Cần tránh chồng chéo khi tích hợp, kết nối các quy hoạch
Kế hoạch trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết Quy hoạch tổng thể quốc gia Quy hoạch tổng thể quốc gia phải đạt sự chuẩn mực để làm nền tảng cho các quy hoạch vùng, ngành, địa phương |
Có thể giám sát và kiểm tra được quá trình thực hiện
Các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung trong báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia và cho rằng, việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia là công việc khó khăn, phức tạp.
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) đánh giá rất cao sự chuẩn bị của Chính phủ cũng như các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhấn mạnh đây là việc có thể nói rằng chưa có tiền lệ, rất khó nhưng đây là cơ hội để cho chúng ta đưa những khát vọng, đưa những định hướng lớn để xây dựng nước Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường trong nửa đầu thế kỷ XXI.
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai). (Ảnh: Quốc hội) |
“Quy hoạch tổng thể quốc gia như một người lính đi mở đường, tạo động lực phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, chúng ta cũng đặt ra một nhiệm vụ, đó là phải khả thi, hiệu quả, dễ đọc, dễ nhớ, dễ làm, dễ đánh giá và phải tạo ra khả năng cho các cơ quan có thể giám sát và kiểm tra được quá trình thực hiện”, đại biểu nói.
Theo đại biểu, việc xác định các nội dung của quy hoạch phải được tính toán một cách khoa học, hợp lý, bảo đảm đường hướng chiến lược phải rõ, cụ thể nhưng không được mâu thuẫn, thay thế cho các nội dung đã được xác định trong các văn bản khác. Theo đó, quy hoạch tổng thể quốc gia phải là tổng hợp có chọn lọc các định hướng lớn để phát triển đất nước, không phải là bản tập hợp hay phép cộng đơn giản của các quy hoạch thành phần hoặc nhắc lại một cách cơ học chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội Đảng ban hành.
Quy hoạch tổng thể quốc gia không nên quy định quá chi tiết các mục tiêu cụ thể mà chỉ quy định các mục tiêu tầm quốc gia, các giới hạn tối đa hoặc tối thiểu, các chỉ tiêu để các ngành, địa phương có căn cứ xây dựng quy hoạch cấp thấp một cách chủ động.
Cùng với đó, cần xem xét trong quy hoạch những mục tiêu nào Nhà nước có thể đầu tư bảo đảm tính khả thi và đáp ứng định hướng chiến lược cho đất nước thì có thể đặt ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể mang tính pháp lý, có thể gọi đó là quy hoạch cứng, với những vấn đề như giao thông, đất đai, năng lượng, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh. Còn những nội dung khác có thể xã hội hóa hoặc có thể mang tính định tính như là vấn đề giáo dục, vấn đề y tế... nên xác định phương pháp quy hoạch mềm.
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội) |
Đáng quan tâm, đại biểu nêu rõ hiện nay có 4 vùng động lực và đề nghị bổ sung thêm vùng động lực Thanh Hóa và Nghệ An, là 2 địa bàn rất phát triển thời gian qua. Về các ngành quan trọng, Việt Nam phải xác định rõ ràng nông nghiệp mới là cái chúng ta có thể so sánh, mới có thể chiến đấu được với thế giới.
Định hướng sử dụng đất quốc gia không nên quá phụ thuộc vào quy hoạch sử dụng đất
Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hoá) cũng đánh giá rất cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, của các bộ, ngành có liên quan trong vấn đề xây dựng quy hoạch.
“Quy hoạch được chuẩn bị rất công phu và chúng ta đã hoàn thiện theo tinh thần Kết luận số 45 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 về định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050”, đại biểu nói.
Bên cạnh đó đại biểu góp ý về định hướng sử dụng đất quốc gia, cho rằng định hướng về sử dụng đất quốc gia không nên quá phụ thuộc vào quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, như thế mới đáp ứng được sự phân bổ các loại đất cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là đất dành cho các khu công nghiệp, khu kinh tế là đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đất đô thị và thông qua việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất.
Đại biểu cho hay, trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất quốc gia vừa rồi, có nhiều địa phương phản ánh việc phân bổ để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhất là đất cho khu công nghiệp, đất cho giao thông, một số cơ sở hạ tầng khác chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, cần phải có định hướng mang tính chiến lược hơn.
Đại biểu Mai Văn Hải cũng đề nghị bổ sung quy hoạch tỉnh Thanh Hóa vào quy hoạch phát triển vùng kinh tế động lực cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trở thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.
Theo ông Hải, Thanh Hóa là một tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có vai trò kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc với Bắc Trung Bộ. Vì vậy, trong hành lang kinh tế Đông Tây ở phía Bắc nên có thêm một hành lang đó là Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Thanh Hóa, bởi vì Thanh Hóa có 11 huyện miền núi phía Tây lâu nay nhiều chính sách đang được thực hiện như các tỉnh ở phía Tây Bắc.
“4 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa hiện tại đang được kết nối bởi Quốc lộ 6, Quốc lộ 15 từ Hòa Bình đi Thanh Hóa. Nếu thiết lập hành lang này sẽ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Bắc và Thanh Hóa, bởi vì Thanh Hóa có lợi thế về cảng hàng không Thọ Xuân, khu kinh tế Nghi Sơn, cảng nước sâu Nghi Sơn, do đó hàng hóa, phương tiện của Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình đến Thanh Hóa sẽ rất thuận lợi”, đại biểu nói.
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam). (Ảnh: Quốc hội) |
Cần tránh chồng chéo!
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam) đồng ý cần thiết phải cho ra đời quy hoạch quốc gia này càng sớm càng tốt. “Hiện nay theo quy định của Luật Quy hoạch thì quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch vùng, các quy hoạch ngành đều căn cứ vào quy hoạch quốc gia, có nghĩa ta làm từ trên làm xuống. Cho đến nay quy hoạch quốc gia không ban hành được thì không phê chuẩn, phê duyệt được, sẽ làm ách tắc tất cả những vấn đề triển khai hiện nay ở dưới”, đại biểu nói.
Đại biểu cũng đề cập đến vấn đề tích hợp các quy hoạch, trong thực tế vấn đề tích hợp quy hoạch hay kết nối giữa các quy hoạch hiện nay khó khăn, nhất là giữa các địa phương. Đại biểu dẫn ví dụ một đoạn đường đang đi rất đẹp nhưng lại có một khúc có khúc khuỷu hoặc chưa đầu tư đến nơi đến chốn, đi sang bên kia lại thấy đẹp, tại sao lại như vậy? Đó là khúc kết nối giữa 2 đơn vị, giao giữa 2 huyện hoặc giao giữa 2 tỉnh... nên cần tích hợp thế nào để khắc phục được tình trạng cục bộ.
Đồng thời, đại biểu nhấn mạnh việc thực hiện quy hoạch cần tránh được chồng chéo. “Chúng ta đã từng có chuyện một dòng sông khi quy hoạch thủy điện, tích nước lại để phát điện, nhưng rồi quy hoạch thủy lợi cũng dòng sông đó thì lại cần phải xả nước để phục vụ tưới tiêu, rồi đến quy hoạch môi trường... Cùng một dòng sông mà đã cho 3 quy hoạch như vậy thì tích hợp như thế nào để tránh chồng chéo”, đại biểu nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55