Cần quy định chặt chẽ về đặt cọc trong mua bán bất động sản

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho rằng, nếu không quy định rõ ràng về tiền đặt cọc khi mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì khi rủi ro xảy ra, người mua bị mất một khoản tiền rất lớn.
Thị trường bất động sản Hà Nội gia tăng sức nóng nhờ sức hút từ căn hộ The Zurich Thủ tướng chủ trì Hội nghị đánh giá tình hình, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách mới đây, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Thời điểm đặt cọc, mức tiền đặt cọc… khi mua bán bất động sản nhận được nhiều ý kiến của các đại biểu.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhất trí cần quy định về đặt cọc và số tiền đặt cọc trong dự thảo Luật, vì nếu không quy định về đặt cọc, đặc biệt là số tiền đặt cọc tối đa, về thời điểm đặt cọc thì sẽ có nhiều rắc rối phát sinh. Trên thực tế hiện nay, việc đặt cọc mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đang rất lộn xộn, vì thiếu những quy định này. Điều này dẫn đến việc chủ đầu tư dự án chiếm dụng vốn của người mua khi huy động tiền cọc quá sớm.

Đại biểu cũng cho biết, có những dự án khi chưa có bất cứ một căn cứ pháp lý nào để triển khai đã huy động tiền đặt cọc của người mua và huy động tiền đặt cọc quá nhiều, có những dự án huy động từ 30 đến 50% tổng giá trị của công trình, đến lúc dự án không đủ điều kiện pháp lý để triển khai thì người mua sẽ bị mất tiền oan.

Cần quy định chặt chẽ về đặt cọc trong mua bán bất động sản
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhất trí cần quy định về đặt cọc và số tiền đặt cọc trong dự thảo Luật. Ảnh: Quốc hội

Có những dự án may mắn hơn không triển khai được, trả lại tiền cọc cho người mua nhưng tiến độ trả cũng rất chậm và trả theo kiểu nhỏ giọt, người mua đóng tiền sau đó không biết đến bao giờ mới nhận được tiền mình đã đóng. Khoản tiền lớn của người mua đã bị chiếm dụng trong một thời gian dài.

Nhấn mạnh nhà ở là một tài sản lớn, hiện nay giá nhà ở vẫn còn rất cao so với thu nhập trung bình của người dân, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, nếu không quy định rõ ràng về tiền đặt cọc khi mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì khi rủi ro xảy ra, người mua bị mất một khoản tiền rất lớn. Trên thực tế đã có rất nhiều gia đình bị đẩy đến cảnh khốn cùng vì mua nhà ở của các dự án “ma”.

Dự thảo Luật nêu 2 phương án về đặt cọc, đại biểu nhất trí với phương án 1, quy định chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở, được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng và số tiền đặt cọc không vượt quá 10% giá bán, cho thuê, mua nhà ở công trình xây dựng.

“Thời điểm cho phép thu tiền đặt cọc là khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo tôi là hợp lý.

Với những ràng buộc như vậy vừa đảm bảo chắc chắn dự án sẽ được triển khai, không có sự trở ngại về pháp lý, tránh việc thu tiền cọc quá sớm khi dự án chưa đảm bảo các yêu cầu thủ tục, chưa được thẩm định dẫn đến việc chủ đầu tư sẽ huy động vốn trái phép, lừa lấy tiền cọc của người mua hoặc mất khả năng thanh toán, trả lại tiền cọc cho người mua”, đại biểu đoàn Hải Dương nói.

Cần quy định chặt chẽ về đặt cọc trong mua bán bất động sản
Toàn cảnh phiên thảo luận về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội

Đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định mức đặt cọc có thể dao động từ 5% đến 10% là phát biểu của đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Quảng Bình). Lý do, theo đại biểu là nhằm tránh tình trạng số tiền đặt cọc quá thấp dễ dẫn đến khách hàng và nhà đầu tư sẽ dễ dàng chấp nhận bỏ cọc khi không còn nhu cầu. Trong thực tế những trường hợp này cũng đã xảy ra…

Phát biểu tại hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trong vấn đề đặt cọc có hai nội dung là thời điểm và mức tiền đặt cọc. Về thời điểm đặt cọc, đa số các đại biểu đều ủng hộ theo phương án đặt cọc ở thời điểm có thiết kế cơ sở, khi có thiết kế cơ sở thì đã bảo đảm cơ sở pháp lý và các điều kiện để triển khai các các dự án cùng với các giấy tờ pháp lý về dự án khác.

Về mức tiền đặt cọc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho hay: “Trong tư tưởng để xây dựng vấn đề đặt cọc này, chúng tôi đã thống nhất đặt cọc không được quá cao, quá cao thì sẽ dẫn đến loại trừ các doanh nghiệp không bảo đảm năng lực, nhưng không được quá thấp, vì quá thấp có thể dẫn đến trường hợp hủy kèo, sẵn sàng bỏ tiền đặt cọc và chúng tôi đã nâng mức này từ 2 lên 10%”.

Tuy nhiên, có đại biểu cho rằng mức 10% có vẻ cao quá, có thể biến đặt cọc thành huy động vốn. Do đó, ông Vũ Hồng Thanh cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu để quy định mức tiền đặt cọc hợp lý, không quá cao và cũng không quá thấp.

Dự thảo Luật hiện quy định hai phương án. Phương án 1 là: “Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng và số tiền đặt cọc không vượt quá 10% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng”.

Phương án 2 quy định: “Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của luật này”.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập trung xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh

Tập trung xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh

Năm 2024 với một chặng đường đầy nỗ lực, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, qua đó nâng cao sức mạnh của tổ chức Công đoàn, phát huy vai trò là người đại diện tin cậy của người lao động (NLĐ). Với vị trí, vai trò là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của NLĐ, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã xác định những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện tốt chủ đề hoạt động Công đoàn năm 2025 “Tập trung phát triển đoàn viên; tham gia xây dựng Đảng trong sạch trong sạch, vững mạnh”.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

(LĐTĐ) Trong năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán, với giá dự kiến thấp nhất 65 triệu đồng/m2.
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịp cận Tết, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao...
Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển ùn ứ ngày đầu phân luồng

Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển ùn ứ ngày đầu phân luồng

(LĐTĐ) Hôm nay (18/1), Sở Giao thông vận tải Hà Nội thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông qua nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển. Đáng nói, việc điều chỉnh tổ chức giao thông trong ngày đầu kết quả chưa được như mong muốn, tình trạng ùn tắc kéo dài diễn ra theo nhiều hướng.
Tết sum vầy ấm áp đến với đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

Tết sum vầy ấm áp đến với đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

(LĐTĐ) Ngày 18/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa đã tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “Chợ Tết Công đoàn” năm 2025, nhằm mang đến một không khí vui tươi, ấm áp trước thềm Xuân mới Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động của quận.
Bắt giữ nghi phạm sát hại 4 người ở Phú Xuyên khi đang lẩn trốn tại Vũng Tàu

Bắt giữ nghi phạm sát hại 4 người ở Phú Xuyên khi đang lẩn trốn tại Vũng Tàu

(LĐTĐ) Nghi phạm trong vụ án 4 người tử vong tại xã Hoàng Long (huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) đã bị lực lượng công an bắt giữ khi đang lẩn trốn tại tỉnh Vũng Tàu... Nghi phạm được xác định là người trong gia đình của 4 nạn nhân thiệt mạng.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (18/1): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (18/1): Giá dầu thế giới tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (18/1), giá dầu thế giới giảm, nhưng hướng tới mức tăng tuần thứ 4 liên tiếp do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,02 USD/thùng, giảm 0,84%. Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 80,85 USD/thùng, giảm 0,54% (tương đương giảm 0,44 USD/thùng).
Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (18/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,45%, đạt mức 109,41.
Giá vàng hôm nay (18/1): Vàng thế giới giảm, trong nước tiếp đà tăng

Giá vàng hôm nay (18/1): Vàng thế giới giảm, trong nước tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (18/1), thị trường quốc tế giá vàng quay đầu giảm mạnh so với phiên trước, trong khi đó, giá vàng trong nước tiếp tục tăng.
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank

Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank

(LĐTĐ) Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank).
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo nghỉ giao dịch 5 ngày nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, bắt đầu từ ngày 27/1 và tổ chức giao dịch trở lại vào ngày 3/2.
Kim loại quý sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2025

Kim loại quý sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2025

(LĐTĐ) Khép lại năm 2024, nhóm kim loại quý đã trở thành một trong những điểm sáng trên thị trường hàng hóa khi giá các mặt hàng đồng loạt tăng mạnh. Năm 2025, nhóm kim loại quý dự kiến sẽ tiếp tục tỏa sáng do sự hỗ trợ của ba yếu tố chính: xung đột địa chính trị lan rộng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng chính sách tiền tệ và sự bất ổn trên chính trường Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền...
Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều

Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều

(LĐTĐ) Diễn ra từ ngày 16 - 19/1, lần đầu tiên lễ hội hương bưởi Tân Triều năm 2025 được tổ chức tại làng bưởi Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nhằm giới thiệu các sản phẩm từ bưởi - thương hiệu nông sản tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Giá xăng dầu hôm nay (17/1): Thế giới giảm, trong nước tăng

Giá xăng dầu hôm nay (17/1): Thế giới giảm, trong nước tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (17/1), giá dầu thế giới có xu hướng giảm. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 16/1 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công thương. Cụ thể, xăng E5RON92 tăng 319 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 201 đồng/lít; dầu diesel tăng 539 đồng/lít; dầu hỏa tăng 462 đồng/lít.
Tỷ giá USD hôm nay (17/1): Đồng USD giảm về mốc 108

Tỷ giá USD hôm nay (17/1): Đồng USD giảm về mốc 108

(LĐTĐ) Hôm nay (17/1) trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,11%, xuống mức 108,98.
Giá vàng hôm nay (17/1): Tăng mạnh cả trong nước và thế giới

Giá vàng hôm nay (17/1): Tăng mạnh cả trong nước và thế giới

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (17/1) trên thị trường quốc tế tăng dựng đứng, vượt mức 2.700 USD/ounce sau báo cáo kinh tế Mỹ kém tích cực. Trong nước, vàng nhẫn và vàng miếng SJC cũng tiếp đà tăng.
Xem thêm
Phiên bản di động