Buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động thương mại điện tử Xử lý buôn lậu, gian lận thương mại không có vùng cấm Buôn lậu, gian lận thương mại và những vấn đề cần quan tâm |
Bắt nhiều vụ nhập lậu hàng hóa với số lượng lớn
Giữa tháng 9 vừa qua, sau nhiều tháng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, theo dõi, bám sát các đối tượng, Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Bắc Từ Liêm phát hiện một nhóm đối tượng chuyên sử dụng hệ thống mạng Zalo, Facebook để kinh doanh hàng hóa nhập lậu là rượu ngoại, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra các cửa hàng kinh doanh hàng giả tại Ninh Hiệp. (Ảnh: C.P) |
Qua công tác trinh sát, Đội Cảnh sát kinh tế xác định được các đối tượng đang tập kết một số lượng hàng hóa là rượu ngoại nhập lậu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng cực lớn, được cất giấu tại 3 kho hàng trong một kí túc xá sinh viên. Lực lượng liên ngành sau khi tiến hành kiểm tra đã thu giữ 1.383 chai rượu do nước ngoài sản xuất; 37 mặt hàng mỹ phẩm với 3.130 sản phẩm; thực phẩm chức năng có 5 mặt hàng với 1.874 sản phẩm.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở là Nguyễn Thị Hải, trú tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội không xuất trình được hóa đơn chứng từ, nhãn tem phụ hàng hóa chứng minh nguồn gốc xuất xứ của toàn bộ số hàng hóa trên. Giá trị lô hàng sơ bộ xác định ban đầu khoảng trên 2 tỷ đồng. Lực lượng liên ngành cũng xác định ngoài Nguyễn Thị Hải còn có 3 người khác có liên quan đến số hàng hóa trên. Các đối tượng khai nhận khoảng đầu tháng 8/2020, Hải đã thiết lập Facebook “SAKURA NGUYỄN”, móc nối với một số đầu mối kinh doanh hàng hóa là rượu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng cũng như một số đối tượng ở Nhật Bản để thông qua các kênh thông tin cập nhật đang trong mùa dịch Covid-19, hàng hóa khan hiếm, mua số lượng hàng trên để tích trữ, chờ giá cao rồi bán ra thị trường.
Để che giấu, tránh sự kiểm tra phát hiện của cơ quan chức năng, Hải đã thuê ký túc xá sinh viên để làm kho hàng. Khu vực này từ tầng 2 trở lên được cho thuê làm Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động, có nhiều người ra vào nên khi hàng tập kết đến và đơn vị vận chuyển lấy hàng đi đều không gây sự chú ý. Sau khi có khách đặt hàng, Hải và nhóm đối tượng liên quan thuê một số nhân viên đóng gói hàng hóa và thuê các đơn vị vận chuyển mang hàng đến địa chỉ của khách hàng, thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng hoặc nhân viên giao hàng thu hộ.
Tổ công tác đã lập biên bản, tạm giữ toàn bộ số hàng nói trên để xác minh làm rõ vai trò của từng đối tượng và những người có liên quan, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, vào đầu tháng 6/2020, Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội kiểm tra lô hàng được vận chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất ra sân bay Nội Bài có dấu hiệu vi phạm về nguồn gốc xuất xứ.
Cụ thể, Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội tiến hành khám lô hàng có vận đơn số 738.4744-6512 được vận chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay quốc tế Nội Bài. Qua kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường phát hiện 43 kiện và 10 thùng chứa hàng với 1.877 sản phẩm, bao gồm: Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thuốc tân dược, đồ chơi, sữa uống các loại. Toàn bộ số hàng hóa này do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ kèm theo.
Nhận định đây là lô hàng có giá trị lớn nằm trong một đường dây chuyên vận chuyển hàng lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ, thường xuyên lợi dụng đường hàng không để tiến hành việc đưa hàng vào sâu nội địa, cất giấu cả trong các kho chứa chuyên nghiệp. Lực lượng quản lý thị trường đã ra quyết định tạm giữ, niêm phong toàn bộ số hàng hóa trên để tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Cũng trong tháng 6/2020, Đội Quản lý thị trường số 8 và 14 Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đồng loạt ra quân kiểm tra tại 7 điểm thuộc 2 chợ Phú Điền và Sơn Long, xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm). Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện các điểm kinh doanh quần áo, phụ kiện thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam. Đoàn kiểm tra tiến hành tạm giữ 4.697 sản phẩm hàng hóa gồm dây lưng và quần áo; trong đó có 3.277 sản phẩm quần áo, dây lưng giả mạo nhãn hiệu Lacoste, Adidas, Louis Vuitton, Versace, Puma, Gucci, DG, LV, Burberry và 1.420 sản phẩm hàng hóa nhập lậu.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các kho hàng, bến bãi
Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, để góp phần ổn định thị trường, phát triển kinh tế - xã hội thời điểm cuối năm, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, lực lượng quản lý thị trường triển khai và hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2020 và các kế hoạch chuyên đề trong công tác về đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đối với công tác đấu tranh chống buôn bán hàng nhập lậu, chủ động, quyết liệt triển khai thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn; chú trọng rà soát, kiểm tra các mặt hàng thường bị nhập lậu như: Rượu, bia, thuốc lá điếu, xì gà, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng,... Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các kho hàng, bến bãi, điểm tập kết hàng hóa, điểm chuyển phát nhanh trên địa bàn. Đặc biệt, tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử và các ứng dụng số tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến hết năm 2020./.
Tội buôn lậu theo quy định mới nhất 2020 của luật hình sự Theo luật sư Nguyễn Văn Dũng (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), buôn lậu được hiểu một cách đơn giản nhất là việc đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam vượt qua biên giới, không thông qua con đường chính ngạch là nhập khẩu qua các cửa khẩu hải quan theo đúng quy định của pháp luật thì đối diện với tội danh này. Cụ thể, tội buôn lậu được quy định tại Điều 188, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau: 1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.”; 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;h) Phạm tội 02 lần trở lên;i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |
H.Phong – C. Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Tin nóng 23/11/2024 10:05
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Tin nóng 19/11/2024 06:22
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng
Tin nóng 17/11/2024 23:14
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Tin nóng 17/11/2024 07:58