Về thăm quần thể núi Trầm
Về chùa Trăm Gian rũ bỏ âu lo thường nhật | |
Độc đáo lễ hội chùa Trầm tưởng nhớ bà chúa Liễu Hạnh |
Truyền thuyết xưa kể rằng núi Trầm là viên ngọc trắng từ trên trời rơi xuống, khi chạm đến đất ven sông Đáy thì hóa thành 5 con chim phượng hoàng nhô đầu là 5 đỉnh núi. Vì vậy núi Trầm còn có tên gọi khác là Ngũ Nhạc Sơn, sau đổi tên thành Tử Trầm Sơn.
Nằm giữa những cánh đồng lúa mênh mông, núi Trầm mang trong mình nét đẹp hoang sơ, tạo nên một không gian tĩnh lặng, yên bình. Cũng chính bởi phong cảnh u nhàn, thanh nhã này mà xưa kia,toàn bộ khu núi này là nơi đặt hành cung của vua Lê, chúa Trịnh. Ngày nay, tuy dấu tích thành xưa nay đã không còn nhưng ở chân núi Trầm còn án ngữ quần thể gồm ba ngôi cổ tự (chùa Trầm, chùa Hang và chùa Vô Vi). Ba ngôi chùa được xây dựng ở những vị trí khác nhau, hài hòa với thiên nhiên khiến mọi người khi đến đây đều có cảm giác vừa an nhiên như được bao bọc bởi mẹ tự nhiên lại vừa thanh tịnh, tĩnh tâm bởi khắp nơi đều là cửa phật.
Cảnh làng quê yên ả trù phú nhìn từ đỉnh núi Trầm. |
Nằm cách trung tâm TP Hà Nội không xa, nhưng chùa Trầm lại mang trong mình hơi thở tâm linh thanh tĩnh, tách biệt so với sự ồn ào náo nhiệt của đô thị. Chùa Trầm được coi là một trong bốn ngôi chùa thiêng thuộc hàng “tứ đại danh thắng của xứ Đoài”; bên cạnh các chùa Trăm Gian, chùa Thầy và chùa Tây Phương. Ngôi chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa tâm linh đặc trưng của cư dân đồng bằng Bắc bộ. Chùa nằm dưới chân núi Tử Trầm Sơn, được xây dựng vào thế kỉ XVI. Tên chùa được gọi theo tên của ngọn núi mà nó tựa vào.
Chùa Trầm mang vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm với thế “tọa sơn quan thủy”. Đến đây, mọi người sẽ bắt gặp phong cảnh nước non hữu tình, đẹp như bức tranh thủy mặc với các con đường nhỏ uốn lượn và hàng cây cổ thụ xanh mát vi vu đón gió. Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng đến nay, chùa Trầm vẫn giữ được nhiều tượng Phật mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII-XIX với những nét chạm khắc công phu, tinh tế.
Ngay bên phải chùa Trầm ít bước là động Long Tiên (hay còn có tên gọi khác là hang Trầm). Động rộng gần 200m². Trong động có hai lối đi chính, lối dẫn lên đỉnh núi Trầm gọi “đường lên Trời”, lỗi dẫn ngầm vào trong núi sâu gọi là “đường xuống Âm phủ”. Cửa vào động tuy không lớn lắm,rộng khoảng 7m và cao hơn 3m nhưng bên trong lại có không gian thoáng đãng với vòm hang khá cao. Vào những ngày đẹp trời, ánh sáng tự nhiên len lỏi qua những khe nhỏ trên vòm hang chiếu rọi có thể nhìn thấy nhiều thạch nhũ với nhiều màu sắc, hình thù tuyệt đẹp, cùng với rất nhiều tượng phật được tạc khắc công phu nằm rải rác khắp lối đi. Ở gian rộng nhất của động là chùa Hang, có ban thờ Phật và tượng của các vị Phật, tiên, hộ pháp.
Chùa Trầm |
Chính từ đỉnh núi Trầm này, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch đã vang lên khắp bốn phương trên làn sóng điện ngày 20/12/1946 - ngay sau đêm quân dân Thủ đô Hà Nội nổ súng tấn công giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1967 đến 1975, núi Trầm trở thành khu quân sự bí mật của quân dân Việt Nam và là nơi điều hành bộ máy chiến đấu gồm các binh chủng tên lửa, ra đa, không quân, cao xạ… Do có nhiều giá trị lịch sử nên khu di tích núi Trầm đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1962. |
Điểm đặc biệt là các bức tượng này đều được tạc bằng đá tinh xảo, trường tồn qua hàng trăm nay qua. Do nằm sâu trong hang động nên không gian tâm linh chùa rất độc đáo. Ngoài trống đá, khánh đá, tượng thờ bằng đá có từ thời Lê; trên vách động hiện còn lưu giữ hàng chục tác phẩm thơ, văn cổ có giá trị.Không chỉ ghi dấu những vết tích của thời phong kiến xa xưa, động Long Tiên còn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống và làm việc trong những ngày đầu kháng chiến chóng Pháp. Đây cũng là địa điểm đầu tiên Đài tiếng nói Việt Nam chuyển về sau khi rời Hà Nội để tiếp tục làm việc (từ 20/12/1946 đến 4/3/1947).
Nằm tách biệt với hai ngôi chùa trên là chùa Vô Vi (hay còn có tên gọi khác là Trầm Vô Vi). Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất mà cũng độc đáo nhất trong quần thể chùa chiền quanh núi Trầm. Chùa Vô Vi do một vị tướng quân sau khi xuất gia lập nên, được xây dựng vào năm 1515 trên một núi đá nhỏ, kiến trúc chùa được xây dựng theo thế núi, nên càng lên cao càng ăn sâu vào vách núi. Trải qua thời gian, kiến trúc của chùa vẫn được giữ gần như nguyên vẹn cho tới ngày nay. Men theo những bậc thang nhỏ hẹp, uốn lượn bên vách núi, mọi người sẽ lần lượt đi qua ba gian chùa nhỏ thờ Phật, thờ Mẫu nằm khiêm tốn bên đường đi.
Núi Trầm tuy không cao nhưng lại có địa hình rất đẹp, nhiều hang, ngách và những tảng đá hình thù sinh động. Khi đã lên tới đỉnh, mọi người có thể thả hồn vào không gian thiên nhiên tươi mát, lắng nghe tiếng gió vi vu, tận mắt ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh đồng ruộng, xóm làng yên bình. Cảnh sắc thanh bình, tiếng gió vi vu bên tai làm tâm hồn “sạch không” và thảnh thơi đến lạ. Đây cũng là điểm đến quen thuộc của những người yêu hoa gạo mỗi khi mùa hè về.
Chính từ đỉnh núi Trầm này, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch đã vang lên khắp bốn phương trên làn sóng điện ngày 20/12/1946 - ngay sau đêm quân dân Thủ đô Hà Nội nổ súng tấn công giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1967 đến 1975, núi Trầm trở thành khu quân sự bí mật của quân dân Việt Nam và là nơi điều hành bộ máy chiến đấu gồm các binh chủng tên lửa, ra đa, không quân, cao xạ… Do có nhiều giá trị lịch sử nên khu di tích núi Trầm đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1962.
Lễ hội chùa Trầm tổ chức vào mùng 2 tháng 2 Âm lịch hàng năm là một trong sự kiện văn hóa tâm linh quan trọng bậc nhất mà huyện Chương Mỹ vẫn còn lưu giữ. Người dân đi lễ cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cầu cho cuộc sống an lành. Hội chùa Trầm xưa mang đậm nét văn hoá dân tộc với những trò chơi dân gian như đu tre, rối nước, cờ tướng, leo cột mỡ, đánh vật, chọi gà… Ngày nay còn có thêm bóng đá, bóng chuyền. Đặc biệt, vào dịp lễ hội này, dân làng lại làm lễ rước ảnh Bác, tượng trưng cho Bác lại về thăm chùa Trầm. |
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49