Bước “chuyển mình” của nông sản Việt
“Đường đi” nào cho nông sản? Tìm giải pháp cho nông sản Việt giữa đại dịch Corona Nông sản Việt tham gia sân chơi toàn cầu: Nâng cao vai trò liên kết của bốn nhà |
Hàng hóa Việt Nam là sự lựa chọn lý tưởng
Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 8 tháng đầu năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 336,92 tỷ USD; trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 175,36 tỷ USD, tăng 2,3% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 161,9 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2019. Cán cân thương mại cả nước đã xuất siêu gần 13,5 tỷ USD sau 8 tháng, gấp gần 2,5 lần so với số thặng dư cùng kỳ năm 2019 (5,47 tỷ USD).
Doanh nghiệp Việt đang được hưởng lợi lớn khi xuất khẩu vào thị trường EU (ảnh: Đ.Đ) |
Đáng chú ý, tháng 8/2020, sau một tháng Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã được hưởng lợi, trong đó gạo hưởng lợi khá lớn bởi thuế suất mặt hàng này về 0%. Nhờ đó, giá xuất khẩu gạo đã tăng từ 80 - 200 USD/tấn so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường EU cũng đạt 350 USD, tăng 17% so với tháng trước đó. Đặc biệt, ngày 16/9 vừa qua, 14 container với số lượng 296 tấn cà phê đã được xuất Cảng đến Hamburg, Antwerp của Bỉ và Đức. Đây là lô cà phê đầu tiên sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA…
Không dừng lại ở đó, rau, quả tươi Việt Nam cũng được đánh giá đã và đang rộng cửa vào EU. Hiện EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của rau, quả Việt Nam. Với nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA, đã và đang tiếp sức để giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ…Có thể thấy, sau một tháng EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu nhiều loại nông sản sang EU đã tăng đột biến, qua đó đặt nền tảng cho những bước tiến trong tương lai…
Để kịp thời nắm bắt được những lợi thế từ EVFTA, thời gian qua, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) liên tiếp tổ chức các chương trình kết nối giao thương trực tuyến, đặc biệt với các mặt hàng nông sản. Theo thông tin từ Cục này, đã có hàng trăm doanh nghiệp phân phối nhập khẩu của châu Âu, Trung Quốc và các nước trong khu vực đã tham gia các cuộc giao thương, nhằm tìm kiếm thêm nguồn cung cho các mặt hàng nông sản.
Trong một cuộc giao thương với cộng đồng doanh nghiệp châu Âu, ông Trần Văn Công, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại EU khẳng định, Việt Nam có năng lực đảm bảo các yêu cầu từ phía những nhà nhập khẩu về hàng nông sản, thực phẩm với hơn 6.335 ha hoa quả áp dụng VietGap/GlobalGap và đã được cấp mã số vùng trồng đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ngoài ra, Việt Nam đang phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm đưa sản phẩm vượt trội về chất lượng, thương hiệu, tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp… qua đó đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu và tăng khả năng cạnh tranh. Với việc Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, 94% của 540 dòng thuế trái cây, rau quả từ Việt Nam vào thị trường EU đã về 0%, có thể mở ra cơ hội tăng trưởng mạnh hơn cho nhóm sản phẩm này.
Thực tế, số lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào EU cũng đã tăng dần từ đầu tháng 9 (kim ngạch xuất khẩu vào EU của mặt hàng này trong 8 tháng qua giảm 3,3%). Theo các chuyên gia, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những nhà xuất khẩu lớn các mặt hàng trái cây nói riêng và nông sản nói chung cho các thị trường trên thế giới, trong đó có thị trường EU.
Chia sẻ tại Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm hoa quả Việt Nam – Trung Quốc, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại khẳng định, trong bối cảnh Việt Nam nhanh chóng khống chế, kiểm soát hiệu quả sự xâm nhập và lây lan của đại dịch Covid-19 thì hàng hóa từ Việt Nam là sự lựa chọn lý tưởng hiện nay khi có nguồn cung cấp nông sản, thực phẩm phong phú với chất lượng đảm bảo, phù hợp nhiều phân khúc tiêu thụ khác nhau để cung ứng cho thị trường quốc tế.
Đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh
Trong khi tìm cách đẩy mạnh các mặt hàng nông sản sang thị trường EU, nông sản Việt Nam vẫn tiếp tục tìm cách gia tăng hàng hóa sang các nước láng giềng và trong cùng khu vực vốn có rất nhiều lợi thế trong tiêu thụ các mặt hàng nông sản Việt Nam, đặc biệt phải kể đến các loại trái cây. Ông Viên Á Tường, Tổng Thư ký Hiệp hội Trái cây Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết, dù sản phẩm nội địa dồi dào nhưng hàng nhập khẩu nói chung, trái cây nói riêng vẫn được thị trường Trung Quốc ưa chuộng.
Tuy nhiên, những tháng đầu năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến hoa quả, nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc giảm. Giá trung bình của măng cụt, thanh long, anh đào, cam quýt, dừa, dứa và sầu riêng nhập khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, do sức mua thấp, và sản phẩm gặp khó khăn trong vận chuyển khiến kéo dài thời gian, làm tăng chi phí logistics…
Nông sản đang tận dụng tốt lợi ích từ EVFTA để vươn ra thế giới mạnh mẽ hơn (ảnh: Đ.Đ) |
Cũng theo ông Tường, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam muốn chiếm thị phần nhiều hơn tại Trung Quốc thì đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng và giá cả cạnh tranh bởi việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất cũng sẽ tạo ra bước ngoặt. “Sau khi vượt qua suy thoái thị trường, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất cũng sẽ tạo ra bước ngoặt. Tuân thủ quan điểm chất lượng là trên hết, lấy thị trường làm phương hướng, lấy “ngon” làm nguyên tắc thì sẽ đạt được sự ổn định, để sản phẩm tốt được thị trường chấp nhận và người tiêu dùng yêu thích”, ông Viên Á Tường nhấn mạnh.
Trước đó, Trung Quốc đã tăng cường giám sát các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu, liên quan đến các phương diện như truy xuất nguồn gốc nông sản, đăng ký vùng trồng, đăng ký nhà máy đóng gói và dán nhãn sản phẩm. Điều này chính là trách nhiệm đối với người tiêu dùng và cũng đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn về yêu cầu công việc cho tất cả các nhà sản xuất trái cây.
Có thể thấy, thời gian qua không chỉ Trung Quốc, nhiều quốc gia khác cũng đã đẩy cao hơn tiêu chuẩn chất lượng các mặt hàng nông sản nhập khẩu. Tuy nhiên nhiều nhà nhập khẩu cũng đánh giá cao tiềm năng đối với mặt hàng nông sản Việt Nam, nhưng cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt cần phải chú ý hơn nữa trong việc đáp ứng những yêu cầu từ các nhà nhập khẩu. Làm tốt được vấn đề đó, nông sản Việt sẽ vươn xa ra thị trường thế giới, đặc biệt là nhờ những ưu đãi trực tiếp đến từ các Hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05