Biểu tượng mới quan hệ Việt Nam - Hà Lan
Diện mạo mới cho Tháp nước Hàng Đậu | |
Thắp sáng tháp nước Hàng Đậu |
Dự án thắp sáng này do Đại sứ quán Hà Lan và UBND TP Hà Nội đồng tổ chức, công ty Chiếu sáng Philips Hà Lan tài trợ, là minh chứng cho tình hữu nghị và hợp tác chặt chẽ giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nước. Công nghệ chiếu sáng mới sẽ làm sống lại tháp nước Hàng Đậu, một trong những công trình lịch sử của Hà Nội xây dựng từ năm 1894. Tháp không còn cung cấp nước ngọt cho người dân Hà Nội nhưng dấu ấn đặc biệt của kiến trúc tháp vẫn không bị quên lãng.
Theo PGS.TS Bùi Kim Đỉnh – Giảng viên cao cấp khoa Lịch sử Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tháp nước Hàng Đậu là công trình được xây dựng năm 1894 (xây trước cả cầu Long Biên), nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng. Tháp có đài nước (bồn chứa nước) khổng lồ bằng thép dung tích 1.250 m3, xây trên đỉnh 8 bức tường đá có khoảng cách đều đặn như nan quạt. Hệ thống đường ống dẫn lên, xuống với những chiếc van bằng sắt vẫn nguyên vẹn, phủ đầy bụi.Tường của công trình này xây bằng đá hộc, những chấn song sắt và những vòm cửa sổ, cùng cái mái tôn của một toà tháp cao tới 25 mét tính đến chóp.
Nguyên nhân tháp nước này được xây dựng là do cuối thế kỷ 19, dân số Hà Nội trong đó có một cộng đồng người Âu khá đông đảo đòi hỏi được cung cấp nước sạch. Bấy giờ lại gặp mấy trận dịch nặng nề đến nỗi người đại diện cho nước Pháp đứng đầu ở xứ sở này là ông Tổng trú sứ Paul Bert cũng lâm bệnh mà chết, khiến người Pháp phải hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch theo lối châu Âu, thay vì nguồn nước giếng, nước mưa hay nước ao, hồ đánh phèn theo kiểu dân gian.
Vào năm 1894, hai nhà máy nước đã được xây dựng. Một ở phía Yên Phụ chuyên cung cấp cho khu Thành cổ - lúc này là nơi tập trung quan chức và binh lính người Âu cùng với khu dân cư “36 phố phường”; một nhà máy nữa ở Đồn Thuỷ - lúc này đã được chuyển thành bệnh viện và một vài công sở của người Âu từ vùng đất nhượng địa lan dần ra phía Tràng Tiền và quanh Hồ Gươm. Vì thế, ngoài Tháp nước Hàng Đậu còn có tháp Đồn Thuỷ, nhưng hiện tại nằm sâu ở cuối phố Đinh Công Tráng, ít người biết đến.
Vì phải chịu tải trọng của một khối nước có dung tích tới 1.250 m3 nước (tương đương 1.250 tấn) chứa trong một bể bằng thép đặt ở trên cao (mép sát nóc 21m) nên toà nhà phải rất kiên cố với những bức tường đá xây theo vòng tròn, bức ngoài cùng có đường kính dài tới 19m và hệ thống tường chịu lực hỗ trợ, thông nhau bởi những vòm cửa. Đá tảng dùng để xây được lấy từ đá hộc dỡ của thành cổ do cô Tư Hồng thầu phá.
Chính nhờ những tháp nước này mà một bộ phận cư dân lớp trên được hưởng thụ nước máy. Nước từ độ cao của Tháp có áp lực chảy vào hệ thống đường ống dẫn, ban đầu chủ yếu tới những vòi nước máy công cộng đúc bằng gang đặt rải rác trên các đường phố, rồi dần dần vươn tới các biệt thự và nhà riêng. Một thời gian dài, 2 tháp nước này đã đáp ứng về căn bản nhu cầu nước cho cư dân nội thành Hà Nội cho đến khi Hà Nội phát triển áp dụng những công nghệ mới, khiến 2 khối kiến trúc này không còn đảm nhiệm công năng ban đầu là tháp nước nữa. Riêng Tháp Hàng Đậu, do vị trí đắc địa của nó nên đến nay vẫn sừng sững như một nhân chứng già nua nhưng vẫn tạo nên ấn tượng về sự cổ xưa của Hà Nội.
Với ý nghĩa lịch sử to lớn như vâỵ, dự án chiếu sáng tòa tháp hình trụ đem đến diện mạo mới sáng tạo cho công trình này, muốn nhắc nhở người dân địa phương về vẻ đẹp và mục đích ban đầu của tháp. Với tầm nhìn hướng tới tương lai, công ty Chiếu sáng Philips - Tiên phong trong giải pháp chiếu sáng đô thị thông minh, tiết kiệm năng lượng - đã làm sống lại tháp Hàng Đậu, hiện đang thực hiện dự án chiếu sáng cầu Nhật Tân, cánh cổng dẫn vào Hà Nội, dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 30/4, ngày Chiến thắng của Việt Nam. Với chủ đề “Việt Nam-Hà Lan: Đối tác về nước”, dự án thể hiện quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Hà Lan và Việt Nam trong thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước. Hà Lan đã tích cực hỗ trợ Việt Nam xây dựng và thực hiện kế hoạch Đồng bằng sông Cửu long, đưa ra tầm nhìn dài hạn cho khu vực này phát triển bền vững.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 13:34