Cần bộ tiêu chí đánh giá thống nhất cho các chỉ số thống kê
Trong phiên thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê tại Tổ 10, đại biểu Bùi Hoài Sơn (Đoàn Hà Nội) nhấn mạnh văn hóa là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện Luật Thống kê chỉ đề cập đến một tiêu chí di sản văn hóa quốc gia. Dẫn ví dụ khi Hà Nội lập hồ sơ công nhận Thành phố sáng tạo, thì việc khó khăn đó chính là xác định chỉ số văn hóa. Từ thực tế này, đại biểu đề nghị, Bộ Văn hóa cần xây dựng bộ chỉ số về văn hóa, để qua đó có sự đầu tư thỏa đáng cho văn hóa.
![]() |
Các đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Nội thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê. |
“Thực tế cho thấy, văn hóa có sự đóng góp lớn đối với sự phát triển của đất nước, nhưng việc đánh giá các chỉ số phát triển văn hóa lại chưa đề cập trong Luật Thống kê. Vì thế, tôi cho rằng, cơ quan soạn thảo cần bổ sung các chỉ số thống kê về phát triển văn hóa để qua đó có sự đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực quan trọng này”, đại biểu Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.
Đưa ra quan điểm đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê, đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn Hà Nội) nêu rõ, thực trạng hiện nay chưa có sự liên thông giữa các tỉnh, thành phố trong việc đánh giá Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GRDP của các tỉnh nên trong quá trình thống kê, đánh giá vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, cần có bộ tiêu chí đánh giá chung của cả nước, tránh tình trạng mỗi bộ, ngành, địa phương có tiêu chí riêng, không thống nhất trong đánh giá.
“Không thể các ngành nào cũng đưa vào vài chục tiêu chí. Cần tạo thành sự thống nhất, chủ trương chính sách phát triển cho hội nhập. Phải xác định rõ các tiêu chí ấy để đánh giá GDP của đất nước, GRDP của các tỉnh, cần tạo sự thống nhất”, đại biểu Trương Xuân Cừ cho hay.
![]() |
Đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn Hà Nội). |
Cũng đề cập nội dung này, đại biểu Tạ Đình Thi (Đoàn Hà Nội) cho rằng, cơ quan soạn thảo cần chú trọng đến nội dung thống kê liên quan đến kinh tế biển và môi trường của Việt Nam. “Về vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, trong đó có các sự cố về môi trường hoặc các tranh chấp liên quan đến môi trường. Vì thế, chúng ta cần có các chỉ tiêu về vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu”, đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị.
Trước đó, trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định sự cần thiết xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê. Việc đề xuất sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia xuất phát từ thực tiễn nhằm bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phản ánh tình hình mới, bối cảnh mới phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, chỉ tiêu thống kê được sửa đổi, bổ sung bảo đảm cung cấp thông tin kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô (tầm quốc gia); phản ánh, đánh giá thực hiện các nội dung của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; chính sách về phát triển bền vững; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tập trung vào các nhóm chuyển đổi số, kinh tế số...
![]() |
Chiều 20/10, Quốc hội lắng nghe Tờ trình về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê. |
Mục đích sửa đổi, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện kịp thời việc thu thập, tổng hợp và bảo đảm số liệu thống kê phản ánh khách quan, chính xác, kịp thời, đầy đủ, thống nhất, phục vụ Đảng, Nhà nước trong hoạch định đường lối, chính sách và điều hành phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng.
Trình bày Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê như các lý do đã nêu trong Tờ trình số 378/TTr-CP của Chính phủ nhằm thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác thống kê; tạo cơ sở pháp lý để thực hiện kịp thời việc thu thập, tổng hợp và bảo đảm số liệu thống kê phản ánh khách quan, chính xác, kịp thời, đầy đủ, thống nhất, phục vụ Đảng, Nhà nước trong hoạch định đường lối, chính sách và điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao
Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin mới 04/04/2025 11:38

Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu
Tin mới 04/04/2025 08:06

Việt Nam để Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone trong 2 ngày
Tin mới 03/04/2025 20:26

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Tin mới 03/04/2025 19:37

Thành lập Tổ phản ứng nhanh sau khi Mỹ tuyên bố áp thuế
Tin mới 03/04/2025 14:47

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone từ trần
Tin mới 03/04/2025 09:39

Mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho kinh tế tư nhân
Tin mới 03/04/2025 06:01

Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội có lộ trình giảm dần xe máy, thu phí ô tô vào nội đô
Tin mới 02/04/2025 15:22

Phải phân định được thẩm quyền của cấp xã khi bỏ cấp huyện
Tin mới 01/04/2025 18:19

Ngày mai (2/4), Bảo hiểm xã hội Khu vực I chi trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản
Tin mới 01/04/2025 16:17