Ấn Độ sẽ cung cấp thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19 cho Việt Nam
Năm nhiệm vụ quan trọng của “Nhóm phản ứng nhanh về Thuốc và Vaccine” gồm: Khẩn trương mua thuốc Remdesivir, Molnupiravir, Favipiravir về hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhiễm Covid 19 trong nước; vận động Chính phủ Ấn Độ hỗ trợ máy tạo oxy và đàm phán với doanh nghiệp Ấn Độ mua trang thiết bị Y tế cần thiết; triển khai thử nghiệm, mua và sản xuất vắc xin Covid-19 tại Việt Nam và Ấn Độ; tham mưu kinh nghiệm phòng chống Covid-19 và điều hành phát triển sản xuất, kinh doanh, kinh tế vĩ mô cho Chính phủ và cơ quan trong nước; xúc tiến thành lập khu Công viên Dược phẩm tại Việt Nam…và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.
Đại sứ Phạm Sanh Châu và nhóm "Phản ứng nhanh về Thuốc và Vaccine tại buổi làm việc với các đối tác tại Ấn Độ |
Molnupiravir là một loại thuốc uống chống vi rút nhằm ức chế sự sao chép của nhiều loại vi rút RNA, bao gồm cả SARS-CoV-2, do tập đoàn Merck Sharpe Dohme (MSD) phối hợp với Ridgeback Biotherapy nghiên cứu và thử nghiệm độc quyền để điều trị bệnh nhân Covid-19 không nhập viện.
Từ tháng 4 năm nay, khi đại dịch Covid 19 bùng phát mạnh ở Ấn Độ, các công ty dược phẩm lớn ở Ấn Độ đã tham gia một thỏa thuận cấp phép tự nguyện - không độc quyền với Merck Sharpe Dohme (MSD) để sản xuất và cung cấp Molnupiravir cho Ấn Độ và hơn 100 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC).
Sáu công ty dược phẩm đầu tiên ở Ấn Độ đã ký được hợp đồng với MSD gồm: Cipla Limited, Dr Reddy's Laboratories Ltd, Emcure Pharmaceuticals Ltd, Sun Pharmaceutical Industries, Torrent Pharmaceuticals Ltd và Optimus Pharma.
Phát biểu với báo giới sau khi có kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 hôm 21/7, tiến sĩ D Srinivasa Reddy, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành công ty Optimus Pharma cho biết: Optimus hướng tới việc bắt đầu sản xuất ngay thuốc Molnupiravir cho bệnh nhân Covid-19. Kết quả tạm thời trên 353 bệnh nhân ở Ấn Độ cho thấy kết quả rất tích cực, đầy hứa hẹn của Molnupiravir. Thuốc đã thành công trong việc giảm tải lượng vi rút một cách hiệu quả với âm tính RT-PCR đạt 78,3% ở nhóm thử nghiệm so với 48,4% ở nhóm chăm sóc tiêu chuẩn vào ngày thứ 5. Ngày 10 và ngày 14 của thời gian điều trị cũng cho kết quả tuyệt vời, các bệnh nhân còn lại đã đạt được âm tính RT-PCR thành công. Thử nghiệm cũng cho thấy sự cải thiện lâm sàng và sự phục hồi sức khỏe của bệnh nhân. Tính an toàn của thuốc cũng đã được thiết lập mà không có tác dụng phụ, không có bệnh tật nào được quan sát thấy trong và sau thời gian điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00