Xây dựng thương hiệu gạo quốc gia: Vẫn sính nguồn gốc ngoại!

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, song hiện vẫn chưa có thương hiệu gạo cho riêng mình. Thế nhưng, tại một số hội thảo về xây dựng thương hiệu gạo Việt tổ chức mới đây, các chuyên gia ngành Nông nghiệp lại chọn gạo “giống ngoại” để xây dựng thương hiệu. Đề xuất này đã gây ra phản ứng trái chiều.
xay dung thuong hieu gao quoc gia van sinh nguon goc ngoai Xây dựng thương hiệu quốc gia: Doanh nghiệp chật vật tự dò dẫm
xay dung thuong hieu gao quoc gia van sinh nguon goc ngoai Xây dựng thương hiệu là yếu tố sống còn

Vì sao lấy giống lúa ngoại để xây dựng thương hiệu?

Tại cuộc hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thể lệ, quy chế sáng tác logo và tiêu chuẩn gạo quốc gia, do Cục Chế biến Nông - Lâm - Thủy sản và ngành Muối tổ chức đã đưa vào dự thảo 3 giống lúa là Jasmine 85, ST21 và Nàng Hoa 9 để xây dựng thương hiệu gạo quốc gia.

Về vấn đề này, T.S Nguyễn Thị Hằng, một chuyên gia trong ngành Nông nghiệp chia sẻ, việc Bộ NNPTNT tổ chức cuộc thi thiết kế logo, lựa chọn giống gạo xây dựng thương hiệu gạo quốc gia là rất tốt. Song với 3 giống gạo trên dự tính làm thương hiệu gạo quốc gia thì đều có nguồn gốc, xuất xứ không phải của Việt Nam.

xay dung thuong hieu gao quoc gia van sinh nguon goc ngoai
Xây dựng thương hiệu gạo quốc giá phải được bắt nguồn từ chính sản phẩm của chính chúng ta.

Giống gạo Jasmine 85 hiện đang được trồng phổ biến tại Việt Nam từ nhiều năm nay, nhưng lại có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ; trong khi đó, giống gạo Nàng Hoa 9, cũng là một trong những loại gạo lai (lai giữa Jasmine và AS 96).

Loại gạo còn lại là ST21 (còn gọi là RVT), một trong những loại gạo thơm được nhiều người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn, khi được đưa vào dự thảo xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, lại khiến cho người “khai sinh” ra loại gạo này là ông Hồ Quang Cua (nguyên Phó giám đốc Sở NNPTNT Sóc Trăng) cảm thấy không hài lòng.

Bởi lẽ theo ông Cua, những mô tả về giống lúa ST21 trong dự thảo, lại có những đặc điểm của giống lúa RVT và có xuất xứ từ Trung Quốc. Ngay đến thời điểm hiện tại, ST21 vẫn chưa được công nhận và chưa được phép trồng đại trà.

“Việc Bộ NNPTNT tổ chức cuộc thi thiết kế logo, chọn giống và xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, là một việc làm cần thiết và cấp bách, nhưng không vì thế mà chúng ta có thể lựa chọn giống gạo ngoại để xây dựng thương hiệu quốc gia.

Bởi lẽ, với loại gạo này nó đã có thương hiệu trên thế giới, thì chúng ta không thể xây dựng một thương hiệu quốc gia, trên một thương hiệu quốc gia khác. Trong khi đó, ở Việt Nam có rất nhiều giống gạo ngon, chất lượng tốt sao chúng ta không lựa chọn? vì sao chúng ta không thể xây dựng thương hiệu quốc gia trên giống lúa của chính chúng ta?” - T.S Nguyễn Thị Hằng đặt câu hỏi.

Gạo ta thì phải trả tên ta

Trước ý kiến của các nhà chuyên môn, cùng các chuyên gia nông nghiệp về việc lựa chọn giống ngoại cho thương hiệu gạo quốc gia. Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông – Lâm – Thủy sản và nghề Muối cho rằng, sở dĩ 3 giống gạo trên được lựa chọn đưa vào dự thảo xây dựng thương hiệu gạo quốc gia bởi đây đều là những giống gạo có sản lượng xuất khẩu đứng đầu cả nước trong những năm qua.

Với câu trả lời trên, nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng, hiện tại gạo Việt Nam có nhiều giống gạo rất tốt nhưng mới chỉ được người tiêu dùng trên thế giới biết đến với cái tên “gạo trắng, hạt dài”, hoặc lại bị gắn tên và thương hiệu của một doanh nghiệp trung gian.

Bởi vậy, khi xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, chúng ta phải lấy chính gạo của Việt Nam để xây dựng, đó không chỉ là “lòng tự trọng” của một trong những nước có ngành lúa nước phát triển và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, mà còn là lòng tự tôn, tự hào dân tộc.

Trên bình diện doanh nhân, ông Nguyễn Thành Trung – Giám đốc Công ty Xuất, nhập khẩu nông sản T&T cho rằng, ở các nước khi xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, họ sẽ tuyển chọn rất kỹ các giống gạo ngon, sau đó sẽ nấu các loại gạo này thành cơm, mời các chuyên gia ẩm thực, chuyên gia nông nghiệp đến đánh giá và phân loại chất lượng dinh dưỡng...

Khi đã lựa chọn được giống, họ mới tiến hành thương mại hóa, nhưng quá trình sản xuất vẫn phải trải qua một quy trình kiểm soát, kiểm tra chất lượng thường xuyên. “Ngành lúa gạo của chúng ta đang có một nền móng vững chắc, khi chúng ta đang có nhiều giống gạo ngon, chất lượng tốt.

Tuy nhiên, cách xây dựng thương hiệu gạo hiện nay của Bộ NNPTNT thì lại xây nhà từ nóc, khi mà các loại giống, chất lượng và xuất xứ lại đang phải “mượn” thương hiệu từ nước ngoài. Phải chăng đây là một cách làm chộp giật, thời vụ” – ông Trung nêu vấn đề.

Cùng chung quan điểm với ông Trung, T.S Nguyễn Thị Hằng cũng cho rằng, xây dựng thương hiệu gạo quốc gia phải xây dựng trên nền tảng sản phẩm có sẵn và đó phải là sản phẩm của chính chúng ta. Vì thế, cách làm trên của Bộ NNPTNT chưa hợp lý, cần phải có tiêu chuẩn và tiêu chí rõ ràng để xây dựng thương hiệu.

Nếu Bộ NNPTNT chưa làm được, thì nên tạo cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp để họ xây dựng thương hiệu theo từng vùng miền, để từ đó lựa chọn thương hiệu gạo quốc gia từ chính những thương hiệu tiềm năng này. “Chúng ta xây dựng thương hiệu gạo đã muộn, nhưng không vì muộn mà xây dựng theo lối chộp giật, vay mượn các giống gạo ngoại” – T.S Hằng cho hay.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Xem thêm
Phiên bản di động