Vì sao có nhiều người “chán việc”?
Cần chú trọng công tác đào tạo | |
Giảm thiểu lao động trẻ em vẫn đang là thách thức | |
Lao động giá rẻ luôn là phụ nữ | |
Sếp cũng chán việc |
“Thất vọng” về việc làm tỉ lệ nghịch với độ tuổi
Có đến 85% số người lao động được hỏi thấy không hài lòng với công việc hiện tại. Đáng chú ý, có đến gần 90% nhóm người lao động mới vào nghề, tức là mới ra trường và có công việc làm thấy không hài lòng với công việc mà họ đang có với các nguyên nhân như mức lương, công việc không đúng với chuyên môn. Con số "thất vọng" về việc làm này giảm dần theo độ tuổi cũng như cấp bậc của người lao động, 87% ở cấp độ nhân viên từ 1-3 năm kinh nghiệm và giảm còn 76% ở cấp độ quản lý/quản lý cấp cao. Xét về giới tính, lao động nữ có xu hướng không hài lòng với công việc cao hơn so với nam giới (lần lượt là 87% ở nữ và 82% ở nam).
Biểu đồ đánh giá các nguyên nhân không hài lòng với công việc của NLĐ |
Dù chưa hài lòng với công việc, nhưng có tới 48% số ứng viên quyết định không "nhảy việc". Phần lớn người lao động vẫn cố gắng làm việc tại công ty cũ bởi vì họ thấy thiếu tự tin khi tìm việc mới. Có khoảng 45% số ứng viên vẫn ở lại vì lý do khó khăn tài chính. Chỉ có chưa đến 21% số ứng viên cho biết họ có thể giải quyết được các vấn đề tồn tại để giúp công việc được tốt hơn. Bởi trong tình trạng tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao, sự cạnh tranh việc làm gắt gao như hiện giờ thì dường như "nhảy việc" không phải là một lựa chọn "khôn ngoan".
Khảo sát cũng cho thấy, chỉ có 4,2% số ứng viên nhận được lời mời làm việc tại công ty mới trước khi nghỉ việc tại công ty cũ. Có khoảng 25% số người được hỏi cho biết họ có thể tìm được việc làm mới trong khoảng 1 tháng và 42% số ứng viên cho rằng họ có thể tìm việc từ 1 - 2 tháng. Gần 30% số ứng viên nhận thấy họ phải mất tới 3 tháng hoặc nhiều hơn nữa để tìm được một công việc mới.
Những nguyên nhân khiến chán việc
Kết quả khảo sát của JobStreet đã đưa ra rất nhiều lý do khiến người lao động cảm thấy chưa hài lòng với công việc hiện tại, trong đó có 3 nguyên nhân chính được chỉ rõ. Đó là, khoảng 55% số người được hỏi chán việc do việc làm nhàm chán, không có hướng đi sự nghiệp rõ ràng; 54% số người cho rằng mức lương chưa phù hợp và 37% số người khác cho biết họ không học hỏi được từ việc làm hiện tại.
Ngoài 3 nguyên nhân chính trên thì cũng có nhiều lý do khác khiến cho người lao động không còn nhiệt huyết với công việc của mình như: Thiếu các khoản phúc lợi, phụ cấp hỗ trợ và phạm vi giao việc thiếu rõ ràng,... Đặc biệt, dù tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng thì vẫn có một lượng lớn lao động trẻ mới tốt nghiệp ra trường (chiếm tới 42%) cảm thấy thất vọng về công việc hiện tại do không được làm việc đúng chuyên môn.
Bên cạnh đó, có tới 33% số ứng viên tham gia khảo sát cho rằng những gì họ làm chưa được trả lương xứng đáng, 39% số ứng viên cho rằng mức thu nhập hiện tại không đủ đáp ứng yêu cầu cuộc sống cơ bản của họ. Những con số khảo sát trên cảnh báo về tình trạng thiếu tính bền vững trong công việc cho người lao động tại Việt Nam. Điều này ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người lao động.
Do đó, ngoài nỗ lực của của người lao động, theo các chuyên gia lao động, các doanh nghiệp cần có những thay đổi quan điểm quản trị về nhân lực qua việc quan tâm đào tạo nguồn nhân lực nội tại cũng như có giải pháp thu hút nhân tài thông qua chính sách phát triển nghề nghiệp cho người lao động rõ ràng ở từng vị trí công việc.
Đây được xem là yếu tố mong muốn lớn nhất (chiếm đến 63% số người được hỏi), ảnh hưởng đến quyết định tìm việc mới hay tiếp tục ở lại công ty hiện tại của người lao động. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách rõ ràng trong việc tạo môi trường cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng là yếu tốt quan trọng nhằm giúp người lao động hài lòng hơn với công việc (chiếm trên 50% lượng người tham gia khảo sát).
M. Hoàng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02