Bảo tồn nét đẹp Hà Nội trong thời kì hội nhập
Triển lãm ảnh “Hoài niệm” – nơi lưu giữ nét đẹp Hà Nội xưa | |
[Ảnh] Nhớ về những cái Tết đơn sơ thời bao cấp của Hà Nội |
Bài 1: Nét đẹp văn hóa ngàn năm giữa lòng Thủ đô
Văn hóa, cốt cách của người Hà Nội từ xa xưa luôn được coi là di sản quý cần được gìn giữ và trân trọng. Di sản ấy chính là sự tổng hợp hài hòa giữa nét thanh lịch của người Tràng An, sự rộng lòng của nơi bốn phương hội tụ, sự quả cảm của mảnh đất đã từng trải qua nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và hơn hết là sự văn minh của một thành phố đầy năng động…
Giữ “nếp nhà” xưa
Bà Đạm Thư vẫn dạy dỗ con cháu giữ gìn truyền thống gia đình, khéo léo trong ứng xử như phẩm chất vốn có của người Hà Nội. |
Lâu nay, hình ảnh người Hà Nội luôn gắn với vẻ đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất Thủ đô nghìn năm văn hiến. Không ồn ã như các thành phố trẻ, người Hà Nội thường được ví là sâu sắc, nhẹ nhàng, bao dung có và nét ứng xử rất riêng. Chất riêng đó được chắt lọc, bồi đắp qua suốt chiều dài lịch sử tạo nên đặc trưng mang đậm phong cách Hà Nội. Do vậy, dù có đi đâu, “chất” Hà Nội vẫn còn nguyên vẹn, không bao giờ mất đi.
Từng sinh sống ở nước ngoài nhiều năm cũng như gắn bó với nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S, nhưng dù đi đâu, bà Nguyễn Hạc Đạm Thư (85 tuổi) đều được mọi người gọi là “người Hà Nội”. Bởi trải qua bao thăng trầm, bà Thư vẫn giữ cho mình lối sống giản dị và cần kiệm, học được từ bà, từ mẹ, những người con gái Hà Nội đảm đang, tháo vát và trí tuệ. Trước cách mạng, gia đình bà Thư ở cuối phố Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm). Bà Thư chia sẻ: “Mặc dù nhà tôi ở khu phố toàn người Tây nhưng thuở bé tôi thường hay ở bên nhà ngoại bên phố Hàng Đào. Ngay từ nhỏ, mẹ và bà đã dạy tôi những cách ứng xử, những điều hay lẽ phải trong cuộc sống”.
Đối với bà Đạm Thư, Hà Nội luôn đẹp một cách thanh lịch, dịu dàng như vốn có của nó. Nhắc lại kí ức Hà Nội 36 phố phường, bà Thư không khỏi bồi hồi, đặc biệt là những nét văn hóa đời thường giản dị, tinh tế bà cảm nhận được từ nếp sống của cư dân phố cổ, nơi lưu giữ hồn cốt của Hà Nội xưa thanh lịch. Bà vẫn nhớ như in những đám cưới, đám giỗ bên ngoại đông đúc, mâm cỗ thịnh soạn, các món bày biện rất đẹp mắt. “Đặc biệt những bữa cơm gia đình sum vầy, khi đưa bát cơm ra xới, anh em chúng tôi luôn được mẹ dạy cách nói cho thanh nhã, đơn giản như “cho con xin miếng cơm” thay vì “xin bát cơm,” hay cách múc canh cho từ tốn không để sóng sánh ra ngoài”, bà Thư nhớ lại.
Đi nhiều nơi, học hỏi, tiếp thu văn hóa từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng đến nay, truyền thống gia phong, nề nếp trong văn hóa ứng xử luôn được bà Đạm Thư gìn giữ và coi trọng. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, bà luôn chú trọng lời nói cũng như cách cư xử của mình. Ví như đi ăn hàng, bao giờ người phụ nữ ấy cũng phải dọn dẹp sạch giấy lau mà mình sử dụng bỏ gọn gàng vào thùng rác, bát đũa cũng được để ngay ngắn. Bởi thế, chỉ cần thoáng tiếp xúc, người ta đã thấy ở bà toát ra phẩm hạnh của người Hà Nội gốc. Đến nay, bà cũng dạy dỗ con cháu giữ gìn truyền thống gia đình, khéo léo trong ứng xử như phẩm chất vốn có của người Hà Nội.
Hà Nội vẫn giữ được những nét riêng vốn có |
Còn đối với ông Nguyễn Thái An (nhà số 72 Hàng Đào), tuy sinh ra trong gia đình giàu có nức tiếng phố cổ, thế nhưng cha mẹ ông đều coi trọng từng lời ăn, tiếng nói hằng ngày. Họ dạy dỗ, uốn nắn con cái từng chút một. Trong trí nhớ của ông An, từ tấm bé đến khi trưởng thành, chưa bao giờ ông thấy cha mẹ nói năng “nhỡ nhời”, văng tục một câu trước mặt con cái. Đặc biệt là ngay từ nhỏ, các anh chị em của ông đều được cha mẹ dạy đức tính thương người và sự mến khách. Nếp sống ấy cứ nhẹ nhàng, thấm dần và trở thành nét đẹp trong đời sống thường ngày của gia đình ông sau này.Cũng bởi vì lẽ đó mà ông An chưa bao giờ để khách phải bỏ giày, dép ở ngoài “Nhà bẩn thì lau chứ để khách phải cởi giày, dép thì bất lịch sự lắm”, ông An bày tỏ.
Hòa nhập nhưng vẫn giữ được những nét riêng
Có thể thấy, từ trước đến nay, những nét đẹp của người Hà Nội luôn là tấm gương để những địa phương khác soi vào. Qua chiều dài lịch sử tạo dựng và phát triển, trải nhiều phen binh lửa và có lúc thăng trầm nhưng Thăng Long - Hà Nội vẫn luôn là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, là nơi thu hút hiền tài, hội tụ tinh hoa của mọi miền, hình thành nên nét riêng tinh tế, hào hoa. Đến nay, Hà Nội đang trên đường hội nhập và tiếp nhận nhịp sống hiện đại, có thể những nét văn hóa xưa của người Hà Nội cũng đang dần thay đổi, nhưng có thể thấy người Hà Nội vẫn trân trọng và lưu giữ nếp hồn hậu xưa.
Hiện nay, nếp sống của người dân khu phố cổ vẫn cho du khách cảm nhận về cái hồn cốt phố nghề xưa. Khu phố cổ không chỉ mang giá trị lịch sử nghệ thuật kiến trúc, ở đó còn lưu giữ nhiều ký ức về cuộc sống của kinh thành Thăng Long xưa. Trong đó nổi bật là không gian văn hoá với những hình thức sinh hoạt, cách ứng xử vẫn mang dấu vết của những làng nghề, phường nghề thủ công truyền thống. Hay đơn giản là dấu ấn của phố cổ, mái ngói rêu phong đầy chất thơ, những món quà quê bình dị, gánh hàng rong với tiếng rao tha thiết mỗi mùa... vẫn mang nét rất riêng của người Hà Nội. Ngôi nhà của ông Nguyễn Thái An trên phố Hàng Đào bao đời nay vẫn tĩnh lặng và giữ nguyên được sự cổ kính, nguyên bản dù đã trải qua hai thế kỷ. Khi bước vào ngôi nhà, nhìn những đồ vật “cũ kĩ”, nhịp sống chậm hàng ngày mới chợt nhận ra đây chính là “nốt trầm” của một Hà Nội xưa, vô cùng đơn giản, nhẹ nhàng mà thanh tao.
Tuy vậy, khi nhắc đến nét văn hóa, sự thanh lịch của người Hà Nội, tựu trung lại vẫn phải nhắc đến văn hóa ứng xử. Xưa nay, những người lớn tuổi thường kể về văn hóa ứng xử thời xưa với sự trân trọng và vẫn thừa nhận, dù cuộc sống có thay đổi nhưng truyền thống đó giờ vẫn hiện hữu ở nhiều nếp nhà, con phố. Nhiều gia đình vẫn gìn giữ những nét đẹp trong văn hóa ứng xử xưa như một nét thuần phong mỹ tục và luôn răn dạy con cháu noi theo. Những nét văn hóa ứng xử đẹp ngày càng được nhân lên khi đường làng, ngõ phố được tổng vệ sinh vào sáng thứ 7 hàng tuần, là người dân chung tay biến bãi rác thành vườn hoa, người dân xếp hàng chờ sử dụng dịch vụ, người bán hàng tươi cười, nói năng nhẹ nhàng với khách…
Sau những “xô lệch” từ sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, từ sự du nhập các luồng văn hóa, trong đó có cả văn hóa ngoại lai, “chất Hà Thành” dường như vẫn được khẳng định.Và tương lai sau này, hình ảnh những con người Hà Nội thoải mái hòa nhập với bạn bè năm châu nhưng vẫn giữ được nét riêng rất truyền thống chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó hòa lẫn với bất kỳ nơi đâu.
Kim Tiến – Đinh Luyện
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59