Bổ sung và nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa
Thiếu về số lượng, chưa đạt về chất lượng
Một trong những mục tiêu của chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2016-2020 là hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thể thao các cấp, đến năm 2020, bảo đảm 100% thôn, làng có nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng; cơ bản có điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng hoặc nhà văn hóa ở các tổ dân phố.
Nâng cao hiệu quả Nhà văn hóa tại cơ sở góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Ảnh: Nhà văn hóa thôn Đại Áng, huyện Thanh Trì |
Tuy nhiên, đến nay theo báo cáo của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc điều chỉnh quy hoạch, thiếu nguồn lực, vướng giải phóng mặt bằng… nên nhiều dự án xây dựng công viên, hồ điều hoà, khu vui chơi giải trí vẫn đang nằm trên giấy, hoặc chậm tiến độ, gây lãng phí và bức xúc trong dư luận như dự án Bảo tàng Hà Nội, Công viên Bắc Linh Đàm, Công viên Hello Kitty...
Tính đến tháng 3/2022, toàn thành phố Hà Nội có 30 thiết chế văn hóa thể thao cấp thành phố, 57 thiết chế văn hóa thể thao cấp huyện, 136 trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, 4.277 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, tổ dân phố. Toàn Thành phố có 136/579 xã, phường, thị trấn có công trình trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, đạt 24%. Trong đó, có 2.283 nhà văn hóa thôn, đạt 97%; 1.993 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt tổ dân phố (đạt 65,5%); còn 9/30 quận, huyện “trắng” trung tâm văn hóa cấp xã. Trong tổng số hơn 4.200 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng thôn, tổ dân phố, có hơn 1.900 nhà văn hóa đáp ứng tiêu chí cơ bản về quy mô, diện tích xây dựng, trang thiết bị; hơn 2.100 nhà văn hóa chưa đáp ứng các tiêu chí cơ bản; 187 nhà văn hóa xuống cấp không bảo đảm điều kiện sinh hoạt… |
Đơn cử, dự án Bảo tàng Hà Nội là một trong những dự án được đầu tư lớn nhất trong hệ thống bảo tàng nước ta với tổng số kinh phí trên 2.300 tỷ đồng, nhưng mới hoàn thành giai đoạn 1. Giai đoạn 2 của dự án khái toán khoảng 800 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2015, nhưng đến nay vẫn còn dang dở.
Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng, dự kiến trong tháng 5/2022, Sở Xây dựng sẽ thẩm định trong phần thiết kế kỹ thuật, báo cáo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố phê duyệt lại các nội dung có liên quan của dự án... cố gắng tới giữa năm 2024 kết thúc dự án này.
Một dự án lớn cũng được dư luận quan tâm là Công viên Bắc Linh Đàm (quận Hoàng Mai) có diện tích hơn 48.00 m2 đã được quận cải tạo nhưng đến nay không hoạt động, nhiều hạng mục bị lấn chiếm. Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho biết, sẽ làm việc với Tổng công ty HUD về đầu tư cải tạo bảo đảm sáng, xanh, sạch, đẹp, đồng thời giao các phường ra quân xử lý vi phạm, đưa để đưa vào hoạt động...
Thống kê toàn Thành phố hiện có 187 nhà chung cư tái định cư, trong đó có 81 nhà tái định cư đã có nhà sinh hoạt cộng đồng. Với những toà nhà không có diện tích dành cho nhà sinh hoạt cộng đồng, Sở Xây dựng và các đơn vị quản lý nhà đã rà soát và chuyển đổi công năng diện tích sử dụng kinh doanh dịch vụ sang sử dụng vào mục đích sinh hoạt cộng đồng. Đến nay, 73 tòa nhà đã hoàn thành việc chuyển đổi công năng; 8 tòa nhà đang được rà soát và thực hiện chuyển đổi.
Để giải quyết thực trạng nhà chung cư không có nhà sinh hoạt cộng đồng, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho biết sẽ trình Thành phố cho phép chuyển đổi công năng và khẩn trương sửa chữa, đưa vào sử dụng. Với các tòa nhà không có diện tích để chuyển đổi công năng, sẽ đề nghị các quận rà soát bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa phường gần nhất.
Cập nhật quy hoạch văn hóa Hà Nội vào Quy hoạch chung
Tại phiên giải trình của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc đầu tư, khai thác, quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao diễn ra mới đây, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết thời gian tới, Hà Nội sẽ thực hiện 6 giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa thể thao.
Nhiều khu chung cư không có không gian vui chơi và điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Ảnh minh họa |
Cụ thể là rà soát, cập nhật quy hoạch và điều chỉnh, bổ sung để xử lý dứt điểm khâu quy hoạch trong thời gian sớm nhất; Thành phố sẽ quan tâm dành quỹ đất cho các thiết chế văn hóa thể thao; dành nguồn lực đầu tư công và đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa; bố trí ngân sách trong kế hoạch hàng năm để đầu tư xây dựng; nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng hóa, tăng cường quy chế quản lý sau đầu tư...
Về những nội dung trên, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo rà soát tổng thể hệ thống thiết chế văn hóa thể thao trên địa bàn thành phố; tập trung ưu tiên bổ sung, bố trí nguồn vốn, quỹ đất xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao bảo đảm tiêu chuẩn; quan tâm các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ thanh thiếu nhi, người cao tuổi, người lao động tại các khu công nghiệp.
Trong đó, công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch các thiết chế văn hóa, thể thao phải đi trước một bước, định hình cho tương lai. Không điều chỉnh quy hoạch đất xây dựng các thiết chế văn hóa sang mục đích khác. Quỹ đất sau khi di dời các cơ sở ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch ưu tiên bố trí xây dựng các công trình văn hóa, thể thao.
Đồng thời, tăng cường đầu tư nguồn vốn ngân sách; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa để khai thác tối đa nguồn lực cho đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao. Trước mắt, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm như: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Cung Văn hóa thể thao Thanh niên, các công viên, các khu vui chơi giải trí và các công trình vốn ngoài ngân sách khác... /.
Để các thiết chế văn hoá được đưa vào sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí, tôi nghĩ rằng trước hết phải tuân thủ theo đúng quy hoạch, xây dựng các thiết chế văn hoá theo đúng chức năng nhiệm vụ của nó. Những cái gì xây dựng đã đầy đủ rồi, những cái gì chưa đầy đủ thì phải hoàn thiện, bổ sung. Thứ hai, phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý thiết chế đó để đưa các thiết chế đi vào hoạt động hiệu quả, làm sao để đáp ứng ngày càng yêu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần của nhân dân. Nguyên tắc nói phải đi đôi với làm. Khi đã có ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân thì các cơ quan liên quan nhất định phải vào cuộc, phải có sự phối hợp liên ngành và tìm ra đâu là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Từ đó, tìm cách khắc phục và phát huy điểm mạnh để nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá. TS Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
6 học sinh Hà Nội đoạt Huy chương tại Olympic khoa học trẻ quốc tế
Hồi chuông cảnh báo tai nạn giao thông ở trẻ em
Quy định mới về kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân đến đăng ký xe dịp cuối năm
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/12: Trời mưa rét, nhiệt độ thấp nhất 15 độ C
Đón Noel sớm tại Hội chợ Giáng sinh cựu du học sinh EU 2024
Tin khác
Đón Noel sớm tại Hội chợ Giáng sinh cựu du học sinh EU 2024
Văn hóa 11/12/2024 21:32
Xây dựng hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội
Văn hóa 11/12/2024 16:58
Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo
Văn hóa 11/12/2024 11:05
Tờ lịch ngày cuối năm
Văn hóa 10/12/2024 19:40
“Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách
Văn hóa 10/12/2024 17:21
Những dấu ấn khó quên tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024
Longform 10/12/2024 16:06
Đón năm mới hoành tráng tại Lễ hội Hoa hướng dương ở Vạn Phúc City
Văn hóa 06/12/2024 18:23
Thanh Trì: Đón Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa Đình Yên Phú
Văn hóa 06/12/2024 15:48
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Văn hóa 05/12/2024 11:05
Trưng bày 150 tài liệu quý về 80 năm xây dựng và phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa 04/12/2024 14:58