Xứng là điểm tựa vững chắc của người lao động
Lịch sử đáng tự hào
Công đoàn Việt Nam, tiền thân là tổ chức Công hội đỏ Bắc kỳ, được thành lập ngày 28/7/1929 tại số nhà 15, Phố Hàng Nón, Hà Nội. Kể từ khi ra đời đến nay, Công đoàn Việt Nam tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, đại diện bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường; tổ chức, vận động đoàn viên, người lao động đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong suốt 88 năm hình thành và phát triển, Công đoàn Việt Nam đã trài qua những tên gọi khác nhau để phù hợp hoàn cảnh của mỗi giai đoạn cách mạng như: Công hội đỏ (thời kỳ 1929 – 1935), Nghiệp đoàn ái hữu (1936 – 1939), Hội công nhân phản đế (1939 – 1941), Hội công nhân cứu quốc (1941- 1946), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946- 1961), Tổng Công đoàn Việt Nam (1961- 1988) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ năm 1988 đến nay.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tặng quà cho công nhân trong Lễ khai mạc Tháng công nhân 2017. |
Mặc dù vậy, ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, với bất kỳ tên gọi nào, Công đoàn Việt Nam luôn phát huy vai trò, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần to lớn vào thắng lợi cách mạng Việt Nam. Công đoàn Việt Nam luôn giữ vững vị trí là trung tâm đoàn kết hữu ái giai cấp của công nhân lao động, là người đại diện, bảo vệ quyền lợi hơp pháp chính đáng cùng Nhà nước chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CNLĐ.
Công đoàn Việt Nam cũng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thắt chặt tình đoàn kết liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, là nòng cốt cho khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong mỗi giai đoạn cách mạng, Công đoàn Việt Nam đều có những hình thức, nội dung hoạt động phù hợp nhằm phát huy truyền thống yêu nước cách mạng của giai cấp công nhân và mọi tầng lớp nhân dân lao động, tạo ra động lực mạnh mẽ để xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Điển hình như trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Công đoàn đã chú trọng đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội; tổ chức các phong trào hành động cách mạng, thi đua yêu nước, với trọng tâm phong trào thi đua “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “giỏi việc nước, đảm việc nhà” phong trào “xanh – sạch - đẹp, an toàn vệ sinh lao động”, “xây dựng đời sống văn hoá cơ sở”, “xây dựng người cán bộ trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” và nhiều phong trào thi đua khác, thu hút, tạo động lực mạnh mẽ khơi dậy tiềm năng trí tuệ của đông đảo đoàn viên, người lao động.Qua đó đã khẳng định được vai trò tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, tổ chức công đoàn Việt Nam góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh của đất nước.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, trong suốt chiều dài lịch sử, đồng hành với sự phát triển của đất nước, Công đoàn Việt Nam đã chứng tỏ là tổ chức duy nhất, có đủ bản lĩnh và năng lực đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động. Nhiều thế hệ cán bộ, đoàn viên, người lao động đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, góp phần viết nên trang sử hào hùng dựng nước, giữ nước của dân tộc, của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng và nhân dân.
Tiếp nối truyền thống vẻ vang
Kế thừa truyền thống vẻ vang của tổ chức Công đoàn Việt Nam, những năm qua, tổ chức Công đoàn Thủ đô Hà Nội đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động; đa dạng hóa mô hình tập hợp CNLĐ, phát triển đoàn viên, đồng thời hướng mạnh vào đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, vừa tích cực tham gia xây dựng chính sách có lợi cho công nhân vừa chủ động chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho họ.
Thành tựu nổi bật của các cấp Công đoàn Thủ đô có thể kể đến việc trong những năm qua, các cấp công đoàn Thành phố đã triển khai đồng bộ chùm hoạt động cao điểm trong Tháng Công nhân, chăm lo mọi mặt về sức khỏe, thể chất cũng như đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động đồng thời tổ chức nhiều hoạt động chăm lo chu đáo Tết Nguyên đán cho người lao động.
Nhiều phong trào mà các cấp công đoàn Thủ đô triển khai thực hiện đã ghi được dấu ấn quan trọng, quan tâm, chăm lo đến được đông đảo CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, … được các cấp ngành và CNLĐ đánh giá cao như: Hoạt động “Hát cho công nhân nghe, nghe công nhân hát”; phong trào “Ở đâu công nhân khó, ở đó có Công đoàn”, hoạt động khám-tư vấn sức khỏe cấp thuốc miễn phí cho CNLĐ; tôn vinh “Công nhân giỏi”, trao tặng Mái ấm Công đoàn, trợ cấp, trợ giúp cho CNLĐ, tổ chức Tết sum vầy và tổ chức các chuyến xe đưa công nhân về quê ăn Tết v.v... Riêng năm 2017, năm có chủ đề Vì lợi ích đoàn viên công đoàn”; “Năm kỷ cương hành chính 2017” và thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XVI Công đoàn Thành phố, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; LĐLĐ Thành phố đã tổ chức Tháng Công nhân với nhiều hoạt động thiết thực như: Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng, những vấn đề nóng, bức xúc của đoàn viên, CNVCLĐ; tổ chức gặp gỡ giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền, người sử dụng lao động với người lao động nhằm giải quyết kịp thời những bức xúc trong CNVCLĐ; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; giám sát việc cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động; tổ chức thăm hỏi, tặng quà, trao mái ấm công đoàn cho đoàn viên, CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; rà soát, ký kết thỏa ước lao động tập thể; đề xuất, thương lượng với người sử dụng lao động cam kết để người lao động có “Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn” so với năm 2016 v.v…
Công đoàn luôn quan tâm chăm lo chất lượng bữa ăn ca cho công nhân giúp tái tạo sức lao động |
Kết quả cụ thể trong “Tháng Công nhân” năm 2017 ở Thủ đô là LĐLĐ Thành phố đã phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức thành công “Chương trình đối thoại với CNLĐ” tại Khu công nghiệp Nội Bài, đồng thời chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức 918 cuộc đối thoại theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP, Nghị định 04/2015/NĐ/CP của Chính phủ với tổng số 61.817 lượt CNLĐ tham dự. Phong trào “Ở đâu công nhân khó, ở đó có Công đoàn” tiếp tục được nhân rộng với nhiều hình thức và tiêu chí cụ thể. Các cấp công đoàn đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, động viên kịp thời CNLĐ vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ lao động sản xuất, trong đó công đoàn cấp trên cơ sở trao 1.400 suất quà với tổng số tiền là 991.558.000đ, công đoàn cơ sở trao 12.370 suất quà với tổng số tiền là 5.223.326.000đ.
Cùng đó, các cấp công đoàn Thành phố đã tổ chức 1.638 lượt khám, tư vấn sức khỏe cho 127.897 lượt CNLĐ; tăng cường hoạt động của các tổ tư vấn pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật cho CNVCLĐ; chỉ đạo hoạt động các tổ tự quản các khu nhà trọ công nhân nhằm đảm bảo an toàn trật tự xã hội các khu nhà trọ. Theo báo cáo của 45 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, trong Tháng Công nhân năm 2017 đã có 56,32% số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ký Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) và một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã hướng dẫn các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn đại diện thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Nhiều bản TƯLĐTT đã có những nội dung cao hơn pháp luật có lợi cho người lao động. Có thể khẳng định, các hoạt động trong “Tháng công nhân” nói riêng, cũng như các hoạt động xã hội quan tâm, chăm lo, bảo vệ người lao động nói chung của các cấp công đoàn Thủ đô đã tạo nên sự tin tưởng, gắn bó giữa tổ chức công đoàn với CNVC và người lao động, được dư luận xã hội CNVCLĐ và nhân dân Thủ đô đồng tình, đánh giá cao. Đặc biệt, các hoạt động thiết thực vì người lao động của tổ chức công đoàn đã có sức lan tỏa, tác động tích cực đến đội ngũ chủ doanh nghiệp, cũng như toàn xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp và toàn xã hội cùng quan tâm, chăm lo cho CNLĐ, góp phần không ngừng thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ.
Kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập tổ chức Công đoàn là dịp để mỗi chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang trong chặng đường đã qua, từ đó tiếp tục xiết chặt đội ngũ, đoàn kết thành một khối thống nhất, khích lệ, động viên cán bộ, đoàn viên, người lao động phấn đấu, tiếp bước xứng đáng với các thế hệ đi trước. Với cương vị người đứng đầu tổ chức Công đoàn Thủ đô, tôi tin tưởng rằng, trên nền tảng truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam trong 88 năm qua, với vị trí tổ chức Công đoàn của Trung tâm Chính trị kinh tế dẫn đầu của cả nước, giai cấp công nhân và các cấp công đoàn Thủ đô sẽ khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, tham gia thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và cả nước. |
Thông qua các hoạt động đó, vị thế của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định, nâng cao.
Xứng đáng với niềm tin
Phấn khởi với những kết quả đã đạt được, song các cấp Công đoàn Thủ đô cũng mạnh dạn nhìn nhận, chặng đường phía trước đang mở ra cho tổ chức Công đoàn Thủ đô nhiều thời cơ thuận lợi để phát triển, nhưng cũng đan xen không ít khó khăn, thách thức. Đó là trình độ, tay nghề của CNLĐ ở một số lĩnh vực, ngành nghề còn thấp; năng lực hoạt động của một số cán bộ công đoàn chưa đáp ứng yêu cầu; Các thiết chế văn hóa ở khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu của người lao động, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động còn gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt là những thách thức khi nước ta hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới và khu vực, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt về thị trường lao động, việc làm, thu nhập; vị thế của tổ chức công đoàn trong bối cảnh mới. Những khó khăn, thách thức nói trên đòi hỏi tổ chức Công đoàn Thủ đô phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động bằng các phong trào thi đua thiết thực hiệu quả hướng về cơ sở; Chăm lo xây dựng củng cố tổ chức, phát triển đoàn viên, đổi mới công tác cán bộ, cải cách hành chính trong tổ chức hoạt động công đoàn. Đặc biệt, các cấp Công đoàn Thủ đô cần chủ động, sáng tạo hơn nữa trong các mặt hoạt động, nhất là trong thực hiện chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, theo tinh thần Chỉ thị số 22- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X.
Kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập tổ chức Công đoàn là dịp để mỗi chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang trong chặng đường đã qua, từ đó tiếp tục xiết chặt đội ngũ, đoàn kết thành một khối thống nhất, khích lệ, động viên cán bộ, đoàn viên, người lao động phấn đấu, tiếp bước xứng đáng với các thế hệ đi trước.
Với cương vị người đứng đầu tổ chức Công đoàn Thủ đô, tôi tin tưởng rằng, trên nền tảng truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân, Công đoàn Việt Nam trong 88 năm qua, với vị trí tổ chức Công đoàn của Trung tâm Chính trị kinh tế dẫn đầu của cả nước, giai cấp công nhân và các cấp công đoàn Thủ đô sẽ khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, tham gia thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và cả nước.
Thay mặt Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố, tôi kêu gọi mỗi cán bộ công đoàn Thủ đô hãy kế thừa truyền thống quý báu của cán bộ công vận các thời kỳ, gắn bó máu thịt với công nhân, lấy niềm vui, hạnh phúc của công nhân làm niềm vui, hạnh phúc của mình, luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao năng lực, phấn đấu để ngày càng vững vàng về kỹ năng và phương pháp hoạt động, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn Thủ đô thực sự trở thành điểm tựa vững chắc, tin cậy của người lao động, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, nhân dân, đoàn viên công đoàn và người lao động.
TS NGUYỄN THỊ TUYẾN Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Hoạt động 19/12/2024 20:37
Thực sự là Tổ chức không thể thiếu
Hoạt động 19/12/2024 17:34
Đổi mới hoạt động chăm lo
Hoạt động 19/12/2024 10:49
Nỗ lực, quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn
Hoạt động 18/12/2024 19:04