5 kiểu người này tuyệt đối không nên ăn gừng
Cấp cứu cho bệnh nhân sốc mất máu u bàng quang | |
Cách trị ho bằng gừng hiệu quả tại nhà |
Gừng không chỉ được sử dụng rộng rãi trên thế giới như một loại gia vị mà nó còn là một vị thuốc mang lại nhiều lợi ích khác nhau từ việc giảm đau họng, chữa trị cảm lạnh, ho, buồn nôn…
Mặc dù gừng rất tốt nhưng nó có tính nhiệt mạnh, vì vậy sẽ gây hại đối với một số người đang trong tình trạng không bình thường. Cụ thể, chuyên gia khuyên 5 kiểu người dưới đây không nên ăn gừng gồm:
1. Viêm loét dạ dày, tá tràng
Gừng có tác động mạnh mẽ đến niêm mạc dạ dày. Nếu một người đang bị kích ứng niêm mạc hoặc có vết loét dùng gừng sẽ kích thích thêm quá trình này, khiến dạ dày bị quá tải, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hơn.
2. Bệnh gan
Với bệnh nhân bị bệnh gan như cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan thì tuyệt đối không được ăn gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan, rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích, thậm chí dẫn đến hoại tử.
3. Trĩ, xuất huyết
Gừng có tính nóng rất mạnh vì vậy nó có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Do đó, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Chuyên gia còn khuyến cáo thêm, khi đang bị chảy máu nhiều ở tử cung, mũi, chống chỉ định dùng gừng bởi sẽ làm tăng tình trạng này.
4. Huyết áp cao, bệnh tim
Những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là rất tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm huyết áp tăng. Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho tình trạng nặng hơn, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.
5. Mang thai
Nhiều người dùng gừng để điều trị tình trạng ốm nghén ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, ăn quá nhiều gừng lại có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác cho thai nhi. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, tiêu thụ gừng với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến hormone giới tính của em bé hoặc gây sảy thai, chảy máu khi mang thai.
Đặc biệt là ở nửa cuối thai kỳ, nên sử dụng gừng một cách thận trọng vì nó có thể tác động làm tăng huyết áp, đây là điều rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng với gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ nhỏ.
6. Người đang sử dụng thuốc
Gừng có thể phù hợp và tương tác với một số loại thuốc. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ nên khi đã uống thuốc nếu muốn dùng gừng nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Tốt nhất là không nên kết hợp gừng với các loại thuốc giảm huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.
Theo An An/ vietnamnet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00