Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý
Thi hành Luật Dược: Có nhiều điểm mới Quản chặt giá thuốc, lợi nhuận không được quá 15% |
Chiều 16/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trình bày Tờ trình dự án Luật cho biết, sau hơn 7 năm triển khai thi hành Luật, ngành dược đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, hệ thống pháp luật về dược đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, đặt ra yêu cầu cần sửa đổi Luật.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật trong hoạt động quản lý thuốc...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trình bày Tờ trình dự án Luật. (Ảnh: Quốc hội) |
Dự thảo Luật đã sửa đổi một số nội dung quy định nhằm khuyến khích, ưu đãi cho các cơ sở sản xuất trong nước, khuyến khích gia công, chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam nguyên liệu làm thuốc, thuốc generic hoặc thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, thuốc chuyên khoa đặc trị, vắc xin, sinh phẩm, thuốc ứng dụng công nghệ cao, thuốc sản xuất từ nguồn dược liệu Việt Nam và rút ngắn trình tự thủ tục cấp phép lưu hành đối với các thuốc này; mở rộng quyền của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc có vốn đầu tư nước ngoài.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về tổ chức, sắp xếp lại hệ thống kinh doanh, phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc; thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề dược; các quy định về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Bãi bỏ thủ tục xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc; sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các quy định về trách nhiệm của cơ sở thông tin, quảng cáo thuốc cho phù hợp với cơ chế quản lý mới và giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung thông tin, quảng cáo thuốc; yêu cầu, trách nhiệm đối tượng thực hiện thông tin, quảng cáo thuốc.
Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản về đấu thầu thuốc và quản lý giá thuốc để bảo đảm thống nhất và đồng bộ với các quy định tại Luật Đấu thầu và Luật Giá năm 2023; đồng thời bổ sung quy định quản lý giá đặc thù đối với mặt hàng thuốc chữa bệnh (kê khai giá bán buôn dự kiến trước khi lưu hành) đảm bảo phù hợp với quản lý chuyên ngành và có hiệu quả; sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố; Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc cho thống nhất, đồng bộ với Luật Giá và các luật có liên quan.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật Dược 2016 là cần thiết.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo thẩm tra dự án Luật. Ảnh: Quốc hội |
Tuy nhiên, trong bối cảnh Chính phủ chưa thể sửa đổi toàn diện ngay Luật Dược năm 2016 trong năm 2024, Thường trực Ủy ban Xã hội thống nhất chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật để giải quyết ngay một số tồn tại hiện hữu, ảnh hưởng đến việc tiếp cận thuốc của nhân dân, trong đó, tập trung sửa đổi những nội dung đã chín, đã rõ, đã được khẳng định qua thực tiễn.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu rõ, thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, có tác động trực tiếp, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân; việc quản lý kinh doanh dược cũng tác động trực tiếp đến ngành công nghiệp dược của Việt Nam cũng như an ninh thuốc.
Tổng thể việc sửa đổi lần này tập trung đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm bớt thủ tục "tiền kiểm", song chưa gắn trách nhiệm cụ thể khi chuyển từ cơ chế "tiền kiểm" sang cơ chế "hậu kiểm". Do đó, Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục lấy ý kiến sâu rộng của đối tượng chịu tác động, ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liên quan đến các nội dung của dự án Luật, nhất là nội dung mới được cập nhật, để hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật; rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung trách nhiệm các bộ, ngành liên quan...
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội) |
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đa số thuốc thông thường Việt Nam sản xuất được nhưng 90% nguyên liệu để sản xuất phải nhập khẩu; thuốc đặc trị, thiết yếu vẫn phải nhập khẩu. Do đó, việc phát triển ngành dược vừa là phát triển kinh tế, đồng thời liên quan đến chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân, cần phải được quan tâm đặc biệt và có chính sách để thúc đẩy.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Y tế, Ủy ban Xã hội của Quốc hội rà soát lại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để luật hóa một số chính sách nhằm thúc đẩy ngành dược phát triển.
Đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc sửa đổi, bổ sung Luật Dược nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật trong hoạt động quản lý thuốc...
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, có tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân, do đó, các cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện, bảo đảm chất lượng dự án Luật khi trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu; rà soát để bảo đảm những nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với căn cứ chính trị, pháp lý, cơ sở thực tiễn, thống nhất với hệ thống pháp luật, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31