninh trật tự và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân, gây bức xúc dư luận thời gian qua.

Đối với việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố, Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố đã tổ chức phiên giải trình vào tháng 3/2018 và Ban Thường vụ Thành ủy đã kiểm tra các cấp ủy về việc triển khai kết quả Chương trình 04 về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, trong đó có nội dung triển khai 2 Bộ quy tắc ứng xử.

Chất vấn và trả lời chất vấn về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông
Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn (Ảnh: Mai Quý)

Sau phiên giải trình, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan của thành phố và xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh, có văn hóa ứng xử tốt đẹp tại nơi công cộng, kết quả đã có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện 2 bộ quy tắc này vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Một số cán bộ, công chức, viên chức nhất là tại cấp xã, phường vẫn còn thái độ chưa đúng mực, ý thức và tinh thần trách nhiệm chưa cao trong giải quyết các thủ tục hành chính đối với người dân và doanh nghiệp; hiện tượng vi phạm các chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục, nếp sống văn minh tại nơi công cộng vẫn còn diễn ra tại nhiều nơi, nhiều lúc, nhất là trong văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông.

Theo Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, đây là những lĩnh vực các cấp, các ngành chưa có các biện pháp hữu hiệu để quản lý. Qua các buổi tiếp xúc cử tri đây là vấn đề cử tri quan tâm, phản ánh. Do đó, việc Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố lựa chọn 2 nhóm vấn đề trên để chất vấn là xuất phát từ thực tiễn của công tác quản lý điều hành của chính quyền các cấp, đồng thời cũng là đáp ứng yêu cầu cử tri và dư luận quan tâm.

“Tại phiên chất vấn này, tôi đề nghị các vị đại biểu tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân, thực hiện hoạt động chất vấn đạt hiệu quả cao, giúp cho các cấp, các ngành, chính quyền địa phương thấy rõ các tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời” – đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.

Cần xử lý dứt điểm tình trạng “cát tặc” lộng hành

Tại phiên chất vấn, đại biểu Dương Thị Hằng (tổ đại biểu Gia Lâm) gửi câu hỏi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Xuân Đình và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ về vấn đề tình trạng khai khác cát trái phép, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Xuân Đình cho biết biện pháp xử lý? Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ cho biết trách nhiệm chính quyền đia phương?

Chất vấn và trả lời chất vấn về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông
Đại biểu Nguyễn Minh Đức (tổ đại biểu Thanh Xuân) đặt câu hỏi chất vấn (Ảnh: Mai Quý)

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Dương Thị Hằng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Xuân Đình Hồ Quốc Khánh cho biết, trong các năm 2018, 2019 “cát tặc” ồ ạt đến xã khai thác cả ngày đêm, tàu cuốc hút cát rất nhiều. Sau khi xảy ra tình trạng khai thác cát trên địa bàn, xã đã báo cáo Ủy ban nhân dân huyện và Thành phố. Huyện cũng đã ban hành văn bản, quyết liệt xử lý. Đến cuối năm 2019, tình trạng khai thác cát ồ ạt chấm dứt. Tuy nhiên, đến tháng 6, 7 năm 2020, “cát tặc” tiếp tục hoạt động nhưng với quy mô nhỏ hơn và chủ yếu khai thác nhiều về đêm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Xuân Đình kiến nghị và đề xuất được thành phố quan tâm cấp phương tiện như tàu cao tốc, bố trí nhân lực, lực lượng công an đường thuỷ thường xuyên ứng trực trên địa bàn để xử lý hoạt động khai thác cát trái phép.

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Dương Thị Hằng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn cho biết, trách nhiệm của huyện là phối hợp bảo vệ tài nguyên, bảo vệ cát sỏi chưa khai thác, có hành động ngăn chặn đối với các tình trạng khai thác cát trái phép, đối với các nội dung vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên. Những năm qua, huyện Phúc Thọ đã thực hiện nhiều giải pháp để thực hiện đúng thẩm quyền, song tình trạng khai thác cát trên địa bàn huyện còn phức tạp.

Trong công tác phối hợp, huyện Phúc Thọ đã chủ động phối hợp với các địa bàn lân cận để quản lý khai thác cát trên lòng sông Hồng. Đối với công tác chỉ đạo, huyện thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, ban hành chỉ thị, kế hoạch để giải quyết tình trạng này. Nhờ đó, tình trạng khai thác trái phép như công trường vào ban ngày đã chấm dứt, tuy nhiên vẫn còn tình trạng khai thác cát trái phép vào buổi đêm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ kiến nghị cần tăng cường lực lượng chức năng, phương tiện để xử lý kịp thời các vi phạm, đồng thời cần xác định mốc giới trong lòng sông giữa huyện Phúc Thọ với 2 huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc của tỉnh Vĩnh Phúc để ngăn ngừa tình trạng khai thác cát trái phép, đồng thời đẩy nhanh tiến độ đề án đấu giá khai thác mỏ cát, vừa quản lý được vừa bảo đảm nguồn thu cho nhà nước.

Chất vấn và trả lời chất vấn về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu (Ảnh: Mai Quý)

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Minh Đức (tổ đại biểu Thanh Xuân) về việc Thành phố còn 13 điểm khai thác cát trái phép, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, hiện trên địa bàn Thành phố có 7 tuyến sông chính giáp ranh với 8 tỉnh, thường có các đối tượng hoạt động khai thác cát lén lút ở các khu vực giáp ranh các địa bàn huyện.

Hàng năm, Công an Thành phố đều có kế hoạch yêu cầu các đơn vị các cấp điều tra cơ bản, qua đó phát hiện 13 điểm khai thác cát trái phép trên địa bàn. Tính đến tháng 11/2020, trên địa bàn Thành phố có 14 giấy phép hoạt động, trong đó có 11 giấy phép do Ủy ban nhân dân Thành phố cấp; 8 tổ chức được khai thác cát nổi còn thời hạn. Xác định trên các tuyên sông có 207 bãi tập kết khoáng sản đang hoạt động, trong đó có 57 bãi có thủ tục hoạt động, 150 bãi chưa có thủ tục hoạt động trên các địa bàn quận, huyện.

Đối với 13 điểm còn phức tạp về khai thác cát trái phép trên địa bàn, Phó Giám đốc Công an Thành phố cam kết sẽ không để xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép tại các điểm này. Công an thành phố tiếp tục tăng cường kiểm tra, phối hợp với các lực lượng, các tỉnh lân cận trong công tác phòng chống khai thác cát trái phép.

Liên quan đến công tác đấu tranh với tội phạm khai thác cát trái phép, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng cho biết, Công an Thành phố có các đội thuộc Phòng Cảnh sát môi trường và Phòng Cảnh sát giao thông. Ngoài ra, Công an các quận, huyện cũng có các đội môi trường. Với tuyến xã, lực lượng công an chính quy về làm nhiệm vụ sẽ là lực lượng nòng cốt, trọng tâm để đấu tranh, phát hiện tội phạm nói chung và khai thác cát trái phép nói riêng.

Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội kiến nghị Thanh tra Sở Giao thông vận tải cần phối hợp với lực lượng Công an giải quyết kiểm tra các phương tiện chở cát vi phạm và xem xét áp dụng xử lý hình sự chủ phương tiện chở cát quá khổ, quá tải gây hư hỏng các tuyến đường đê; Sở Giao thông vận tải cần kiểm tra toàn bộ tàu vi phạm về đăng kiểm để xử lý, cùng các quận, huyện, thị xã nghiên cứu giải quyết dứt điểm về bến bãi không phép, quy hoạch tổng thể trên các tuyến sông để những nơi có thể cấp được giấy phép thì đưa vào quản lý, còn không cấp phép thì xử lý nghiêm vi phạm.

Tiếp tục phiên chất vấn, các đại biểu đã nêu hàng loạt câu hỏi về trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý bến bãi, xử lý xe quá tải, quá khổ lưu thông trên các tuyến đê trên địa bàn Thành phố.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Hoàng Thị Tú Anh (tổ đại biểu Đan Phượng) về tình trạng bãi tập kết cát sỏi chưa được cấp phép bến thủy nội địa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, việc cấp phép các điểm trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khi thực hiện trình tự các thủ tục để cấp phép, huyện phải trực tiếp xây dựng phương án đấu giá đất. Tuy nhiên, quá trình triển khai một số nội dung về đấu giá đất vẫn còn lúng túng.

Chất vấn và trả lời chất vấn về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông
Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội trả lời chất vấn (Ảnh: Mai Quý)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng kiến nghị Thành phố tiếp tục hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục đấu giá đất. Ngoài ra, trong quá trình lập hồ sơ đấu giá đất, giữa hai Sở: Giao thông vận tải và Tài nguyên và Môi trường vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất, gây khó khăn cho quá trình thực hiện nên huyện đề nghị các sở ban hành hướng dẫn cụ thể, thống nhất hơn.

Trả lời chất vấn của đại biểu về việc kiểm soát tải trọng phương tiện hoạt động tại các tuyến đê, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội Trần Nhật Quang cho biết, với chức năng nhiệm vụ được giao, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Thành phố đã đề xuất xây dựng nhiều kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tại quận, huyện, thị xã phối hợp tổ chức kiểm tra, xử lý. Thực hiện công tác của Ban Chỉ đạo 197, hiện Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Thành phố đang phối hợp cùng các lực lượng của Công an thành phố thực hiện chuyên đề kiểm tra xử phạt các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng chở quá tải trọng, rơi vãi vật liệu.

Theo Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, đơn vị cũng gặp phải nhiều khó khăn trong xử lý vi phạm, như với mức xử phạt lớn thì sự chống đối của lái xe xảy ra thường xuyên, nhiều trường hợp khóa xe bỏ đi gây cản trở giao thông; Thanh tra Sở cũng không có công cụ hỗ trợ, thẩm quyền tạm giữ phương tiện còn hạn chế; thiếu phương tiện để cưỡng chế các phương tiện trọng tải lớn… Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội kiến nghị Thành phố tăng cường chế tài xử lý hình sự trách nhiệm của chủ phương tiện, lái xe, đồng thời cho phép tạm giữ phương tiện, đặc biệt là các phương tiện chở quá tải trọng.

Giải pháp khắc phục các tồn tại trong quản lý khai thác cát, sỏi

Tiếp thu, giải trình một số vấn đề về quản lý khai thác cát được các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố quan tâm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, trong thời gian dài, do sự chồng chéo, đan xen của các quy định đã dẫn đến việc các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở, buông lỏng quản lý để khai thác trái phép. Để khắc phục các điểm khai thác trái phép tồn tại do lịch sử để lại, cần khoanh vùng, không để phát sinh; phân loại các cơ sở để xử lý triệt để. Thành phố cũng yêu cầu giữ nguyên hiện trạng các bãi tập kết hiện có, yêu cầu các bãi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, bảo đảm môi trường; đồng thời, Thành phố cũng tiến hành kiểm tra triệt để các bãi, nếu có vi phạm thì tiến hành xử lý nghiêm. Đối với các bến, bãi mới mở, thành phố kiên quyết đóng cửa hoặc điều chỉnh mục đích sử dụng.

Chất vấn và trả lời chất vấn về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng trả lời chất vấn (Ảnh: Mai Quý)

Về các điểm mỏ của Thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, từ khi có Luật Khoáng sản, tất cả các điểm mỏ phải tổ chức đấu thầu. Thành phố đã có quy hoạch, đánh giá và giao Sở Tài nguyên và Môi trường khảo sát, đánh giá 23 điểm mỏ đủ điều kiện khai thác, không ảnh hưởng đến môi trường. Với những điểm mỏ hết hạn khai thác, Thành phố không tiếp tục cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác, nếu có thì phải tổ chức đấu thầu, chứ không gia hạn khai thác. Thành phố cũng giao trách nhiệm cho Công an thành phố xử lý việc khai thác cát trái phép dọc bờ sông.

Phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn về công tác quản lý nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đã có 19 đại biểu đặt câu hỏi, trong đó có tới 60% không phải là đại biểu chuyên trách, mà là đại biểu từ các quận, huyện; 14 đồng chí đã trả lời, bao gồm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, đại diện các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các xã.

Theo Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hà Nội đã quyết liệt trong việc xử lý các vi phạm về khai thác cát, sỏi. Đến nay, đã có 32 văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, 20 văn bản đôn đốc các cơ sở... Thành phố đã xác định trách nhiệm và cụ thể hóa bằng hệ thống văn bản, đã có quyết định phân nhiệm cho từng cấp, ngành. Với quyết tâm đó, công tác khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông đã có nhiều kết quả như cấp phép 6/200 bến thủy nội địa, giải tỏa 36 bãi chứa không đủ điều kiện; các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 68 vụ, 148 đối tượng vi phạm, tạm giữ 84 phương tiện tàu, thuyền, khởi tố 2 vụ...

Nhằm khắc phục các tồn tại trong việc quản lý khai thác cát, sỏi, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nêu các giải pháp: Cần triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ, rà soát lại các quyết định phân nhiệm cho rõ hơn, có chế tài xem xét trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra vi phạm; rà soát lại các quy hoạch đã có, chất lượng thực hiện quy hoạch để có sự điều chỉnh, bổ sung những điểm chưa hợp lý... Ủy ban nhân dân Thành phố cũng cần rà soát lại quy chế phối hợp với các tỉnh và trách nhiệm của các bên, có sự phối hợp chặt chẽ hơn.

Giao các quận, huyện rà soát lại các vi phạm hiện nay, phân loại những khó khăn và đề ra thời hạn giải quyết, gắn trách nhiệm của các địa phương trong việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại; Nghiên cứu các kiến nghị, đề xuất của các quận, huyện về thiết bị, bộ máy tổ chức để bảo đảm hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này hiệu quả; sớm ban hành các cơ chế, quy chế, quy định phục vụ cho việc quản lý khoáng sản nói chung, trong đó có việc khai thác cát, sỏi nói riêng; Các xã, quận, huyện tiếp tục công tác tuyên truyền đến người dân để chấp hành nghiêm các quy định.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động