Về chùa Thầy nghe chuyện cũ, tích xưa
Không thu phí tham quan trong 3 ngày | |
Chưa đi những điểm này, chưa thấy hết nét đẹp Tây Bắc mùa cuối đông | |
Đường vành đai du lịch chùa Thầy sắp được nâng cấp |
Lưu giữ nét cổ kính
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Thầy, núi Phật Tích. Đận ấy, cùng nhà văn Nguyễn Văn Học đi tìm “nét lạ” trên miền đất cổ kính này tôi mới vỡ òa khi biết bộ môn múa rối nước lại gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân trong vùng.
Chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự, nằm ở chân núi, mang trong mình nét cổ kính và thanh tịnh của một vùng đất thiêng. |
Nhắc chuyện này, cụ bà Nguyễn Thị Gái, thôn Phúc Đức – người đã bước sang tuổi 83 kể, ngoài sáng lập ra bộ môn múa rối nước còn biểu diễn ngày chính hội, vị thiền sư được tất thảy người đời kính ngưỡng còn truyền dạy người dân nơi đây “đặc sản” bánh gio.
Theo lời vị cao niên này, do là loại bánh được Thiền sư Từ Đạo Hạnh dạy nên bao năm nay người dân trong vùng vẫn giữ nghề. Để làm ra thức quà quê này cũng hết sức công phu. Nước gio làm bằng vỏ bưởi, vỏ đỗ, hạt thầu dầu... đốt lấy tro đem ngâm nước. Đủ thời gian, nước này được lọc để ngâm gạo nếp làm bánh... Ở xã Sài Sơn ai cũng biết làm hai loại bánh này, trong đó có khoảng 20 hộ gia đình làm thường xuyên để bán cho du khách.
Theo chân dòng người hành hương vãn cảnh, tôi cuốn mình trong không gian hùng vĩ của núi đồi, chùa Thầy lại mang vẻ thanh bình, tĩnh mịch. Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thủy đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi.
Nghe kể, chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo của các nhà sư, còn chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất, nơi để tượng Bát bộ Kim Cương. Lớn nhất, to nhất là chùa Thượng - nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ở chính giữa là ngôi bảo điện đồ sộ được trang hoàng rất nguy nga. Phía trên đặt hòm sắc linh triều tôn phong của thiền sư.
Những chuyện chưa kể
Những ai đã từng đến chùa Thầy hẳn cũng đều biết đến câu ca dao: “Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ. Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”. Hỏi ra mới biết, người dân trong vùng đều xem Cắc Cớ như là một hang động tình yêu. Với hy vọng hạnh phúc lứa đôi, mong trời đất phù hộ, những chàng trai, cô gái tìm đến cầu xin tại chùa Thầy. Vậy nên, sau khi lễ Phật ở chùa, họ thường dắt tay nhau leo lên cõi động mơ mộng với niềm tin rằng, tình yêu sẽ đến, mãi mãi đắm say.
Một chủ cửa hàng tạp hóa trong vùng còn quả quyết với tôi, hội chùa Thầy bao giờ cũng đông, nhất là các bạn trẻ ở lứa tuổi teen. Vì sao ư? Bởi những người trẻ họ tìm đến nơi đây, chen vai, sát cánh dắt tay nhau như một sợi dây nối hai con tim, vượt qua những hiểm trở để leo lên tận cửa hang Cắc Cớ. Họ tin rằng, chỉ có vượt qua những khó khăn như vậy, khấn nguyện như vậy mới đủ minh chứng cho tình yêu. Cũng có những người còn đơn bến, họ vượt khó khăn để lên hang, để tìm kiếm và mong cầu cho mình sớm có một hạnh phúc.
Theo lời nhà văn Nguyễn Văn Học, đường lên Cắc Cớ bây giờ còn “đỡ” hơn so với thời điểm năm 2013 khi anh đến đây lần đầu. Đận ấy, nếu ai leo lên hang Cắc Cớ từ chùa Cao lên cho dù chỉ khoảng 200 mét, cũng phải gai người vì mạo hiểm. Khách hành hương phải căn theo những mái quán bán hàng để dò dẫm tìm đường quanh co dẫn lối.
Nhiều người hết sức hồi hộp định hướng trên vách núi và mới thấm cái sự thở ra đằng tai như thế nào. Ngỡ như chỉ những hôm nóng bức mồ hôi mới vã ra như tắm, nhưng cả đến những ngày lạnh giá, gió hun hút từ trên núi đổ xuống thì cũng toát mồ hôi vì sợ trượt chân. Thì ra, cơ sự để tìm những cuộc tình nơi cheo leo vách núi này, không dễ dàng chút nào. Gian khó mấy, hiểm trở thế nào vẫn không ngại ngần, vì đó chính là nẻo đường tìm đến mộng ước chốn mây bay, gió lộng.
Thời điểm này, mùa hoa gạo thắm tung tỏa những sợi bông bay, ngày 7 vào lễ chính Hội chùa Thầy đã qua lâu lắm. Thế nhưng, khách vãn cảnh đến chùa cũng chẳng khi nào ngưng. Những đận cuối tuần người tìm đến còn đông và nô nức hơn cả. Họ đến đây ngoài kiếm tìm sự thanh thản vốn có trong tâm hồn, đi tìm một cõi xa chốn bụi trần thì không ít người cũng ấp ủ với những điều hy vọng trong tương lai. Đó là tình yêu.
Trước khi giã từ miền đất thanh bình, cụ bà Nguyễn Thị Gái rỉ rả khuyên tôi rằng, sang năm hãy lên đây để tham dự cả ba ngày Hội, tham gia mọi trò vui, từ chọi gà, đá cầu, xem múa rối và nghe hát chèo... có như thế mới thấm, mới thấu được cái tình chân thành của người dân Sài Sơn.
Ngước nhìn ra con hồ có sân khấu thủy đình, tôi mường tượng ra cảnh tràn ngập lời ca tiếng hát và những chú tễu làm trò. Riêng tốp ca nữ yếm thắm má đào bằng con rối đung đưa trên mặt hồ, cất lên những lời tình yêu bao giờ cũng làm say đắm lòng người… Tất thảy, đó là nam thanh nữ tú làng Thầy, ở tuổi trăng tròn đứng nấp sau cánh mành tre, cất tiếng hát bày tỏ lòng mình.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy dịp lễ, Tết
Cấp cứu liên khoa cứu sống người bệnh đứt lìa cổ chân do máy cắt cỏ
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Tin khác
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Đề án Hà Nội 24/12/2024 07:40
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025
Du lịch 08/12/2024 20:15
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025
Infographic 04/12/2024 06:11
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch
Infographic 03/12/2024 16:16
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch 02/12/2024 13:00
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô
Du lịch 29/11/2024 22:38
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng
Du lịch 29/11/2024 10:28
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Du lịch 26/11/2024 18:15