Cân nhắc việc áp thuế giá trị gia tăng 5% với phân bón

(LĐTĐ) Về đề nghị không chuyển phân bón và các máy móc thiết bị nông nghiệp từ diện không chịu thuế sang diện áp dụng thuế suất 5%, trong Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách có 2 luồng quan điểm.
11 trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mới nhất Chính sách giá và thuế - giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá

Người nông dân sẽ chịu tác động lớn

Tiếp tục Chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật, ngày 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo cho biết, trên cơ sở tổng hợp ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã phối hợp với cơ quan soạn thảo là Bộ Tài chính để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

Nhiều nội dung đã được Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách và cơ quan soạn thảo thống nhất giải trình, tiếp thu và thể hiện cụ thể trong báo cáo đầy đủ; đồng thời, báo cáo một số nội dung các cơ quan còn có ý kiến khác nhau.

Về đối tượng không chịu thuế, có ý kiến đề nghị bỏ quy định đối với trường hợp không phải nộp thuế GTGT đầu ra nhưng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị bỏ quy định này.

Cân nhắc việc áp thuế giá trị gia tăng 5% với phân bón
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo. (Ảnh: Quốc hội)

Cơ quan soạn thảo đề nghị giữ như quy định hiện hành vì cho rằng, quy định này đã phát huy tác dụng trong khắc phục tình trạng gian lận hoàn thuế giai đoạn vừa qua và hiện tại với hệ thống hoá đơn điện tử, cơ quan thuế vẫn khó có thể xác minh việc nộp thuế GTGT qua các khâu thương mại.

Về thuế suất 0%, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách tiếp thu ý kiến đại biểu, luật hoá một số trường hợp đang được quy định tại các Nghị định và đã được áp dụng ổn định, không có vướng mắc và bổ sung quy định là hàng hóa phải được xuất khẩu để bảo đảm sự chặt chẽ trong thực hiện.

Đồng thời loại bỏ trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam, không cho áp dụng thuế suất 0%.

Về ý kiến đề nghị không chuyển phân bón và các máy móc thiết bị nông nghiệp từ diện không chịu thuế sang diện áp dụng thuế suất 5%, trong Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách có 2 luồng quan điểm.

Quan điểm thứ nhất đề nghị giữ như quy định hiện hành vì thuế GTGT là thuế gián thu, người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng cuối cùng. Việc chuyển phân bón sang chịu thuế suất 5% thì người nông dân sẽ chịu tác động lớn do giá phân bón sẽ tăng khi có thuế GTGT, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm nông nghiệp, trái tinh thần khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.

Quan điểm thứ hai thống nhất với nội dung dự thảo Luật và Cơ quan soạn thảo, vì Luật số 71/2014/QH13 đưa phân bón đang từ diện chịu thuế 5% sang diện không chịu thuế GTGT đã tạo ra sự bất cập lớn về chính sách, ảnh hưởng bất lợi cho ngành sản xuất phân bón trong nước trong suốt 10 năm qua.

Cân nhắc việc áp thuế giá trị gia tăng 5% với phân bón
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội)

Các doanh nghiệp đã không được hoàn thuế GTGT đầu vào (bao gồm cả chi phí đầu tư mua sắm tài sản), phải hạch toán vào chi phí, làm tăng chi phí và giá thành sản xuất, giá bán không thể cạnh tranh với phân bón nhập khẩu đang từ chịu thuế chuyển sang được miễn thuế.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nghiêng về quan điểm thứ nhất. Cơ quan soạn thảo đề nghị giữ như dự thảo Luật đã trình tại Kỳ họp thứ 7. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách sẽ chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

Tiếp tục cân nhắc thấu đáo

Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào, có ý kiến đề nghị không cho phép bổ sung hồ sơ thuế đối với doanh nghiệp kê khai sai, sót khi đã có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế.

Theo Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách, việc khai sai, sót thuế GTGT đầu vào có thể do bỏ sót hóa đơn hoặc khi làm tờ khai thuế GTGT người nộp thuế đã khai sai thừa hoặc thiếu thuế GTGT đầu vào.

Do đó, để bao quát các trường hợp, dự thảo Luật đã được chỉnh lý để không quy định đối với hóa đơn, chứng từ sai, sót mà quy định chung cho trường hợp số thuế GTGT đầu vào khi kê khai bị sai, sót.

Cân nhắc việc áp thuế giá trị gia tăng 5% với phân bón
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận. (Ảnh: Quốc hội)

Đồng thời, hoàn thiện dự thảo Luật để quy định rõ trường hợp nào phải thực hiện kê khai vào kỳ tính thuế phát sinh thuế GTGT đầu vào bị sai, sót và trường hợp nào thì phải thực hiện kê khai vào kỳ tính thuế phát hiện hiện sai, sót để giải quyết các vướng mắc trong thực tế...

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đối với quy định các trường hợp không nộp thuế GTGT đầu ra nhưng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cần đảm bảo nguyên tắc chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào trong trường hợp đầu ra là sản phẩm chịu thuế GTGT.

Đối với quy định về mức doanh thu chịu thuế GTGT, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tán thành quy định ngưỡng doanh thu trong dự thảo Luật và giao thẩm quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ.

Về trường hợp chịu thuế suất 0%, 5%, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan tiếp tục cân nhắc thấu đáo, đánh giá tác động, phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng phương án, từ đó lựa chọn phương án tối ưu, vừa đảm bảo lợi ích cho người sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước...

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với nhiều nội dung trong dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Đồng thời, đề nghị Ủy ban Tài chính, Ngân sách phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, thống nhất các nội dung trong dự thảo Luật, đảm bảo ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp được tiếp tục tiếp thu, giải trình đầy đủ, thuyết phục; rà soát để đảm chất lượng dự án Luật khi trình Quốc hội...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Báo động lũ cấp III trên sông Tích

Báo động lũ cấp III trên sông Tích

(LĐTĐ) 18h50 phút tối nay (8/9), mực nước trên sông Tích đã đạt 8,41m, vượt mức báo động lũ cấp III là 0,01m. Các xã ven đê thuộc các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây cần chủ động ứng trực, sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm an toàn về người, giảm thiệt hại về tài sản, không để xảy ra các tình huống bị động, bất ngờ...
Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão

(LĐTĐ) Lãnh đạo Bộ Công Thương đã có chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nhanh chóng triển khai các giải pháp tái cung cấp điện trở lại, trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm đó là đảm bảo cấp điện trở lại, nguồn cung xăng dầu và hàng hoá thiết yếu cho người dân sau cơn bão số 3.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

(LĐTĐ) Hôm nay (8/9) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga.
Mực nước sông dâng cao, cảnh báo ngập lụt vùng ven sông, trũng thấp

Mực nước sông dâng cao, cảnh báo ngập lụt vùng ven sông, trũng thấp

(LĐTĐ) Theo Dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, trước tình trạng lũ trên các sông đang lên cao có thể xảy ra ngập lụt, sạt lở đất ở vùng ven sông; nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất,…
Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và nhân dân các tỉnh miền Bắc, trong đó có ngành Điện.
Thống kê chính xác thiệt hại do bão số 3 để có giải pháp khắc phục phù hợp, kịp thời

Thống kê chính xác thiệt hại do bão số 3 để có giải pháp khắc phục phù hợp, kịp thời

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, các đơn vị địa phương tập trung giải quyết các sự cố về điện, nước, viễn thông và các lĩnh vực khác để phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống người dân. Bên cạnh đó, thống kê thiệt hại chính xác, khách quan để có giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả, kịp thời.
Hà Nội báo động lũ trên sông Bùi

Hà Nội báo động lũ trên sông Bùi

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội trong 2 ngày qua đã có mưa kéo dài. Mực nước trên nhiều tuyến sông đang lên, vượt mức báo động, nguy cơ ngập lụt tại những vùng trũng, thấp và khu dân cư ven sông.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ ngay cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ ngay cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát ngay, hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại, các gia đình có người thiệt mạng do ảnh hưởng của bão số 3. Trong lúc này, người dân đang phải chịu thiệt hại, do đó phải bàn với tinh thần khẩn trương; kịp thời xử lý các vấn đề liên quan tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, ứng phó sạt lở, sụt lún.
Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão số 3

Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão số 3

(LĐTĐ) Đêm ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão.
Xem thêm
Phiên bản di động