Xây dựng thương hiệu Việt: Gắn mác ngoại là tự giết mình

Cả nước hiện có gần 200 doanh nghiệp (DN) có sản phẩm đạt giải thưởng “Thương hiệu Quốc gia”, điều đó cho thấy, các DN đã lấy được lòng tin đối với NTD về sản phẩm Việt. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những DN thiếu tự tin trong xác lập giá trị hàng Việt khiến việc xây dựng và khẳng định thương hiệu còn nhiều hạn chế.
Đề xuất cho phép doanh nghiệp nộp dần tiền nợ thuế
Không ngừng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thức ăn cho bò sữa
Khoảng 32% doanh nghiệp phải chi phí “lót tay” cho cán bộ thuế

Nỗ lực xây dựng thương hiệu

Không phủ nhận, trong thời gian qua cùng với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều DN trong nước đã thay đổi chiến lược tiếp cận NTD. Thông qua chiến lược đưa hàng Việt về nông thôn, DN không chỉ có cơ hội tiếp cận với từng phân khúc của thị trường, từ đó có kế hoạch giới thiệu thông tin, sản phẩm và mở rộng thị phần. Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, tiềm năng của thị trường này là rất lớn. Vì thế sự góp mặt của các doanh nghiệp trong chương trình “Thương hiệu Quốc gia” mang đến rất nhiều ý nghĩa lớn và là đường đi đúng đắn của DN bằng cách áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tạo sản phẩm theo quy chuẩn để quảng bá đến bạn bè thế giới.

Xây dựng thương hiệu Việt: Gắn mác ngoại là tự giết mình
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng nhận được sự ủng hộ của NTD.

Khẳng định điều này, đại diện Công ty CP Nhựa Bình Minh chia sẻ, trước đây sản phẩm của Nhựa Bình Minh có chỗ đứng khiêm tốn trên thị trường bởi những tiêu chí để nhận diện thương hiệu vẫn còn mờ nhạt. Tuy nhiên, với sự đồng hành cùng chương trình “Thương hiệu Quốc gia”, chú trọng đưa sản phẩm tiếp cận NTD nông thôn, công ty đã có sự điều chỉnh lại chiến lược sản xuất, kinh doanh của mình cho phù hợp với mỗi phân khúc của thị trường. Từ đó hình ảnh của công ty đã được nhiều người biết đến, khách hàng trong và ngoài nước quan tâm, tin tưởng nhiều hơn.

Tính đến nay, cả nước có gần 200 DN có sản phẩm đạt giải thưởng “Thương hiệu Quốc gia”, điều đó cho thấy, các DN đã tích cực xây dựng thương hiệu cho mình, qua đó đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế.

Tự tin để xây dựng thương hiệu

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết: “Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, trong năm 2014 chỉ cấp bằng cho 15.376 DN trên cả nước. Đây là một con số vô cùng khiêm tốn đối với số lượng DN ở Việt Nam hiện nay.

DN Việt Nam nên nhanh chóng có kế hoạch đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình trước khi quá muộn. Bên cạnh đó, các chủ DN Việt Nam cần định vị thương hiệu đi chung với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của DN, đồng thời xây dựng tốt văn hóa DN và nhận diện thương hiệu một cách bài bản chuyên nghiệp. Nếu DN không có một bộ phận chuyên trách cho vấn đề này thì cũng nên dành một khoản ngân sách mỗi năm cho việc phát triển và bảo vệ thương hiệu...”

Trong hội thảo mang nội dung chia sẻ những kinh nghiệm tiếp cận NTD giữa các doanh nghiệp mới đây, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, thương hiệu Việt không còn đơn thuần là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, mà còn là tài sản rất có giá trị, là uy tín của doanh nghiệp và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Nhận định này không phải không có lý, bởi trên thực tế hàng trăm nghìn doanh nghiệp đóng cửa, nhiều doanh nghiệp khác “cắn răng” chịu lỗ để duy trì sản xuất, kinh doanh cho thấy đây là giai đoạn khó khăn lớn đối với nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nhân nói riêng. Vì càng trong lúc khó khăn, doanh nghiệp Việt càng phải chú trọng xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa.

Xác nhận những khó khăn này, ông Trần Hưng Hiếu, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Cơ khí Việt Nam, phản ánh, mặc dù nhiều DN đã rất cố gắng trong việc xây dựng thương hiệu, tuy nhiên vẫn còn những DN thiếu tự tin trong xác lập giá trị hàng Việt dẫn đến tình trạng “vọng ngoại”. Cũng theo ông Hiếu, trên thị trường có nhiều sản phẩm trong nước sản xuất nhưng gắn mác nước ngoài để dễ tiêu thụ. “Việc làm này chứng tỏ ngay cả người sản xuất cũng không tự tin vào bản thân mình, nguy hiểm hơn nữa là cổ súy cho phong trào sính ngoại của NTD.

Trong khi đó bản chất của việc xây dựng thương hiệu Việt hoàn toàn không chỉ là đặt một cái tên, đăng ký sở hữu cái tên, mà là một chặng đường đầy gian nan để tạo ra cho được một "hình ảnh rõ ràng và khác biệt" của riêng doanh nghiệp, để người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt. Họ sẽ lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp đó trong muôn vàn các hàng hóa cùng loại khác đang được bày bán tràn lan trên thị trường”, ông Hiếu cho biết thêm.

Như vậy, có thể hiểu, trở ngại lớn hiện nay của doanh nghiệp là chưa có chiến lược thương hiệu bài bản, trong đó, cấu trúc thương hiệu là cốt lõi căn bản. Để quảng bá thương hiệu quốc gia nhằm thay đổi tâm lý NTD trong nước không chỉ là nỗ lực từ phía doanh nghiệp mà đòi hỏi Bộ Công Thương cần xây dựng chiến lược quảng bá dài hạn với quy mô rộng và có chính sách hỗ trợ DN phát triển thị trường nội địa.

Ghi nhận thực tế này, bà Trần Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định, thời gian tới, Chính phủ, Bộ Công Thương và các địa phương sẽ quan tâm, đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc quảng bá hình ảnh, con người Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh và khuyến khích những sản phẩm mang đậm bản sắc, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Những biện pháp này nếu được triển khai đồng bộ sẽ khích lệ NTD, DN hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Báo Hànộimới phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

(LĐTĐ) Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục về các tội "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7 tháng 11 cho các đảng viên lão thành cách mạng nhân dịp kỷ niệm 107 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024).
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, thị trường dầu thế giới ghi nhận xu hướng tăng, mặc dù dự báo giá hàng hóa toàn cầu sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm vào năm 2025, do nguồn cung dầu mỏ dồi dào. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 69,33 USD/thùng, tăng 0,33%. Giá dầu Brent đạt 72,94 USD/thùng, tăng 0,4%.
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm.
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (4/11), sau nhiều phiên gần đây, giá vàng nhẫn thường biến động cùng chiều với thị trường thế giới. Trong bối cảnh giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng nhẫn trong nước đang đối diện nguy cơ giảm theo.
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/11/2024), thị trường xăng dầu thế giới chốt phiên cuối tuần với tín hiệu hạ nhiệt, đánh dấu sự ổn định sau nhiều phiên tăng mạnh. Dưới đây là diễn biến chính của giá dầu trong tuần qua.
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

(LĐTĐ) Sáng nay (3/11/2024), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng, giảm tuần 13 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm - tăng tuần 0,06%.
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

(LĐTĐ) Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu về vàng vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng gia tăng mạnh trong bối cảnh giá kim loại quý này liên tiếp phá đỉnh. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, ngược chiều thế giới, nhu cầu vàng bất ngờ sụt giảm trong quý 3/2024.
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 3/11, giá vàng thế giới giảm nhẹ khoảng 1,9% so với đỉnh 2,790 USD. Vàng nhẫn tròn giảm 100 nghìn đồng/lượng xuống 89 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động