Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

(LĐTĐ) Chiều 3/6, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm. Tại đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời câu hỏi dư luận đang quan tâm về giải pháp nào cung ứng đủ điện.
App EVNHANOI: Dễ dàng quản lý lượng điện tiêu thụ qua tính năng “Ước tính điện năng tiêu thụ của thiết bị” Từ 15/6/2023, cứ 4 người thuê nhà thì được tính là một hộ sử dụng điện

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, trong thời gian tới với quy mô sản xuất điện được đảm bảo, các tổ máy không gặp sự cố và đủ nguyên liệu cho phát điện thì có thể khắc phục được tình trạng thiếu điện.

"Tại thời điểm hiện nay, một số nơi đang thiếu điện kể cả trong sản xuất và đời sống của người dân. Chúng tôi bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp và nỗi khổ của người dân do thiếu điện sinh hoạt trong thời gian nhất định", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải bày tỏ.

Cung cấp thêm thông tin, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm tình hình cung cấp điện ổn định. Tuy nhiên, từ đầu tháng 5 đến nay, tình trạng nắng nóng kỷ lục đã xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước và diễn biến khó lường, dự kiến còn có thể tiếp tục kéo dài sang tháng 6. Tình trạng này đã làm tăng nhu cầu tiêu thu điện sinh hoạt, trong khi đó lưu lượng nước về các hồ thủy điện lại rất thấp, đặc biệt là tại các hồ thủy điện miền Bắc, gây ảnh hưởng lớn đến cung ứng điện trong mùa khô năm 2023, nhất là trong thời gian đến cuối tháng 5 khi nguồn than nhập khẩu về chậm hơn nhu cầu.

Ngay từ đầu năm 2023, nhận định tình hình khó khăn trong cung ứng điện năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị điện lực và các đơn vị có liên quan chủ động theo dõi sát tình hình diễn biến thời tiết, bảo đảm nguồn cung nhiên liệu cho phát điện, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình nguồn và lưới điện.

Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời câu hỏi dư luận đang quan tâm về giải pháp nào cung ứng đủ điện - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Lường trước được các khó khăn trong cung cấp điện thời gian cao điểm nắng nóng và diễn biến còn rất khó lường, Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương, quyết liệt thực hiện các giải pháp cần thiết để đảm bảo cung ứng điện ở mức cao nhất, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn mang tính ngắn hạn.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã triển khai ngay lập tức các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện, chỉ đạo các đơn vị thực hiện các giải quyết liệt, khẩn trương nhằm ứng phó, đảm bảo cung cấp điện trong các tháng cao điểm nắng nóng.

Lãnh đạo Bộ Công Thương nêu 3 giải pháp chính, trong đó là đảm bảo công tác vận hành hệ thống điện sẵn có, đảm bảo việc cung cấp nhiên liệu phục vụ sản xuất điện, về việc này, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị điện lực tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ mà Thủ tướng và Chính phủ giao để đảm bảo cung ứng điện mùa khô năm nay và Bộ đã nhiều lần, trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ EVN thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Rà soát công tác vận hành hệ thống điện, chỉ đạo các đơn vị phát điện chuẩn bị nhiên liệu sẵn sàng phục vụ cho phát điện, thành lập, tăng cường các bộ phận trực ca và ứng trực hỗ trợ công tác vận hành, thực hành tiết kiệm điện ngay trong các đơn vị nội bộ, đảm bảo an toàn lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đảm bảo cho vận hành an toàn, hiệu quả, khẩn trương khắc phục những sự cố, tồn tại để đưa vào vận hành các nhà máy điện phục vụ cho cung cấp điện.

Bộ cũng yêu cầu tăng sản lượng than cho cấp điện, điều tiết việc cung cấp than để tăng lượng than cho phát điện khoảng 300.000 tấn cho tháng 5 và khoảng 100.000 tấn cho các tháng tiếp theo (tháng 6, tháng 7), cũng như tăng 18% lượng khí cấp khu vực Đông Nam bộ và tăng 8% lượng khí cấp cho khu vực Tây Nam bộ để cho sản xuất điện.

Biện pháp tiếp theo là khẩn trương đưa các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp vào phát điện, đến 17h30 ngày 31/5 đã có 7 dự án với tổng công suất 430,52MW chính thức phát điện, ngoài ra có 40 dự án đã được Bộ phê duyệt giá tạm, hiện đang rất khẩn trương hoàn thiện các thủ tục và các bước để đưa điện lên lưới.

Thống kê thêm, ông Hải cho biết có 59/85 dự án với tổng công suất 3.389,8MW đã gửi hồ sơ cho các công ty mua bán điện để đàm phán giá điện, trong đó có 50 dự án với tổng công suất 2.751,6MW đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo quyết định 21 của Bộ Công Thương…

Tuy nhiên, vẫn còn 26 nhà máy điện chuyển tiếp với công suất 1.346MW chưa gửi hồ sơ đến EVN để đàm phán giá điện.

Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện
Buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 diễn ra chiều 3/6 - Ảnh: VGP/Quang Thương

Một biện pháp nữa được lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh là việc tiết kiệm điện, theo ông Đỗ Thắng Hải: “Không phải khi thiếu điện mới tiết kiệm điện” mà đây là chính sách xuyên suốt và lâu dài từ trước đến nay, đơn cử Bộ Công Thương cũng có Vụ tiết kiệm năng lượng trong đó có việc tiết kiệm điện".

Hiện cũng có nhiều giải pháp khác như Giờ Trái đất để phát động tiết kiệm điện, ngoài ra Bộ Công Thương đã tổ chức phát động toàn quốc đẩy mạnh công tác truyền thông về sử dụng tiết kiệm điện, hiện có 55/63 UBND các tỉnh, thành phố Trung ương ban hành văn bản chỉ đạo việc tiết kiệm điện, cung ứng điện trên địa bàn.

“Kết quả sản lượng điện tiết kiệm hàng ngày hiện nay khoảng 20 triệu kWh/ngày và việc này tương đương 2% điện năng tiêu thụ hàng ngày. Rõ ràng nếu chúng ta làm tốt công tác tiết kiệm điện sẽ là giải pháp hết sức hiệu quả và đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay”, ông Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Cung cấp thêm thông tin, ông Đỗ Thắng Hải cho biết trong thời gian tới với quy mô, tổng công suất đạt 81.504 MW, trong khi nhu cầu phụ tải cao nhất là 44.000MW, nếu đảm bảo các tổ máy không gặp sự cố, vận hành tin cậy và đủ nhiên liệu, đủ tích nước với các hồ thì có thể khắc phục được vấn đề thiếu điện và đảm bảo điện cho đời sống người dân cũng như điện cho sản xuất của doanh nghiệp.

Liên quan tới việc giải quyết các dự án điện gió, điện mặt trời không nằm trong quy hoạch, ông Hải cho hay, vừa qua (ngày 15/5) Thủ tướng đã phê duyệt Quyết định 500 về quy hoạch điện 8, trong đó chỉ nêu tổng công suất các nguồn điện gió, điện Mặt Trời dự kiến và sẽ phát triển đến năm 2030 và không có tên cụ thể các dự án nào,

Trong đó cũng nếu rất rõ các dự án điện gió, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời… đưa rất cụ thể từng chỉ số, và hiện nay Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng thực hiện quy hoạch theo nhiệm vụ được Thủ tướng giao sẽ cụ thể hóa về quy mô công suất, tiến độ các dự án theo từng địa phương để báo cáo Thủ tướng xem xét phê duyệt làm cơ sở triển khai theo quy định.

Tuy nhiên, ông Đỗ Thắng Hải cho rằng đối với những dự án không nằm trong quy hoạch gặp một số vấn đề, hiện Bộ Công Thương đã có văn bản và đã có hướng dẫn để giải quyết. Cụ thể, căn cứ vào luật giá, luật điện lực, Bộ đã ban hành Thông tư 15 và Quyết định 21 làm cơ sở cho EVN và các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp thỏa thuận giá bán về giá điện, đảm bảo không vượt quá khung giá phát điện do Bộ phát hành.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã ban hành 10 công văn chỉ đạo, hướng dẫn để đôn đốc EVN và chủ đầu tư khẩn trương đàm phán, thống nhất giá điện, đảm bảo nguyên tắc giá điện với lợi nhuận hợp lý, các dự án tuân thủ quy định pháp luật và không vượt quá khung giá phát điện.

“Việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án là cần thiết, tuy nhiên, ngoài vấn đề về cơ chế giá điện, các dự án phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật khác như việc quy hoạch, đầu tư, đất đai, môi trường, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy… việc này bộ cũng thường xuyên làm việc trực tiếp với EVN và các nhà máy điện chuyển tiếp để hướng dẫn, chỉ đạo, xử lý đồng thời bộ cũng như ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể cho EVN, gửi các địa phương để hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin thêm.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thu giữ gần 8.000 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ tại thành phố Hồ Chí Minh

Thu giữ gần 8.000 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Gần 8.000 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa bị lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra và tạm giữ tại 2 điểm kinh doanh chứa trữ hàng hóa trên địa bàn quận 12.
Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững

Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững

(LĐTĐ) Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước là sự kiện thường niên được Bộ Tài chính tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các nhà quản lý, xây dựng chính sách, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), các nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi và thảo luận về những xu hướng mới trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành Tài chính.
Cuộc "gặp gỡ" của Trung thu xưa và nay nơi Phố cổ Hà Nội

Cuộc "gặp gỡ" của Trung thu xưa và nay nơi Phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu truyền thống năm 2023, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, xưởng trải nghiệm tại các điểm di sản trong khu Phố cổ Hà Nội và không gian bích họa phố Phùng Hưng. Các hoạt động này nhằm giới thiệu văn hoá truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu Phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.
Long Biên: Tọa đàm nâng cao chất lượng hoạt động Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở

Long Biên: Tọa đàm nâng cao chất lượng hoạt động Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sáng nay (22/9), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Tọa đàm “Nâng cao chất lượng hoạt động Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở”, với sự tham dự của các đồng chí là Chủ tịch Công đoàn khối các trường Mầm non trên địa bàn quận.
Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô

Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 22/9, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức Giao lưu “Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô”. Buổi giao lưu, tọa đàm được tổ chức tại Bộ Tư lệnh Thủ đô và truyền trực tuyến tại 32 điểm cầu ở các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh với hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ Dân quân tự vệ cùng đông đảo nhân dân các địa phương tham gia.
FECON thêm nhiều chính sách mới có lợi cho người lao động

FECON thêm nhiều chính sách mới có lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Bên cạnh việc đảm bảo các chính sách về tiền lương, môi trường làm việc, mới đây, Công ty Cổ phần FECON đã ban hành thêm các chính sách mới và được đưa vào Thỏa ước lao động tập thể với nhiều lợi ích dành cho người lao động.
Đại hội Công đoàn TP.HCM: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển

Đại hội Công đoàn TP.HCM: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển

(LĐTĐ) Ngày 22/9, đã diễn ra ngày làm việc thứ nhất Đại hội Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội có sự tham dự của 549 đại biểu chính thức, đại diện cho gần 1,4 triệu đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn TP.HCM. Đại hội gồm 4 phiên làm việc và kéo dài trong 3 ngày, từ ngày 22-24/9.

Tin khác

Tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Trong quý IV/2023, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ sẽ tổ chức đối thoại, làm việc bằng hình thức phù hợp với cộng đồng doanh nghiệp để lắng nghe, nhận diện các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.
Hà Nội: Bổ sung 4.200 tỷ đồng vào Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023

Hà Nội: Bổ sung 4.200 tỷ đồng vào Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023

(LĐTĐ) Với 100% đại biểu dự kỳ họp thứ 13 biểu quyết tán thành, ngày 22/9, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố năm 2023. Theo đó, HĐND Thành phố quyết nghị bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 là 4.200 tỷ đồng từ nguồn thưởng vượt thu năm 2022; Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023 đã giao cho các nhiệm vụ, dự án.
Nhà báo Phan Văn Lâm được bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển

Nhà báo Phan Văn Lâm được bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển

(LĐTĐ) Sáng 22/9, tại trụ sở Trung ương Hội Luật Gia Việt Nam, Viện nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế Asean đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm nhà báo Phan Văn Lâm - Trưởng Ban biên tập và Trị sự giữ chức vụ Phó Tổng biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến với Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến với Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản

(LĐTĐ) Ngày 21/9, tại Phủ Chủ tịch, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã chủ trì Lễ đón Hoàng Thái tử Akishino và Công nương Nhật Bản sang thăm chính thức Việt Nam. Sau Lễ đón, Phó Chủ tịch nước đã có buổi hội kiến với Hoàng Thái tử và Công nương.
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị giao ban trực tuyến quý III/2023 giữa Thường trực Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố với lãnh đạo quận, huyện, thị xã, chiều 21/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công.
Thanh tra công tác tác quản lý xây dựng và đất đai tại Long An giai đoạn 2015-2020

Thanh tra công tác tác quản lý xây dựng và đất đai tại Long An giai đoạn 2015-2020

(LĐTĐ) Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng thời kỳ từ ngày 1/1/2015 - 31/12/2022; thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai thời kỳ từ ngày 1/1/2016 - 31/12/2022 tại tỉnh Long An.
Hội nghị giao ban trực tuyến quý III/2023 toàn thành phố Hà Nội

Hội nghị giao ban trực tuyến quý III/2023 toàn thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/9, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến quý III/2023, giữa Thường trực Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố với lãnh đạo quận, huyện, thị xã.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong hai ngày 19 và 20/9/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Việt Nam quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050

Việt Nam quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, sáng 20/9 (giờ địa phương), Hội nghị Thượng đỉnh Tham vọng khí hậu đã khai mạc trọng thể, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước và các tổ chức quốc tế. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) Về hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và vấn đề an sinh xã hội lâu dài, tác động nhất định đến tâm lý xã hội, người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động