Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ chủ trì làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Công thương
Hà Nội: Một ca mắc Covid-19 chưa xác định được nguồn lây nhiễm | |
Huyện Hoài Đức điều chỉnh mục tiêu lên quận | |
Cần tính đến việc xây thêm sân bay quốc tế ở phía Nam Hà Nội |
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã báo cáo tóm tắt kết quả phối hợp giữa Bộ Công thương và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong thời gian qua.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận buổi làm việc |
Đáng chú ý, ông Toản cho biết, trên địa bàn Hà Nội hiện nay 27/30 quận, huyện, thị xã đã được phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó, có 3 quận, huyện đã hoàn tác chuyển đổi là: Hoàn Kiếm, Long Biên, Thanh Trì; 453/455 chợ đã được phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng (đạt 99,6%); đã giải tỏa được 170/231 chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn (đạt 73,6%).
Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại - dịch vụ trên địa bàn Thủ đô cũng thu được kết quả khả quan. Trong đó phải kể đến 4 trung tâm thương mại do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư tại các huyện (Đông Anh, Gia Lâm và Thanh Trì) với tổng diện tích 30,2ha và có tổng vốn đầu tư 6.300 tỷ đồng; 52 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 22.000 tỷ đồng gồm: 18 dự án thương mại dịch vụ; 3 dự án Logistics; 7 dự án chợ dân sinh; 24 dự án cửa hàng xăng dầu; đang tiếp tục kêu gọi đầu tư 58 dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối…
Theo ông Toản, Hà Nội cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề và các cơ sở công nghiệp nông thôn. Toàn thành phố hiện có 1.350 làng nghề, làng có nghề và 305 làng nghề được công nhận.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc |
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn một số khó khăn như ngành công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế, công tác phát triển thương mại và hạ tầng thương mại còn nhiều khó khăn, nhất là các chợ dân sinh, chợ đầu mối, các trung tâm thương mại còn nhiều vướng mắc. Tình trạng hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng dù đã kiểm soát nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Sự phát triển của hạ tầng năng lượng điện chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của Thủ đô...
Từ thực tiễn phát triển, Hà Nội đề nghị Bộ Công Thương phối hợp rà soát, điều chỉnh, cập nhật, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020, có xét đến năm 2030; Phối hợp hỗ trợ trong việc giới thiệu các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và đầu tư nước ngoài có sản xuất các sản phẩm có uy tín, thương hiệu, có tính dẫn dắt nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp chủ lực.
Đặc biệt, Hà Nội đề nghị Bộ Công thương phối hợp hỗ trợ thành phố trong công tác thẩm định, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số công trình 110kV, 220kV vào Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035 để qua đó Hà Nội có căn cứ triển khai đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm đảm bảo mục tiêu cấp điện đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô…
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản báo cáo tại buổi làm việc |
Trao đổi tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Bộ Công thương đánh giá cao những nỗ lực của Hà Nội cũng như kết quả đạt được, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành Công thương và kinh tế cả nước. Các ý kiến cũng đồng tình với nội dung báo cáo nêu và bày tỏ thống nhất với những kiến nghị của Hà Nội.
Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng, Hà Nội là Thủ đô nên đương nhiên là trung tâm hội tụ. Tuy nhiên, quỹ đất của Hà Nội không lớn, không thể phát triển các lĩnh vực công nghiệp sản xuất đơn giản mà phải thu hút các lĩnh vực công nghệ cao. Muốn vậy, thành phố cần quan tâm chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời sớm bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp. "Mục tiêu làm sao giá trị sản xuất trên 1m2 đất phải cao nhất", ông Khánh nói.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương đánh giá cao hoạt động hợp tác giữa Hà Nội với Bộ Công Thương. Nhờ đó đã hỗ trợ Bộ Công Thương trong công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng cơ chế chính sách ngành Công thương. Những định hướng phát triển kinh tế của Hà Nội sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác cơ hội, dư địa của thành phố về phát triển thương mại nội địa, xuất khẩu.
Ông Trần Tuấn Anh cho biết, thời gian tới Bộ Công thương sẽ cụ thể hóa hoạt động phối hợp với Hà Nội thông qua việc đề nghị thành phố xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách hành chính, xây dựng hệ thống Logistics, hạ tầng năng lượng, giao thông…
Riêng về lĩnh vực thương mại điện tử và chuyển đổi số mặc dù còn tồn tại, bất cập về thể chế, chính sách nhưng ông Tuấn Anh cho rằng, thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, gắn với hạ tầng thương mại truyền thống vì vậy Bộ Công Thương rất mong Hà Nội tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng cho loại hình thương mại này. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ nội địa tiếp cận mặt bằng, Logistics để qua đó thâm nhập sâu rộng vào hệ thống bán lẻ quốc tế.
Quang cảnh buổi làm việc |
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đồng tình và thống nhất với những nội dung hai bên sẽ tiếp tục đẩy mạnh phối hợp trong thời gian tới. Ông Huệ cho biết, cuộc làm việc diễn ra trong hơn 2 tiếng của ngày hôm nay, nhưng quá trình chuẩn bị diễn ra từ hơn 3 tháng nay. Do vậy, ngay tại buổi làm việc này, sau khi lắng nghe, tiếp thu và bổ sung các ý kiến phát biểu, thành phố Hà Nội và Bộ Công thương sẽ ký kết Quy chế phối hợp, trên cơ sở đó sẽ tiếp tục triển khai những công việc cụ thể.
Về lĩnh vực công nghiệp, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị Bộ Công thương phối hợp với thành phố để xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp của Hà Nội theo hướng hiện đại, phát triển các ngành sản xuất công nghiệp có chọn lọc, đột phá. Nhất là những ngành công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, hàm lượng chất xám cao. Phấn đấu trong nhiệm kỳ tới tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, xây dựng chiếm khoảng 23% trong tổng GRDP của thành phố.
Ông Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Công thương sẽ tạo điều kiện hỗ trợ Hà Nội đẩy mạnh đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Hai bên sẽ phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong xúc tiến đầu tư FDI và các cụm tiểu thủ công nghiệp, khu công nghệ cao Hoà Lạc. Thông qua tham tán thương mại giúp Hà Nội tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, giới thiệu tiềm năng đầu tư, kinh doanh. Nhất là đối với ngành công nghiệp chế biến chế tạo, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao và có cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực tại chỗ, ưu tiên liên doanh liên kết. Bên cạnh đó, phối hợp hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia chương trình, đề án về khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp chủ lực…
Đại diện lãnh đạo Bộ Công thương và thành phố Hà Nội ký kết Quy chế phối hợp |
Về lĩnh vực năng lượng, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị, Bộ Công thương quan tâm chỉ đạo Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia sắp xếp đủ vốn và các nguồn lực; Tổng Công ty Điện lực thành phố sớm thực hiện các thủ tục triển khai đầu tư các dự án năng lượng và hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô.
Trong lĩnh vực thương mại, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị, Bộ Công thương hỗ trợ Hà Nội xây dựng hệ thống thương mại văn minh, hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phục vụ các sự kiện lớn của thành phố. Đồng thời, hỗ trợ thành phố triển khai có hiệu quả đề án quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn đến năm 2025.
Ông Vương Đình Huệ cũng đề nghị, Bộ Công thương hướng dẫn Hà Nội trong quá trình nghiên cứu thí điểm triển khai mô hình mới hoạt động logistics và mở rộng hoạt động này. Tiếp tục hỗ trợ Hà Nội trong triển khai đề án phát triển trung tâm cung ứng nông sản hiện đại, chợ đầu mối tại Yên Thường (Gia Lâm) và các chợ đầu mối khác trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, hỗ trợ Hà Nội trong triển khai thương mại điện tử để Hà Nội trở thành địa phương đứng đầu trong cả nước về thương mại điện tử. Tổ chức các khoá đào tạo, hỗ trợ kết nối thương mại điện tử với các sàn thương mại lớn trên thế giới, hỗ trợ phối hợp với các tỉnh, thành phố trong cung ứng sản phẩm hàng hoá…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09