Xem xét nâng tuổi nghỉ hưu: Nên lắng nghe ý kiến các tầng lớp lao động

(LĐTĐ) Thảo luận về tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 169 Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng, Ban soạn thảo cần đánh giá tác động thêm đối với nhóm đối tượng chịu sự điều chỉnh, đồng thời lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người lao động.
xem xet nang tuoi nghi huu nen lang nghe y kien cac tang lop lao dong Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu tránh gây sốc thị trường lao động
xem xet nang tuoi nghi huu nen lang nghe y kien cac tang lop lao dong Nâng tuổi nghỉ hưu và làm thêm giờ: Không nên đánh đồng
xem xet nang tuoi nghi huu nen lang nghe y kien cac tang lop lao dong Đề xuất nâng tuổi hưu phải có lộ trình, tránh gây sốc

Nên lắng nghe ý kiến của người lao động

Thảo luận về vấn đề nâng tuổi nghỉ hưu được đề cập đến trong Dự thảo luật, đại biểu Bùi Văn Phương (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình) cho rằng, Ban soạn thảo nên tiếp cận kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Bởi vì, kiến nghị này trên cơ sở lắng nghe ý kiến các tầng lớp lao động.

xem xet nang tuoi nghi huu nen lang nghe y kien cac tang lop lao dong
Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lắng nghe ý kiến thợ mỏ góp ý Dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi). Ảnh: V.Duẩn

Theo đại biểu Bùi Văn Phương, những lý do chúng ta đưa ra cho việc nâng tuổi nghỉ hưu sức thuyết phục chưa thật cao. Ví dụ, chúng ta nói lo ngại chuyện thiếu lao động trong tương lai do già hóa dân số. Hiện tại, một năm có 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động, nhưng số thất nghiệp cũng đang tương đối cao. Xu hướng xã hội trong thời gian tới là thời kỳ công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo, những công việc cần con người trực tiếp, sẽ giảm rất nhiều.

Chúng ta nói chuyện nâng tuổi lên để đảm bảo bình đẳng giới, tôi lắng nghe tất cả chị em phụ nữ nói là phụ nữ không đòi bình đẳng giới theo kiểu nam lên 62 thì nữ cũng tương tự như vậy. Lâu nay phụ nữ nghỉ hưu trước nam giới, đó chính là sự chia sẻ của xã hội đối với chị em phụ nữ về những sự vất vả trong quá trình thực hiện thiên chức làm mẹ, đó cũng là ưu việt của chế độ ta.

Từ phân tích trên, đại biểu Bùi Văn Phương cho rằng: “Đề nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là công chức và một bộ phận viên chức có thể làm đến 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam, còn lại phần đông những người lao động trực tiếp nặng nhọc thì nên nghỉ hưu theo quy định hiện hành là phù hợp, nhưng đối với nữ có thể lên đến 58 tuổi. Tôi nghĩ kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là có cơ sở và đây cũng là ý nguyện của số đông người lao động thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, qua lấy ý kiến”.

Trao đổi về chủ đề này, đại biểu Đỗ Thị Lan (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh) bày tỏ đồng thuận với phương án 2 và đề nghị Chính phủ quy định lộ trình phù hợp đối với từng đối tượng lao động sau khi đã được rà soát. Theo đại biểu Đỗ Thị Lan, tại khoản 3 Điều 169 có quy định đối với trường hợp được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn, đối với các trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động, người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và người lao động làm việc ở nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ở đây, chỉ có quy định 3 trường hợp được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn và quy định nghỉ hưu tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định tại khoản 2 điều này, có nghĩa là không quá 5 năm so với nam ở tuổi 62 và nữ ở tuổi 60. Theo đại biểu Đỗ Thị Lan, quy định như vậy có điểm chưa thuyết phục, chưa phù hợp với các quy định hiện hành, cũng như chính sách đối với một số trường hợp cụ thể.

Cụ thể, tuổi nghỉ hưu đối với lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm thì sẽ nghỉ hưu ở 57 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Nếu như chúng ta quy định nghỉ không quá 5 năm, như vậy sẽ cao hơn quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện nay và cũng cao hơn so với Thông tư 59 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đối với trường hợp lao động nặng nhọc, đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, như trường hợp khai thác than ở hầm lò chẳng hạn thì nam cũng chỉ làm việc đến năm 55 tuổi. Nếu chúng ta quy định 57 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ cao hơn so với quy định hiện hành.

“Chúng tôi đề nghị Chính phủ cho rà soát, khảo sát thực tế và tổ chức hội thảo để lắng nghe ý kiến của người lao động. Vừa qua, nhiều doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã tiến hành lấy ý kiến của người lao động, hầu hết người lao động đều không đồng ý với dự thảo luật như hiện nay là nghỉ sớm 5 năm. Phần lớn các ý kiến đều đề nghị là được thực hiện như Nghị định số 59 là người lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, trong đó có khai thác than dưới hầm lò sẽ được nghỉ hưu ở tuổi 55 đối với nam và 50 đối với nữ. Đề nghị cần phải có những chính sách phù hợp cho những trường hợp này được hưởng các ưu đãi đặc biệt hơn để cải thiện điều kiện cũng như tư tưởng đối với người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại”, đại biểu Đỗ Thị Lan kiến nghị.

Cũng theo đại biểu Đỗ Thị Lan, trong Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định đối với trường hợp suy giảm sức khoẻ tới 81% có thể được nghỉ hưu nam ở tuổi 50 và nữ ở tuổi 45. Như vậy khoản 3 Điều 169 chỉ quy định đối với 3 trường hợp như vậy là chưa hết. Do đó, cần phải rà soát để quy định đủ đối với các đối tượng làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại và suy giảm sức khỏe ở các mức khác nhau để đảm bảo quy định hết các chế độ và tuổi nghỉ hưu cho phù hợp.

85,97% lao động được hỏi không tán thành tăng tuổi nghỉ hưu

“Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu quy định trong Bộ luật Lao động theo hướng: Đối với lao động phổ thông, lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… nên giữ như Bộ luật Lao động hiện hành. Đối với lao động trí óc, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt, tuỳ theo lĩnh vực cụ thể, phù hợp với nhu cầu sức khoẻ mà quy định tuổi nghỉ hưu phù hợp là nam 62 tuổi, nữ 58 tuổi hoặc cao hơn”, đại biểu Y Khút Niê đề xuất.

Đại biểu Y Khút Niê (Ama Sa Ly - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk) cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết, phù hợp với xu thế tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng nâng cao, đồng thời tiếp tục phát huy kinh nghiệm trong lao động công tác, sự cống hiến của người lao động đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên, đại biểu Y Khút Niê nhấn mạnh: Việc tăng tuổi nghỉ hưu áp dụng chung cho các đối tượng, các lĩnh vực ngành nghề là không phù hợp. Bởi mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực khác nhau đều có tính chất đặc thù khác nhau và nhu cầu sức khoẻ để làm việc đạt hiệu quả khác nhau.

Nếu tuổi nghỉ hưu áp dụng chung là nam 62 tuổi và nữ 60 tuổi để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội thì người lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, làm việc trong các điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ bị trừ tỷ lệ % lương hưu tương ứng, vì phải nghỉ trước 5 tuổi, như vậy, sẽ rất thiệt thòi quyền lợi đối với người lao động.

Đại biểu Y Khút Niê dẫn chứng: Kết quả khảo sát thực tế tại tỉnh Đắk Lắk với trên 3.955 lao động trên địa bàn tỉnh, có 3.400 phiếu, chiếm 85,97% không đồng ý tán thành với tuổi nghỉ hưu tăng thêm và đề nghị giữ như Bộ luật hiện hành. Đồng thời, người lao động cũng đề nghị giảm tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non, công nhân lao động ở ngành cao su, cà phê… Còn lại 555 lao động, chiếm 14,03% đồng ý tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng đề nghị tăng trong một số lĩnh vực cụ thể trong Bộ luật này.

Mặt khác, tăng tuổi nghỉ hưu chúng ta cần tính toán, xem xét kỹ lưỡng đến việc lao động trẻ, sinh viên mới ra trường cần bố trí việc làm sớm để ổn định cuộc sống. Nếu cơ hội tìm kiếm việc làm sớm của giới trẻ bị mất đi thì nguy cơ thất nghiệp ngày càng cao, sự hài hòa, ổn định trật tự lao động trước nhu cầu việc làm có thể xuất hiện những bất ổn khó lường.

“Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu quy định trong Bộ luật Lao động theo hướng: Đối với lao động phổ thông, lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… nên giữ như Bộ luật Lao động hiện hành. Đối với lao động trí óc, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt, tuỳ theo lĩnh vực cụ thể, phù hợp với nhu cầu sức khoẻ mà quy định tuổi nghỉ hưu phù hợp là nam 62 tuổi, nữ 58 tuổi hoặc cao hơn”, đại biểu Y Khút Niê đề xuất.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Xem thêm
Phiên bản di động