Vươn lên trên đôi nạng gỗ
Nữ cán bộ công đoàn tiêu biểu |
Năm 2006, khi Hiếu đang học năm thứ 2 Đại học Bách khoa Hà Nội, tai nạn giao thông đã khiến anh bị liệt cả 2 chân, phải bảo lưu kết quả 1 năm để chữa bệnh. Những ngày đầu quay lại đi học, Hiếu thấy khó khăn vô cùng. Chỉ một quãng đường dài khoảng 200m từ kí túc xá vào phòng học Hiếu phải mất gần 2 giờ đồng hồ.
Anh Đỗ Duy Hiếu |
Mọi việc dường như đã trở nên tạm ổn khi việc điều khiển đôi nạng gỗ đã trở nên linh động hơn tuy nhiên những khắc nghiệt của cuộc sống dường như vẫn đeo bám anh. Kết thúc học kỳ 1, Hiếu tạm rời ký túc xá để nhường chỗ cho một số bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn. “Lúc đó em vẫn giấu việc mình đã không còn chỗ để ở vì không muốn gia đình biết chuyện lại sinh lo lắng. Thời điểm đó sức khỏe quá yếu, nên vừa điều trị tại Viện Châm cứu TW vừa bắt xe ôm đi học. Với số tiền bố mẹ chu cấp để 1 sinh viên ăn học, em vừa phải trả tiền viện phí, vừa phải trả tiền xe ôm, lại còn tiền ăn nữa quả thật rất chật vật. May mắn khi đó cô Hương – một cấp dưỡng ở nhà ăn Viện châm cứu TW - đã cho em ăn mà không mất tiền…”, Hiếu kể lại.
Đầu năm 2008, sau thời gian vừa nằm viện, vừa đi học, sức khỏe của Hiếu gần như cạn kiệt. Lúc đó không còn cách nào khác Hiếu lại 1 lần nữa phải bảo lưu kết quả học tập để về quê. Trong thời gian ở quê dưỡng bệnh, Hiếu đã tận dụng thời gian rảnh rỗi để kèm học cho các em nhỏ quanh xóm. Học sinh của Hiếu tiến bộ nhanh, có em chỉ trong vòng 2 tháng đã được nhà trường cử đi thi học sinh giỏi toán và vật lý.
Lớp học duy trì được hơn 1 năm thì Hiếu gặp phải áp lực từ một số giáo viên các trường gần đó khi cho rằng, anh chính là nguyên nhân “hút” hết học sinh học thêm của họ, Hiếu phải tạm dừng công việc dạy học mình yêu thích. Hiếu nhớ mãi câu nói của một người bạn như một cú hích làm thay đổi toàn bộ suy nghĩ: “Hiếu, tương lai của cậu nằm ở trường đại học, chứ không phải là ở quê làm ông giáo làng”. Thế rồi Hiếu quyết định đi thi và trúng tuyển vào Đại học Khoa học tự nhiên.
Hiếu cho biết: “Do có kinh nghiệm dạy học, nên khi đi học lại em vẫn tiếp tục dạy thêm để sống. Dần dần nhiều người biết đến nên lớp học của em ổn định, mỗi buổi có từ 10 -18 học sinh”.
Ấp ủ về một lớp học tình thương dành cho những học sinh nghèo vượt khó, Hiếu đã chủ động đăng tin trên các trang mạng xã hội dành cho người khuyết tật về lớp học của mình. Trang web mang tên hoctoancungthukhoa.vn với phương pháp dạy kiểu thực nghiệm mà Hiếu cùng các cộng sự đã dành nhiều tâm huyết để đưa ra chương trình. Cụ thể phương pháp này xây dựng lại toàn bộ chương trình toán tiểu học theo cách để học sinh cảm nhận được vấn đề trước khi dạy vấn đề đó. Học sinh sẽ tự hiểu bản chất vấn đề, thậm chí giáo viên chỉ là người định hướng, còn học sinh tự xây dựng công thức, tự xây dựng bài giảng và cuối cùng giáo viên tổng kết lại kiến thức thu được qua buổi học. Hiện, lớp học của Hiếu được nhiều phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình cho người thầy giàu nghị lực này.
Mới đây, chàng trai này đã viết tâm thư gửi Bộ trưởng GD&ĐT về hàng loạt thay đổi của ngành giáo dục trong thời gian qua. Khi chia sẻ trên trang cá nhân Facebook, bài viết với tựa đề "Đổi mới sách giáo khoa - Cấm thi lớp 6" của Đỗ Duy Hiếu đã nhận được hàng nghìn lượt like (thích) và hàng trăm lượt chia sẻ. |
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10