Cảnh giác chiêu trò giả danh Cảnh sát giao thông gửi thông báo phạt nguội
Theo thông tin từ Công an thành phố Hà Nội, mới đây, anh L.H.P (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bất ngờ nhận được tin nhắn từ một người tự xưng là cán bộ Đội Cảnh sát giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội). Nội dung tin nhắn thông báo về việc lực lượng chức năng ghi nhận anh P điều khiển xe gắn máy có hành vi lạng lách, đánh võng; nêu rõ số tiền xử phạt là từ 6 - 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
Ảnh minh họa (Nguồn: Cục An toàn thông tin) |
Để tăng lòng tin, đối tượng còn trích dẫn các điều, khoản trong Nghị định 100/2019 để làm căn cứ, đồng thời đề nghị chủ xe cầm theo giấy tờ xe, đăng ký xe, căn cước công dân lên Đội Cảnh sát giao thông để xử phạt theo quy định của pháp luật. Đáng chú ý, nội dung cuối cùng của tin nhắn còn có lời răn đe, dọa nạt người dân để tạo tâm lý lo sợ. Nghi ngờ, anh P đến trực tiếp cơ quan Công an để xác minh và tránh được việc sập bẫy lừa đảo.
Thủ đoạn chung của các đối tượng này là tự xưng Cảnh sát giao thông, thông báo hành vi vi phạm giao thông, tuy nhiên, do đã quá thời hạn xử lý, đề nghị người vi phạm cung cấp số biên bản. Nếu người vi phạm chưa nhận được biên bản, các đối tượng giả danh yêu cầu người vi phạm cung cấp một loạt thông tin như: Tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số hộ chiếu, số tài khoản ngân hàng… để lực lượng chức năng cung cấp số biên bản, hành vi vi phạm, hình thức xử lý, số tiền xử phạt; sau đó, đối tượng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng. Những người có tâm lý nhẹ dạ, không cảnh giác sẽ trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo trên.
Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nên tỉnh táo khi nhận các cuộc gọi và tin nhắn từ những đối tượng không rõ danh tính. Người dân cần chủ động tìm hiểu và kiểm tra, xác minh danh tính đối tượng bằng cách liên hệ qua các trang thông tin chính thống. Các trường hợp bị phạt nguội, Cảnh sát giao thông đều gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện hoặc người liên quan đến trụ sở cơ quan công an (nơi xảy ra vi phạm) để làm việc chứ không gọi điện, nhắn tin qua điện thoại thông báo vi phạm.
Để không trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo, người dân cần tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, không thực hiện giao dịch chuyển tiền cho các đối tượng lạ; không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm dưới bất kỳ hình thức nào; không truy cập vào các đường dẫn lạ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Linh vật rắn ở Nghệ An thu hút sự quan tâm của người dân
Công an Hà Nội ứng trực 100% lực lượng phục vụ nhân dân đón Tết bình yên
Người dân sử dụng pháo hoa dịp Tết như thế nào là đúng luật?
Thêm “hàng rào” bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Cầu Giấy: Quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động
Cảnh giác chiêu trò giả mạo nhân viên đăng kiểm xe cơ giới để lừa đảo
Nghệ An: Sát Tết, giá chuối xanh vẫn cao ngất ngưởng
Tin khác
Công an Hà Nội ứng trực 100% lực lượng phục vụ nhân dân đón Tết bình yên
Trật tự đô thị 28/01/2025 10:35
Người dân sử dụng pháo hoa dịp Tết như thế nào là đúng luật?
Pháp luật 28/01/2025 10:22
Cảnh giác chiêu trò giả mạo nhân viên đăng kiểm xe cơ giới để lừa đảo
Pháp luật 28/01/2025 10:10
"Bí tiền" tiêu Tết, 2 đối tượng trộm cắp hơn 30 chiếc iPhone 14 promax mang đi bán
Tin nóng 27/01/2025 15:08
Bắt giữ ổ nhóm chuyên bán dụng cụ chơi cờ bạc bạc “bịp” cận Tết Nguyên đán
Tin nóng 27/01/2025 08:44
Bắt tạm giam "Hải lu", "Tiến đen" và băng nhóm đòi nợ thuê
Tin nóng 27/01/2025 08:40
Công an Hà Nội thu giữ gần 800 kg pháo
Tin nóng 27/01/2025 06:16
Truy tố Chủ tịch Công ty Hải Hà Petro
Tin nóng 26/01/2025 21:12
Khởi tố bị can với ông Bùi Mai Lâm Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải và Du lịch Hương Sơn
Pháp đình 25/01/2025 19:29
Phát hiện cơ sở "tuồn" nửa tấn giá đỗ bẩn ra thị trường mỗi ngày
Tin nóng 25/01/2025 10:40