Vãn cảnh với không gian văn hóa Tây Hồ
Ngắm tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn đẹp long lanh sắp khai trương | |
Vì sao quận Tây Hồ lựa chọn phố đi bộ Trịnh Công Sơn? |
Tập trung tháo gỡ vướng mắc
Theo ông Nguyễn Đình Khuyến – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, đề án xây dựng tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn đã được UBND quận Tây Hồ lên ý tưởng xây dựng từ năm 2015 và bắt đầu thực hiện từ năm 2016. Trên ý tưởng về định hướng phát triển du lịch Thủ đô, quận Tây Hồ cùng với Hoàn Kiếm, Ba Đình sẽ là những địa phương trung tâm về phát triển du lịch. Từ tháng 3/2016, quận Ba Đình đã cùng với Sở Du lịch đã bắt tay nghiên cứu, đề xuất để xác định tuyến phố đi bộ. Từ thực tế nghiên cứu, phố Trịnh Công Sơn được lựa chọn để xây dựng tuyến phố đi bộ.
Đến tháng 8/2017, đề án về phố đi bộ được triển khai bước đầu, những ki ốt bán hàng bắt đầu được dựng lên, cảnh quan xung quanh cũng được chỉnh sửa. Thế nhưng, những ki ốt cố định được mô phỏng theo hình dáng ngôi nhà cổ của Hà Nội và Hội An trở thành vật cản khiến đề án này chưa thể thực hiện như dự kiến. Một trong những lý do khiến phố đi bộ Trịnh Công Sơn phải lỗi hẹn với công chúng là người dân nơi đây đã bày tỏ sự không đồng thuận, bất đồng ý kiến với những ki-ốt cố định mô phỏng như những ngôi nhà cổ Hà Nội và Hội An mà Ban tổ chức dựng lên.
Tuyến phố Trịnh Công Sơn đang được khẩn trương hoàn thiện hạ tầng và cảnh quan xung quanh. |
Nhiều người cho rằng, việc dựng những ki-ốt này đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày của người dân sinh sống ở đây, làm che chắn tầm nhìn, gây mất mĩ quan... Nhiều người dân còn lo ngại rằng, việc bày bán hàng quán sẽ còn làm mất vệ sinh môi trường, gây ồn ào làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ.
Trao đổi về những tồn tại này, ông Nguyễn Đình Khuyến khẳng định, những bất đồng này đã được giải quyết xong và người dân đã hiểu rằng, việc tổ chức phố đi bộ Trịnh Công Sơn là hoạt động góp phần quảng bá hình ảnh của quận, tạo không gian vui chơi chung cho nhiều người. Qua đó, chính người dân sinh sống tại khu vực này cũng được hưởng lợi. Theo Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, từ năm ngoái, UBND quận đã chỉ đạo thay thế các ki-ốt cố định thành những ki-ốt di động, có thể thu dọn khi thời gian hoạt động phố đi bộ kết thúc. UBND quận cũng cam kết thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan của phố đi bộ.
Không gian của nghệ thuật và ẩm thực
Đến nay, sau gần 1 năm trù bị, đề án tuyến phố đi bộ đã hoàn thành được 95%, ngày khai trương được quận Tây Hồ ấn định vào ngày 11/5. Dự kiến, phố đi bộ Trịnh Công Sơn kéo dài từ ngõ 612 Lạc Long Quân đến một phần ngõ 431 Âu Cơ. Để làm nổi bật đặc trưng văn hóa Hà Nội, phố đi bộ Trịnh Công Sơn được bố trí 50-60 gian hàng.
Tuy nhiên, UBND quận Tây Hồ chỉ cho lắp đặt 15 gian hàng trong thời gian thí điểm, chủ yếu kinh doanh các mặt hàng ẩm thực đặc trưng của Tây Hồ như xôi Phú Thượng, bánh tôm hồ Tây, bún ốc, chè sen… Toàn bộ gian hàng là những ki-ốt di động, dễ dàng thu dọn khi phố đi bộ không hoạt động. Các công trình phụ trợ bảo đảm vệ sinh công cộng cũng đã được hoàn tất. Quanh phố đi bộ Trịnh Công Sơn là các vườn hoa và tiểu cảnh, tạo điểm nhấn cho cảnh quan khu vực. Phố nằm gần công viên nước và thung lũng hoa hồ Tây, thuận tiện cho nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và du khách.
Có thể nói, theo như những gì thể hiện trong đề án, thì phố đi bộ Trịnh Công Sơn sẽ bình dân và giản dị hơn, mang phong cách lãng mạn chứ không mang phong cách hiện đại, nhộn nhịp như không gian đi bộ quanh Hồ Gươm. Đến với con phố Trịnh Công Sơn vào mỗi dịp cuối tuần, người dân sẽ được nghe nhạc Trịnh, uống cà phê ở các quán ven đường chỉ với giá 10.000 - 20.000 đồng. Đến với phố đi bộ Trịnh Công Sơn để thưởng thức các món ăn đặc sản mang thương hiệu Tây Hồ như bún ốc, xôi Phú Thượng và cả bánh tôm Hồ Tây…, cũng không thiếu những món ăn ở các làng nghề khác của Thủ đô như bánh cuốn Thanh Trì, cốm làng Vòng… Một sân khấu nhạc Trịnh và cả âm nhạc dân gian do Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội cùng các nghệ sĩ nghiệp dư cũng được lên phương án tổ chức.
“Phố đi bộ Trịnh Công Sơn ra đời sau, tuy nhiên sẽ mang một phong cách riêng, mang tính tổng thể hơn. Ẩm thực sẽ tạo nên điểm nhấn trong không gian ở Hồ Tây, với xôi Phú Thượng, bún ốc, bánh tôm Hồ Tây và nhiều đặc sản khác. Riêng các chương trình nghệ thuật tập trung ở sân khấu lớn, mỗi tối kéo dài chừng hơn một tiếng. Bên cạnh các chương trình phối hợp với Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội và một số đơn vị khác, các chương trình biểu diễn đơn giản hơn đã được giao cho Phòng Văn hóa-Thông tin của quận lo liệu. Tinh thần của Tây Hồ vẫn là chấp nhận các chương trình biểu diễn phong phú, miễn không trái thuần phong mỹ tục, tuy nhiên các nhóm hoặc cá nhân biểu diễn thông báo nội dung cho Phòng Văn hóa- Thông tin quận thẩm định trước khi biểu diễn” – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho hay.
Được biết, trong buổi khai mạc phố đi bộ, Ban tổ chức sẽ mời các nghệ sĩ chuyên nghiệp biểu diễn, đó là các ca sĩ: Hồng Nhung, Minh Quân, Nguyễn Ngọc Anh… cùng các nghệ sĩ, diễn viên của Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Mong rằng, sau những lần lỗi hẹn , không gian phố đi bộ Trịnh Công sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, đáng mong đợi, khi đó người dân Hà Nội và du khách thập phương sẽ có thêm một không gian đi bộ, thưởng thức nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống cũng như ẩm thực của nhiều vùng, miền.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49