Bưởi Diễn lên tới 70 triệu đồng mỗi cây, xuống phố “ăn Tết” sớm
Những ngày này, người dân Thủ đô đã cảm nhận được hương vị Tết cổ truyền cận kề khi thấy vườn bưởi cảnh xuất hiện trên một số tuyến đường, phục vụ nhu cầu của người dân chơi Tết sớm. Thời điểm này, ông Nguyễn Kim Thắng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) là một trong những người đầu tiên mang bưởi cảnh lên đường Lạc Long Quân bán.
Những cây bưởi cảnh với các thế độc lạ khác nhau như: Dáng huyền, song thân… hút mắt người xem, thường sẽ được bán nhanh hơn các cây khác. Được biết, những cây bưởi tại vườn ông Thắng là giống bưởi Diễn, cho ra quả một năm một lần, thường ra hoa vào tháng Hai, quả chín đúng vào dịp Tết.
Cây bưởi Diễn cổ thụ được nhà vườn chào bán với giá 70 triệu đồng/cây. |
Để cho ra một lứa bưởi cảnh thường nhà vườn sẽ phải chuẩn bị cây từ 3-4 năm trước, đặc điểm của bưởi cảnh là phải ghép nhiều quả trên cây, vì quả thật trên cây ít, thường chỉ chiếm 20-30% còn lại là quả ghép. Để cây và quả phát triển đều chủ vườn phải ghép quả từ tháng 4, sau khi ghép vài tháng quả mới to lên và chín đều đúng dịp Tết Nguyên đán.
Chủ nhân vườn bưởi cảnh cho biết: “Cũng như mọi năm, tôi thường mang bưởi cảnh ra phố bán sớm nhất ở trên phố này với mong muốn phục vụ khách quen và những khách có nhu cầu mua cây về chơi Tết sớm. Năm nay, các chủ hàng bán khá muộn, bởi tầm này mọi năm, khu vực này đã tấp nập rồi”.
Mặc dù chỉ mới mang ra bày bán nhưng những chậu cây bưởi Diễn này đều đã được khách đặt mua. |
So với những năm trước, năm nay, gia đình ông Thắng bày bán số lượng ít hơn nhưng tập trung vào chất lượng. Ông Thắng chia sẻ, ông không quá lo lắng về lượng khách tăng hay giảm mà chỉ quan tâm tạo ra những cây bưởi đẹp nhất để thỏa mãn khách hàng. Theo kinh nghiệm của ông, khách muốn mua sẽ sẵn sàng trả giá rất cao, miễn làm sao có cây bưởi cảnh ưng ý. Do vậy, năm nay, tại vườn của ông, có những cây bưởi có giá 50 triệu đồng, thậm chí 70 triệu đồng/cây.
Ông Thắng cho biết, thời điểm hiện tại, đã có một số cây bưởi cảnh được khách đặt mua hoặc thuê. Bưởi cảnh to cần không gian rộng như công sở, công ty. Chủ nhân của vườn cho hay phần lớn những người đến đặt mua hoặc thuê từ thời gian này đều bảo nhà vườn chuyển đến trong đầu tháng Chạp.
Để chăm sóc bưởi cảnh phục vụ khách chơi Tết thì ngoài bón phân, tưới nước thường xuyên, những nhân viên làm vườn còn lau từng quả bưởi trước khi bọc chúng vào một lớp túi bóng hoặc lưới. |
“Năm nay, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên sức mua đầu vụ giảm nhiều so với năm trước, nhà vườn cũng giảm số lượng cây bằng 1/3 so với các năm trước. Xu hướng chơi cây năm nay vẫn như mọi năm, dựa vào thế, tuổi thọ của cây, đặc biệt đối với bưởi cảnh thì phần quan trọng nhất là quả và lá cây, quả chín vàng đều, lá xanh mượt” ông Thắng cho biết.
Để chăm sóc bưởi cảnh phục vụ khách chơi Tết thì ngoài bón phân, tưới nước thường xuyên, những nhân viên làm vườn còn lau từng quả bưởi trước khi bọc chúng vào một lớp túi bóng hoặc lưới. Những lớp túi này giúp quả bưởi tránh bị côn trùng phá hoại. Đồng thời, mỗi quả cũng được buộc dây cẩn thận vào từng cuống để trái không bị rụng. Theo chia sẻ, khi mua về chưng Tết, khách hàng sẽ “cởi bỏ” lớp áo này ra cho trái bưởi thêm đẹp và bắt mắt.
Ngoài bưởi cảnh, năm nay ông Thắng còn bán thêm chanh tứ quý, quất bonsai với nhiều hình dáng |
Ngoài bưởi cảnh, năm nay các nhà vườn còn bán thêm chanh tứ quý, quất bonsai với nhiều hình dáng phong phú. Những cây chanh tứ quý dáng đẹp, sai quả có giá dao động từ 5-7 triệu đồng/cây cũng là mặt hàng được nhiều người yêu thích trong năm nay.
Là khách tham quan tại vườn bưởi cảnh trên đường Lạc Long Quân, ông Nguyễn Vĩnh Kỳ (quận Tây Hồ) cảm thấy rất vui mừng, phấn khởi. “Năm nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân, do vậy khi được ngắm nhìn những cây bưởi cảnh, cành đào rừng trên phố, cảm thấy Tết đã đến thật gần. Hy vọng rằng, từ nay đến Tết Nguyên đán, dịch Covid-19 được kiểm soát để người dân có một cái Tết trọn vẹn”, ông Kỳ bày tỏ.
“Để bưởi Diễn cho trái đều, tròn và to thì phải rất tốn công chăm sóc. Các nhà vườn phải ghép và dưỡng nhiều đợt trong thời gian dài. Sau khi vận chuyển về đây, nó cũng cần phải được chăm sóc giữ được dáng, chất dinh dưỡng nuôi hàng trăm trái bên trên”, ông Nguyễn Kim Thắng chia sẻ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49