Cải tạo chung cư cũ tại phường Thành Công

Người dân mong muốn được tái định cư tại chỗ

(LĐTĐ) Để tiến hành cải tạo, xây dựng lại khu tập thể cũ, Ủy ban nhân dân phường Thành Công (quận Ba Đình) đề nghị thành phố Hà Nội áp dụng cơ chế chính sách đặc thù trong công tác hỗ trợ đền bù diện tích tái định cư quy định rõ mức tối thiểu và tối đa (với khu vực phường Thành Công nên áp dụng tối thiểu hệ số K=2 trở lên) và nên áp dụng tái định cư tại chỗ...
Hà Nội triển khai các chốt kiểm soát dịch tại các cửa ngõ ra vào Thành phố "Biến" chung cư không người ở thành bệnh viện dã chiến ở thành phố Hồ Chí Minh

Để phục vụ cho hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án "Cải tạo xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội", sáng 12/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tiến hành khảo sát thực tế tại phường Thành Công (quận Ba Đình). Đồng chí Đàm Văn Huân, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn. Cùng tham gia có đại diện một số sở, ngành của Thành phố, chuyên gia, nhà khoa học, đại diện người dân các tòa chung cư tại phường Thành Công…

Xây dựng cơ chế đặc thù hỗ trợ đền bù

Tại buổi khảo sát, ông Ngô Ngọc Lâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Thành Công cho biết, trên địa bàn phường hiện có 87 nhà tập thể, bao gồm 4.684 căn hộ cao từ 2 - 5 tầng xây dựng từ những năm 1970 - 1980, kết cấu đa phần là tường gạch chịu lực, thi công bằng phương pháp thủ công và nhà kết cấu bê tông lắp ghép.

Người dân mong muốn được tái định cư tại chỗ
Toàn cảnh buổi làm việc.

Hầu hết, căn hộ đã được bán cho các hộ dân theo Nghị định 61-CP, trong đó nhiều tòa đến nay đã xuống cấp. Diện tích căn hộ tại các khu chung cư cũ phần lớn nhỏ hơn 30m2 không thỏa mãn diện tích ở, đến nay các nhà chung cư cũ này không đáp ứng được tình trạng gia tăng dân số (trước đây mỗi căn hộ chỉ đáp ứng được nhu cầu cho một hộ gia đình từ 2 đến 3 người, nay nhiều căn hộ có nhiều thế hệ sinh sống) dẫn đến tình trạng cơi nới tự phát, hư hại kết cầu công trình và hạ tầng kỹ thuật, hình thức kiến trúc cảnh quan bên ngoài bị phá vỡ. Phần lớn các công trình hạ tầng kỹ thuật trong các khu chung cư cũ bị xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tiêu chuẩn sử dụng…

Hằng năm, Ủy ban nhân dân phường đã phối hợp các phòng, ban chuyên môn quận rà soát, hiện trên địa bàn có 14 nhà tập thể 5 tầng có mức độ nguy hiểm cao (E6, E7, E3, E9, E4, B6, B4, A1, H6, H7, G6A+G6B, D1, D3, D7), trong khi chỉ 2 tòa chung cư đã được xây mới là tòa tháp Thành Công (xây năm 2013) và nhà C1 Thành Công (xây năm 2010 nhưng cuối năm 2020 mới đưa vào sử dụng).

Trước thực trạng đó, Ủy ban nhân dân phường Thành Công đề nghị Thành phố sớm có kế hoạch tổng thế cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và phường Thành Công nói riêng nhằm đảm bảo sự an toàn, tính mạng và tài sản, ổn định đời sống nhân dân, công tác an sinh xã hội.

Người dân mong muốn được tái định cư tại chỗ
Đoàn khảo sát tiến hành khảo sát thực tế tại khu tập thể Thành Công (phường Thành Công, quận Ba Đình).

Trước mắt, đề nghị Thành phố nên áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù trong công tác hỗ trợ đền bù đối với các nhà tập thể được xác định là nhà nguy hiểm có nguy cơ sụp đổ, cụ thể như nhà G6A Thành Công. Xây dựng kế hoạch kiểm định toàn bộ các nhà tập thể cũ trên địa bàn phường Thành Công. Để từ đó có lộ trình, tiến độ kế hoạch cải tạo, xây dựng mới các nhà tập thể cũ nhằm đáp ứng đời sống dân sinh.

Ngoài ra, về cơ chế chính sách đền bù diện tích tái định cư nên quy định rõ mức tối thiểu và tối đa (với khu vực phường Thành Công, nên áp dụng tối thiểu hệ số K = 2 trở lên). Việc tái định cư, nên áp dụng tái định cư tại chỗ, tránh tình trạng xáo trộn đời sống sinh hoạt của các hộ gia đình.

“Việc xây dựng mới chung cư phải đáp ứng các quy chuẩn mới về đô thị cũng như có kết nối đồng bộ với các khu vực xung quanh, tránh tình trạng tăng số lượng cư dân, dẫn tới việc quá tải về cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội”, ông Lâm nói.

Hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - doanh nghiệp và người dân

Sau khi tiến hành khảo sát trực tiếp tại các khu tập thể, đoàn làm việc của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã lắng nghe ý kiến của người dân đại diện khu tập thể Thành Công. Theo đó, trước sự xuống cấp nghiêm trọng, đa số người dân đều mong muốn khu tập thể sớm được cải tạo, Đề án sớm được triển khai.

Người dân mong muốn được tái định cư tại chỗ
Nhiều tòa nhà tại khu tập thể Thành Công đến nay đã xuống cấp.

Phát biểu kiến nghị, ông Trần Công Dân (trú tại nhà G3, khu tập thể Thành Công) cho rằng, Nhà nước cần xem xét lại cơ chế chính sách, quy hoạch dân số và giảm các loại thuế cho nhà đầu tư để họ có điều kiện triển khai thực hiện. Cần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước - doanh nghiệp và người dân, mà “chìa khóa” mở được nút thắt này nằm trong tay Nhà nước. Đặc biệt là có cơ chế đặc thù của Hà Nội. Về vấn đề cải tạo, cần phải tư duy đột phá, sáng tạo hơn để các địa phương khác học tập.

Ông Đào Xuân Dụ nêu ý kiến, phương án cải tạo chung cư cũ đã được đề cập đến nhiều lần. Trải qua nhiều năm hiện trạng không có sự thay đổi khiến niềm tin của người dân bị giảm sút. Do đó, ông Dụ cho rằng để đảm bảo lợi ích của người dân thì việc thực hiện làm phải cuốn chiếu. Trong đó quan trọng nhất là phải minh bạch, đi vào chiều sâu, giải quyết được các vấn đề, tiện ích của người dân phải phù hợp.

Ông Dụ cũng đề nghị với những tòa nhà đã quá xuống cấp thì phương án tối ưu là đập đi xây lại hoàn toàn. Nêu ví dụ nhà G6A lẽ ra năm 2016 được kết luận là nguy hiểm cấp độ D, cần yêu cầu người dân di dời ngay để xây lại, nhưng sau khi có một số ý kiến thì dự án lại bị trì hoãn. Thành phố cũng cần hỗ trợ cho đơn vị thi công, tránh nợ đọng gây kéo dài dự án.

Chia sẻ đã gắn bó với khu tập thể từ năm 1976, ông Dụ cũng bày tỏ nhiều người không muốn rời khỏi phường Thành Công bởi vì đã gắn bó với nơi này rất lâu. Do vậy, mong muốn của người dân là được tái định cư tại chỗ…

Trước những kiến nghị cụ thể của chính quyền và người dân phường Thành Công, đại diện Sở Xây dựng đã giải đáp cụ thể nhiều vấn đề, đặc biệt cho biết: Về kiến nghị liên quan công tác đền bù tái định cư, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Sở Xây dựng tham mưu Thành phố góp ý với Bộ Xây dựng trong quá trình sửa đổi Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư. Trong đó, dự thảo Nghị định mới đang trình Chính phủ và sắp được ban hành sẽ đáp ứng cơ bản nguyện vọng người dân về cơ chế chính sách đền bù, đã quy định hệ số K từ 1 đến 2, cho thấy đã tiến sát nhu cầu người dân.

Người dân mong muốn được tái định cư tại chỗ
Ông Trần Công Dân (trú tại nhà G3, khu tập thể Thành Công) nêu ý kiến.

Thay mặt đoàn khảo sát, đồng chí Đàm Văn Huân, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội nhấn mạnh, trên địa bàn Thành phố có hơn 1.500 chung cư thuộc diện chung cư cũ, những năm qua Thành phố đã triển khai không ít giải pháp thực hiện cải tạo các chung cư này, đến nay đã cải tạo nâng cấp được 19 chung cư và chuẩn bị đầu tư 25 chung cư - vẫn là con số quá nhỏ so với nhu cầu thực tế.

Đầu tháng 8, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ thông qua dự thảo Đề án "Cải tạo xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố". Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố thực hiện cuộc khảo sát nhằm lắng nghe ý kiến của chính quyền và người dân không chỉ tại các chung cư cũ mà cả tại khu vực xung quanh. Cần có cách nhìn mới, cách tiếp cận mới, cộng với Nghị định mới của Chính phủ, thì mới mong giải quyết được vấn đề cải tạo xây dựng lại các chung cư cũ tại Thành phố.

Sau khi khảo sát và lắng nghe kiến nghị của người dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố sẽ làm tốt vai trò phản biện đối với dự thảo Đề án. Đồng thời, bày tỏ quan điểm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố là cần chuyển đổi theo hướng không chỉ là “vận động nhân dân”, phải thực hiện tái thiết đô thị, có thể thu hồi để xây dựng cải tạo lại nếu chung cư đó đã xuống cấp nguy hiểm, mà không cần có sự đồng ý của tất cả hộ dân. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố kiên quyết lần này phải tìm được cách tiếp cận, cách làm mới về cải tạo xây dựng lại chung cư cũ để đề xuất Thành phố, với phương châm không xung đột giữa lợi ích giữa các bên, Nhà nước phải đứng ra thực hiện tốt trách nhiệm của mình với cư dân và doanh nghiệp.

Phương Ngân - Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Xem thêm
Phiên bản di động