Các Hiệp định thương mại: Cơ hội và thách thức với nông sản Việt
Nông sản Việt Nam: Nỗ lực đạt mục tiêu xuất khẩu | |
Tuần hàng nông sản Việt Nam 2019 được tổ chức tại thành phố Paris, Pháp | |
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vào thị trường châu Âu |
Các Hiệp định thương mại mang đến nhiều cơ hội, những thách thức cũng rất lớn đối với nông sản Việt Nam |
Thách thức lớn…
Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng nông sản xuất khẩu, các mặt hàng có thế mạnh như gạo, chè, cao su, hồ tiêu... luôn đứng ở tốp 10 thế giới. Từ trước tới nay, Đảng và nhà nước ta luôn luôn coi trọng vai trò của ngành nông nghiệp và đã có nhiều sự đầu tư thích đáng cho ngành nông nghiệp trong quá trình sản xuất chế biến và tiêu thụ các sản phẩm.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cho mục tiêu phát triển trong những năm tới của ngành: “Trong 10 năm tới, Việt Nam phải phấn đấu để trở thành nước đứng trong tốp 15 nước phát triển nông nghiệp nhất Thế giới”. Đấy là những tín hiệu vui cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Đất nước đã mở cửa và hội nhập kinh tế sâu rộng với khu vực và thế giới, nhiều Hiệp định thương mại đã được kí kết giữa Việt Nam với các nước.
Gần đây nhất là Hiệp định Đối tác và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và Hiệp định thương mại Việt Nam – châu Âu (EVFTA) đã được kí kết, đây là một bước tiến mới trong việc xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường cho sản phẩm hàng hóa nông sản Việt Nam xuất khẩu đi các nước, điều cần đặc biệt lưu ý là các nước trong 2 hiệp định trên đều là những nước có trình độ phát triển kinh tế cao, với số lượng dân số cộng lại xấp xỉ 1 tỷ người, thu nhập bình quân đầu người hàng năm hầu hết ở mức cao…
Bước vào sân chơi hội nhập toàn cầu, nhiều cơ hội song cũng có nhiều thách thức và rủi ro đang chờ đợi chúng ta. Trước hết nói về thách thức, nhiều năm qua, sản xuất hàng hóa nông sản của Việt Nam tuy có nhiều tiến bộ song về cơ bản sản xuất hàng hóa ở nước ta vẫn ở trình độ thấp, mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không ổn định, an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề phải khắc phục, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp do trình độ sản xuất còn lạc hậu, giá thành các sản phẩm còn cao. Bên cạnh đó, kỷ luật sản xuất, kỷ luật thị trường lỏng lẻo, sự liên kết hợp tác còn ở trình độ thấp và ít hiệu quả.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì nguồn cung nông sản Việt Nam còn tương đối dồi dào. Nhưng chúng ta đang yếu ở 2 khâu là chế biến và tổ chức thị trường trong và ngoài nước. Còn theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ của Bộ Công thương thì: 90% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ở dạng thô hoặc sơ chế; kim ngạch xuất khẩu tuy lớn song, phần thu về cho đất nước lại rất khiêm tốn, nhiều mặt hàng chủ lực xuất thô là chủ yếu.
Chúng ta đã để lãng phí nguồn lực mà hiện nay đang sở hữu. Với những sản phẩm thô như chè, cà phê, hạt tiêu... nếu được chế biến sâu ra các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, thì giá trị gia tăng có thể gấp từ 5-10 lần hoặc nhiều hơn thế nữa. Nói như vậy để thấy vai trò của chế biến sâu quan trọng như thế nào đối với những hàng hóa có thế mạnh của Việt Nam từ trước tới nay.
Trong thực tế, Việt Nam cũng có tổ chức chế biến song, 70% doanh nghiệp đầu tư công nghệ ở mức độ trung bình hầu hết là lạc hậu rất xa so với các nước tiên tiến trên thế giới. Sản phẩm ít có được thương hiệu đặc trưng và thương hiệu mạnh. Nhiều hàng hóa Việt Nam xuất khẩu thô, sau khi sang biên giới các nước đã trở thành hàng hóa mang thương hiệu của các nước khác rồi.
Ngoài những thách thức kể trên, hàng hóa nông sản của nước ta còn bị những thách thức khác như, vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... vì chưa được quản lý chặt chẽ nên bị ép cấp, ép giá khi mua vào để sử dụng hoặc mua phải hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, làm thiệt hại nặng nề cho người sản xuất. Hàng hóa khi sản xuất ra đến kì thu hoạch vì không có điều kiện bảo quản đúng tiêu chuẩn, ít kho dự trữ chiến lược, dẫn tới tổn thất hao hụt lớn từ 20-30%.
Ngoài ra, còn một số thách thức liên quan đến các chi phí phục vụ cho sản xuất hàng hóa bao gồm, chi phí tổ chức chuỗi sản xuất chế biến, chi phí logistic, chi phí kiểm dịch, kiểm soát ở thị trường nội địa và xuất khẩu còn nhiều danh mục và rất tốn kém bởi các chi phí không đáng có.
Việc đầu tư vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, đôi lúc nhỡ thời cơ cho kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp và các hộ nông dân. Mặt khác cũng cần đề cập đến, đó là sản xuất nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, hàng hóa ứ đọng do cung cầu mất cân đối từng thời kỳ trong một năm v.v. việc này cũng chưa được quan tâm đúng mức như Hàn quốc, Nhật bản đã làm. Chỉ một mùa lũ, người nông dân hay doanh nghiệp nông nghiệp sẽ gặp điêu đứng khó khăn, thậm chí đưa tới phá sản thua lỗ.
Cùng với đó, nông sản Việt cũng gặp những thách thức về lĩnh vực xuất khẩu, mặc dù có những cơ hội, do biểu thuế xuất khẩu sang các nước giảm nhanh theo các hiệp định đã được kí kết song không phải tất cả mảng xuất khẩu là màu hồng. Hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam vừa phải bị thử thách bởi những rào cản kỹ thuật ngày càng nâng cao, chặt chẽ hơn của các nước. Đồng thời, các nước nhập khẩu hàng hóa rất quan tâm đến tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, truy suất nguồn gốc, rộng ra…
Thậm chí, nhiều nước còn quan tâm đến các lĩnh vực khác có liên quan đến sản xuất hàng hóa như bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội, vấn đề sử dụng lao động trẻ em, minh bạch công khai trong quá trình sản xuất hàng hóa của Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam hiện nay vẫn chưa được công nhận là một nền kinh tế thị trường, chính vì vậy hàng hóa xuất khẩu sẽ phải đối diện với những vụ kiện chống bán phá giá và những rào cản phát sinh khác nữa trong quá trình giao dịch với các nước.
Chuyên gia các nước từng khuyên rằng, muốn xuất khẩu được những hàng hóa có chất lượng trước hết người nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp phải yêu quý trân trọng những sản phẩm của mình làm ra. Phải luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu những nhu cầu sở thích của người tiêu dùng các nước để luôn luôn đổi mới và cải tiến cho phù hợp, đặc biệt cần chú ý nâng cao tính trung thực và trách nhiệm giải trình khi có những vướng mắc giữa các bên.
Đặc biệt trong thời đại công nghiệp 4.0 công nghệ cũng tác động đến sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, việc giao dịch với các đối tác không phải chỉ là làm trực tiếp tất cả mà còn có thể là các giao dịch được thông qua Amazon, Google... Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu còn phải cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu của các nước khác cũng kí kết các hiệp định với các nước mà Việt Nam vừa ký kết.
…Cơ hội lớn
Về cơ hội, ngoài những thách thức mà chúng ta phải vượt qua như đã kể ở trên thì khi Việt Nam ký kết 2 hiệp định, chúng ta cũng có nhiều cơ hội. Trước hết là về cơ hội xuất khẩu hàng hóa nông sản, với điều kiện thuế xuất ngày càng cắt giảm. Các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm bắt được những cơ hội, cần vượt qua chính mình chớp lấy thời cơ có 1 không 2 này. Trong công tác xuất khẩu hàng hóa, rất cần có sự đồng hành từ Chính phủ, người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất một cách đồng bộ và tổ chức thực hiện một cách nhanh nhạy và hiệu quả.
Còn một cơ hội nữa cũng không kém phần quan trọng, mà chúng ta phải nắm bắt lấy, đó là Việt Nam sẽ tiếp nhận những nhà đầu tư có tiềm năng về nhiều mặt trong lĩnh vực nông nghiệp, có trình độ sản xuất hàng hóa cao với một nền khoa học và công nghệ hiện đại có nhiều kinh nghiệm sản xuất và năng suất lao động trong lĩnh vực cao vượt bậc so với chúng ta. Thông qua công tác đầu tư vào các ngành của đất nước, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam cần nắm bắt cơ hội để tiếp thu những thành quả tiên tiến của các nước trên thế giới, áp dụng thành công vào công tác sản xuất chế biến và tiêu thụ hàng hóa ở thị trường nội địa và xuất khẩu.
Nói đến cơ hội, không thể không nhắc tới cơ hội của người tiêu dùng Việt Nam bởi hàng hóa của các nước sẽ thâm nhập ngược lại vào thị trường với thuế xuất ngày càng giảm và nhiều thế mạnh của hàng hóa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Người tiêu dùng Việt Nam sẽ làm quen với hàng hóa đa dạng phong phú, như hoa quả ở xứ ôn đới, sữa thịt… của các nước có sản phẩm chăn nuôi tiên tiến chất lượng cao và các hàng hóa tiêu dùng khác có nhiều ưu thế.
Kết luận lại, ngoài sự nỗ lực của nông dân và các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp , rất cần có sự hỗ trợ nhiều mặt của nhà nước bộ ngành có liên quan cùng các địa phương trong cả nước. Những việc cần làm đó là: làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất trên thế mạnh của các địa phương, của các vùng miền cả nước, đi đôi với đó là những chính sách đầu tư hợp lý và hiệu quả cho những vùng sản xuất được quy hoạch.
Sản xuất sản phẩm hàng hóa nông sản cần đi đôi với việc phát triển các nhà máy chế biến nông sản, các kho dự trữ, hệ thống giao thông vận chuyển, đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng có hiệu quả của các tổ hợp sản xuất công nông nghiệp hoàn chỉnh. Vừa nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa nông sản, vừa giải quyết đầu và và đầu ra, giảm bớt những tổn thất không mong muốn.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa không đạt chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường, cần phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật, bảo vệ những doanh nghiệp nông nghiệp, người nông dân làm ăn chân chính, hỗ trợ xúc tiến thương mại, liên doanh liên kết giữa các địa phương vùng miền, tạo điều kiện mở rộng hạn điền để sản xuất lớn hàng hóa, đưa khoa học kỹ thuật cơ giới hóa và sản xuất và chế biến sản phẩm...
Làm được những điều trên , chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua những thách thức khó khăn, nắm bắt các cơ hội do các Hiệp định đem lại để phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của dất nước trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05