Cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu Lý lịch tư pháp không hợp lý
Đề xuất giao Phòng Tư pháp cấp huyện tại Hà Nội, Nghệ An và TPHCM cấp Phiếu lý lịch tư pháp Đề nghị thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Phòng Tư pháp các quận, huyện, thị xã |
Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương vừa có văn bản đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương tổ chức quán triệt, chủ động ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức PBGDPL về các nhiệm vụ cụ thể của Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương.
Trong đó, đăng tải, cập nhật toàn văn nội dung Luật Lý lịch tư pháp, Chỉ thị số 23/CT-TTg và các văn bản hướng dẫn thi hành lên Cổng/Trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và các hình thức thích hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động và nhân dân dễ dàng tiếp cận, khai thác và sử dụng khi có nhu cầu.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tiễn, quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và chủ động tổ chức tuyên truyền quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Chỉ thị 23/CT-TTg bằng hình thức phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm.
Cụ thể, tập trung phổ biến quy định pháp luật về lý lịch tư pháp, Phiếu lý lịch tư pháp; mục đích, giá trị pháp lý của Phiếu lý lịch tư pháp; quyền yêu cầu cấp phiếu, các phương thức cấp phiếu. Về hình thức, cần phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội facebook, zalo...
Nhiều thời điểm, yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp Hà Nội tăng đột biến. |
Trong quá trình thực hiện, cần nắm bắt và phản ánh kịp thời với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ý kiến của nhân dân, phản ánh của dư luận xã hội về sự cần thiết của Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để làm căn cứ tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền, hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu Lý lịch tư pháp để cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu Lý lịch tư pháp không hợp lý trong thực hiện thủ tục hành chính.
Hội đồng cũng đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, tăng cường công tác PBGDPL về lý lịch tư pháp cho đối tượng là người sử dụng lao động, người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, nhằm hạn chế tối đa tình trạng lạm dụng yêu cầu cung cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trong tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động. Trong đó, chú trọng nhóm đối tượng là lao động nữ, lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động là người giúp việc gia đình.
Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp trong quá trình tuyển dụng lao động. Trước mắt có thể chỉ đạo tiến hành thanh tra, kiểm tra một số doanh nghiệp đã được đề cập tại Công văn số 81/TCTCCTTHC ngày 18/10/2023 của Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính về việc kiểm tra, xử lý phản ánh kiến nghị và thông tin báo chí về quy định, thủ tục hành chính có liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp.
Hội đồng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu ban hành, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi các quy định của pháp luật có liên quan để hạn chế doanh nghiệp yêu cầu người dân xuất trình/nộp Phiếu lý lịch tư pháp không cần thiết trong tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động.
Hội đồng cũng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tích cực phát huy vai trò của tổ chức trong hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động; tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn Công đoàn các cấp phối hợp tổ chức thanh, kiểm tra các doanh nghiệp trong thực hiện các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp trong quá trình tuyển dụng lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31