Cần gói hỗ trợ đủ mạnh để phục hồi kinh tế

(LĐTĐ) Để có thể phục hồi được cả thể chất, tinh thần và năng lực kinh doanh sau cơn “bạo bệnh” Covid-19, cần một số gói hỗ trợ tài chính đủ lớn để giúp doanh nghiệp và người dân trong nhiều địa bàn và lĩnh vực. Song, làm sao có tiền để thực hiện được gói hỗ trợ? Đây là vấn đề mà các chuyên gia kinh tế, ngành ngân hàng cần bàn bạc giải pháp.
Tập trung phục hồi kinh tế, nâng cao đời sống người dân Đề xuất các gói chính sách hỗ trợ, phục hồi kinh tế

Cần gói hỗ trợ đủ lớn

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức vừa qua, TS. Trương Văn Phước - nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, Việt Nam cần có một số gói hỗ trợ tài chính đủ lớn, đủ rộng và dài để phục hồi toàn diện. Thiếu các gói hỗ trợ như vậy, không loại trừ kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào một thời kỳ trì trệ lâu dài, đánh mất nhiều lợi thế và cơ hội vươn tới các mục tiêu phát triển đã đề ra. Tuy nhiên, ông Trương Văn Phước cũng đặt câu hỏi: “Việc sử dụng nguồn lực khá quan trọng. Song, câu hỏi đầu tiên là tiền đâu? Làm sao có tiền mới thực hiện được gói hỗ trợ. Đây là câu hỏi vô cùng quan trọng, không có tiền, không giải quyết được, không thực thi được gói hỗ trợ”.

Cần gói hỗ trợ đủ mạnh để phục hồi kinh tế
Các chuyên gia thảo luận biện pháp tạo dòng tiền cho gói hỗ trợ phục hồi kinh tế.

TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho biết, theo phân tích, mức hỗ trợ của Việt Nam chỉ tương đồng các nước thu nhập thấp. Hiện nay, Nhà nước đã sử dụng linh hoạt các chính sách tài khóa, tiền tệ với tổng quy mô khoảng 4% GDP để phục hồi kinh tế, nhưng các chuyên gia cho rằng quy mô các gói thấp hơn nhiều so với bình quân 16,4% GDP của toàn cầu. Doanh nghiệp đang cần vốn phục hồi, lấy đâu ra?

Theo ông Cấn Văn Lực, ngân sách Nhà nước phải chấp nhận thâm hụt. Ông Cấn Văn Lực kiến nghị gói hỗ trợ khoảng 843.000 - 844.000 tỉ đồng về danh nghĩa, gồm thực chi là khoảng 445.000 tỉ đồng, tương đương 5,5% GDP. Trong đó, tổng gói hỗ trợ tài khóa 278.000 tỉ đồng, để tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 1-2%, hỗ trợ lãi suất, tăng đầu tư bổ sung cho dự án công trình trọng điểm.

Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, gói hỗ trợ tổng thể phục hồi kinh tế phải tập trung "kích" cả phía cung và cầu. Liều lượng quy mô gói phục hồi phải đủ lớn, đủ mạnh. Gói này cũng phải khả thi, thực thi nhanh và phối hợp hài hòa giữa các chính sách vĩ mô, tập trung vào các ngành, lĩnh vực có khả năng hấp thụ nhanh, an toàn. Việc này sẽ tạo cú hích, sự thay đổi cho nền kinh tế, nhưng tránh nguy cơ có thể gây lãng phí.

Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều đồng tình quan điểm rằng nên có một gói phục hồi kinh tế trong thời gian tới với quy mô khoảng 5,5% - 8% GDP, tương đương 445.760 – 666.000 tỷ đồng.

Giải quyết vấn đề “tiền đâu?”

Để giải quyết vấn đề “tiền đâu?”, TS. Trương Văn Phước cho rằng, với mức lạm phát đến cuối tháng 10/2021 vẫn thấp (CPI < 2%, lạm phát cơ bản < 1%), dư địa chính sách tiền tệ vẫn còn. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có thể giảm lãi suất điều hành ít nhất 1%, mở rộng và nới lỏng điều kiện cho vay tái chiết khấu, tái cấp vốn... để đưa lãi suất cho vay thương mại bình quân giảm xuống.

“Vận động các ngân hàng giảm chi phí là tốt nhưng tôi nghĩ đó không phải yếu tố quan trọng để giảm lãi suất. Nhà điều hành phải giảm lãi suất bằng bộ chỉ tiêu điều hành chính sách tiền tệ của mình, đâu đó vẫn còn một số chỉ tiêu lãi suất có thể hạ trên quan điểm đảm bảo lãi suất thực dương. Đây mới là điều quan trọng bậc nhất trong giảm lãi suất”, TS. Trương Văn Phước cho ý kiến.

Bên cạnh đó, ông Trương Văn Phước kiến nghị một số các chỉ tiêu như: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nên được duy trì từ nay đến ít nhất cuối năm 2023 nhằm giảm áp lực về tăng lãi suất huy động. Tiếp tục cơ chế khoanh nợ, giãn nợ đến giữa năm 2023. Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét mua trái phiếu Chính phủ trực tiếp và gián tiếp.

Bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam:

Đối với vấn đề phục hồi kinh tế hậu Covid-19, chúng tôi có một khuyến nghị dành cho Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư cho hệ thống y tế; đẩy mạnh việc đặt hàng và phân phối vắc xin Covid-19, đồng thời cũng cần lên kế hoạch phân phối vắc xin trong tương lai. Về lâu dài, Việt Nam nên cân nhắc khả năng tái xây dựng hệ thống y tế hậu đại dịch. Thứ hai, Việt Nam nên cân nhắc việc sử dụng cả chính sách tài khóa và tiền tệ để tái thiết nền kinh tế, đặc biệt là giảm sự “cứng nhắc” trong hệ thống phân bổ ngân sách, cho phép nguồn vốn được phân bổ dễ dàng hơn giữa các danh mục chi tiêu. Và phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn về danh mục các khoản đầu tư hiện nay. Thứ ba, cân nhắc về tính hiệu quả, không chỉ trong các doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mà còn phải để tâm đến việc nâng cao tính hiệu quả của hoạt động Chính phủ…

Dưới quan điểm nhà điều hành chính sách tiền tệ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà nhìn nhận, với góc độ thanh khoản cho nền kinh tế, trong hai năm qua, cung ứng tiền ngân hàng đã thể hiện việc hỗ trợ rất lớn cho nền kinh tế. Đơn cử như việc Ngân hàng Nhà nước mua thêm gần 25 tỷ USD ngoại tệ trong hai năm qua, tương ứng với lượng tiền đồng bơm ra nền kinh tế.

Đối với thanh khoản cho doanh nghiệp, các thông tư mới đây của Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp. Về bản chất đây là kéo dài dòng tiền và duy trì thanh khoản cho các doanh nghiệp với điều kiện các ngân hàng phải đánh giá được khả năng trả nợ. Đồng thời, các ngân hàng cũng đã miễn giảm lãi suất cho các khoản vay cũ và mới.

Trước những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước cũng đã kịp thời ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN và Thông tư 14/2021/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Nói về dư địa của chính sách tiền tệ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, điều này còn phụ thuộc vào những thách thức của ngành ngân hàng trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, lạm phát đang trở thành mối lo ngại trên toàn cầu, ngân hàng Trung ương các nước đã bắt đầu thu hẹp lại các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Bên cạnh đó, lạm phát, nợ xấu mới phát sinh cũng đang tạo ra thách thức cho hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.

Ông Phạm Thanh Hà cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế nói chung, các chủ thể trong nền kinh tế nói riêng. Về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất. Trong điều kiện cho phép, Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất ở mức độ phù hợp.

Dù còn nhiều thách thức nhưng Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cũng cho rằng, cơ hội cho hệ thống ngân hàng là có. Cụ thể, với những tín hiệu tích cực từ thị trường vốn, thị trường chứng khoán sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp nói chung, các ngân hàng nói riêng thực hiện các đợt tăng vốn. Bên cạnh đó, hoạt động chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng cũng sẽ có nhiều cơ hội để tăng tốc./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/12, khu vực Hà Nội trời có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng.
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.

Tin khác

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng 21/12, giá vàng thế giới bật tăng trở lại sau phiên giảm sâu. Giá vàng trong nước phục hồi nhẹ sau 2 ngày giảm mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 20 đồng, hiện ở mức 24.324 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,59%, hiện ở mức 107,82.
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), giá dầu thế giới quay đầu bật tăng trước thông tin lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt đúng như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mong muốn, làm dấy lên hy vọng Fed sẽ điều chỉnh lộ trình cắt giảm lãi suất dự kiến vào năm 2025. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,50 USD/thùng, tăng 0,19%, giá dầu Brent ở mốc 72,92 USD/thùng, tăng 0,07%.
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng

Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng

(LĐTĐ) Thời tiết lạnh giá khiến nhiều hàng quán vắng khách hơn thường ngày, nhưng cũng có những món ăn nhờ ngày đông mà trở nên đắt hàng hơn bình thường, những thức quà đông mang tên ngô, khoai nướng.
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh

Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (20/12) giá xăng dầu thế giới giảm khi triển vọng kinh tế ảm đạm làm tăng thêm lo ngại về tình trạng cung vượt quá cầu. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,85 USD/thùng, giảm 1,03%, giá dầu Brent ở mốc 72,66 USD/thùng, giảm 1,02%. Trong nước vừa được điều chỉnh tăng đáng kể từ phiên ngày 19/12, đánh dấu lần tăng giá thứ 20 kể từ đầu năm 2024.
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"

Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Hôm nay (20/12), tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ, phát hành tín phiếu để hạ nhiệt tỷ giá.
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc

Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới giảm xuống mức thấp nhất tháng. Giá vàng trong nước cũng theo đà lao dốc, đồng loạt giảm cả triệu đồng mỗi lượng. Qua đó cho thấy thị trường vàng đang dần bớt “nóng” và ổn định hơn.
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed

Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed

(LĐTĐ) Chiều nay (19/12), giá vàng tại thị trường châu Á đã lấy lại đà tăng sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng vào sáng nay khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bóng gió về khả năng tốc độ cắt giảm lãi suất sẽ chậm lại vào năm tới.
Xem thêm
Phiên bản di động