Bộ Tài chính dự báo ba kịch bản cho chỉ số CPI trong năm 2018

Dựa trên các yếu tố vĩ mô, tình hình chính trị, kinh tế trong nước và quốc tế, Bộ Tài chính đã đưa ra 3 kịch bản dự báo chỉ số CPI trong năm 2018 đều ở mức dưới 4% theo yêu cầu của Quốc hội.
bo tai chinh du bao ba kich ban cho chi so cpi trong nam 2018 Tập trung kiểm soát lạm phát 3 tháng cuối năm
bo tai chinh du bao ba kich ban cho chi so cpi trong nam 2018 Chỉ số CPI tăng thấp nhất trong vòng 5 năm

Theo kịch bản 1, giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định, chỉ tăng nhẹ vào các dịp lễ, Tết do nhu cầu tăng cao; giá dịch vụ khám chữa bệnh không bảo hiểm y tế điều chỉnh trong quý 1/2018 tác động làm tăng CPI 0,17%; điều chỉnh tiền lương vào quý 2 làm tăng CPI 0,14%, giá điện tăng từ 1/12/2017 làm tăng CPI năm 2018 khoảng 0,1%; giá xăng dầu tăng 5% làm tăng CPI khoảng 0,28%, giá bán khí hóa lỏng (LPG, hay còn gọi là gas) tăng 5% làm tăng CPI khoảng 0,06%.

bo tai chinh du bao ba kich ban cho chi so cpi trong nam 2018
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Theo kịch bản này, dự báo CPI tháng 12/2018 so với tháng 12/2017 tăng 3,5%, CPI bình quân tăng khoảng 3%.

Với kịch bản 2, giả thiết như kịch bản 1 và giả thiết thêm giá thịt lợn tăng 7% vào cuối năm tác động vào CPI 0,3%; giá xăng dầu tăng 10% làm tăng CPI khoảng 0,56%, giá LPG tăng 10% làm tăng CPI khoảng 0,12%.

Dự báo CPI tháng 12/2018 so với tháng 12/2017 tăng 4,2%, CPI bình quân tăng khoảng 3,4%.

Với kịch bản 3, giả thiết như kịch bản 1 và giả thiết thêm giá thịt lợn tăng 15% vào cuối năm tác động vào CPI khoảng 0,63%; giá xăng dầu tăng 15% làm tăng CPI khoảng 0,64%, giá LPG tăng 15% làm tăng CPI khoảng 0,18%.

Dự báo CPI tháng 12/2018 so với tháng 12/2017 tăng 5,4%, CPI bình quân tăng khoảng 3,9%.

Bộ Tài chính cũng đã sử dụng mô hình dự báo để tính toán lạm phát năm 2018, nếu chưa tính đến tác động điều hành giá dịch vụ giáo dục, y tế, điện và sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu, CPI bình quân năm 2018 dự kiến tăng 2,87% so với năm 2017.

Theo báo cáo của nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá thì mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2017 biến động theo hướng tăng thấp trong những tháng đầu năm, giảm trong quý 2 và tăng dần trở lại trong những tháng cuối năm.

CPI bình quân so với cùng kỳ năm 2016 giảm từ 5,22% trong tháng 1 xuống 3,61% trong tháng 11. CPI tháng 12/2017 tăng 2,6% so tháng 12/2016. CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016.

Các nguyên nhân làm tăng CPI năm 2017 là giá một số hàng hóa, dịch vụ (dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, điện…) được điều chỉnh tăng theo lộ trình thị trường; biến động tăng của giá xăng dầu và một số nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới tác động vào giá trong nước qua kênh nhập khẩu; giá vật liệu xây dựng trong đó có giá cát tăng mạnh vào tháng 5, 6, 7; mức lương tối thiểu tăng từ ngày 1/1/2017 và lương cơ sở tăng từ ngày 1/7/2017; nguồn cung một số mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng cục bộ tại một số địa phương bị bão lụt làm tăng giá các mặt hàng này tại một số thời điểm.

Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2017 là giá thực phẩm giảm trong khoảng nửa đầu năm; trong đó giá thịt lợn giảm mạnh; giá bưu chính viễn thông tiếp tục giảm.

Cùng đó, công tác chỉ đạo điều hành giá, bình ổn thị trường năm 2017 đã có sự phối hợp điều hành chặt chẽ và chủ động giữa các Bộ, ngành, địa phương dưới sự chỉ đạo quyết liệt và sâu sát của Ban Chỉ đạo điều hành giá, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhất là trong thời điểm thị trường có biến động cung cầu vào dịp lễ Tết, bão lụt.

Chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt cũng giúp ổn định tỷ giá, giảm lãi suất. Công tác dự báo được chú trọng điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý sát với kịch bản dự báo góp phần kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Năm 2017, trong điều kiện tình hình quốc tế và trong nước có nhiều biến động, Chính phủ đã chỉ đạo theo dõi sát, điều hành giá chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng.

Lạm phát năm 2017 đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra ở mức dưới 4%, cung cầu thị trường được đảm bảo; điều hành giá nhất quán theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, mặt bằng giá cả thị trường được bình ổn góp phần tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Theo Thùy Dương/ vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.

Tin khác

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, trong đó có những ngân hàng lần thứ hai điều chỉnh tăng lãi suất.
Xem thêm
Phiên bản di động