Tự chủ đại học: Phải đi liền với trách nhiệm xã hội
Một trong nguyên nhân chính được chỉ rõ là do hầu hết còn đang hiểu vấn đề lệch ở góc độ tài chính, khi cho rằng nếu tự chủ thì Nhà nước sẽ không còn bao cấp tiền cho các hoạt động chi thường xuyên của nhà trường. Song đã đến lúc các trường cần nhận thức: Tự chủ để sản phẩm đào tạo ra có thể tiếp cận được ngay với thị trường lao động, đây mới là trách nhiệm xã hội cần phải được quan tâm hàng đầu.
Tự chủ đại học không đơn thuần là tự chủ tài chính
Cho đến thời điểm này, Việt Nam đã áp dụng thí điểm và trao quyền tự chủ ĐH cho 14 trường ĐH-CĐ và học viện. Trong đó, tự chủ ĐH được thể hiện ở 3 khía cạnh cụ thể: Tự chủ về chuyên môn (liên quan đến dạy và học); bộ máy tổ chức nhân sự; thu chi tài chính. Như vậy, quyền tự chủ của trường ĐH càng lớn thì đi kèm trách nhiệm xã hội càng cao. Trách nhiệm không chỉ trong chất lượng đào tạo mà còn với cả sinh viên, người sử dụng lao động mà còn với công chúng và Nhà nước. Song trên thực tế, rất nhiều nhà quản lý của các trường ĐH ở nước ta hiện nay mới chỉ nhìn nhận vấn đề tự chủ ĐH ở góc độ tự chủ về tài chính mà thôi.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân – một trong 14 trường ĐH ở VN hiện đang thực hiện chế độ tự chủ ĐH. |
Phát biểu tại cuộc hội thảo “Tự chủ đại học - cơ hội và thách thức” với sự tham dự của hàng trăm trường ĐH diễn ra cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thừa nhận có thực tế trên. Phó Thủ tướng cho hay, có nhiều ý kiến còn thiên về góc độ tài chính hoặc thậm chí cho rằng trường nào đó được trao cơ chế tự chủ ĐH sẽ không được Nhà nước hỗ trợ đầu tư thì không có tiền để chi thường xuyên. Theo Phó Thủ tướng, đây là cách hiểu không đúng. “Hãy bỏ ý nghĩ trong đầu nỗi sợ là nếu tự chủ thì không được Nhà nước đầu tư nữa. Tôi khẳng định tự chủ không phải là Nhà nước không đầu tư chỉ có điều thay đổi cách đầu tư. Đơn cử như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân… dù đã được trao cơ chế tự chủ ĐH nhưng Nhà nước vẫn đứng ra vay vốn để hỗ trợ đầu tư phát triển. Như vậy, thay vì Nhà nước cấp tiền lương giáo viên, khi là viên chức yên tâm vị trí đó thì giờ dùng tiền ấy để cấp học bổng cho học sinh thuộc các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn; hoặc Nhà nước tiếp tục đầu tư tăng nguồn cho nghiên cứu khoa học, chứ Nhà nước không cắt ngay nguồn đầu tư cho khối đại học”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, theo GS Nguyễn Minh Thuyết bổ sung, để phát huy hiệu quả việc tự chủ ĐH, đã đến lúc cần chuyển đổi cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước đối với các trường: Từ cơ chế phân bổ theo các tiêu chí đầu vào sang phân bổ theo các tiêu chí đầu ra, gắn với kết quả kiểm định chất lượng đào tạo và xếp hạng; từ cơ chế ưu tiên đầu tư cho cơ sở giáo dục đại học theo thứ hạng cố định trong Luật sang cơ chế ưu tiên đầu tư theo kết quả xếp hạng trong 5 năm gần nhất; từ cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước theo tỉ lệ đồng đều đối với tất cả các ngành học sang cơ chế Nhà nước đặt hàng đối với một số ngành nghề đặc thù, mũi nhọn mà Nhà nước và xã hội cần nhưng khó thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo; từ cơ chế hỗ trợ thông qua học phí thấp đối với tất cả học sinh, sinh viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sang cơ chế cấp học bổng tương xứng với chi phí đào tạo đối với sinh viên thuộc diện được hưởng chính sách xã hội, sinh viên giỏi, sinh viên theo học một số ngành nghề đặc biệt theo yêu cầu của Nhà nước.
Tự chủ để có “sản phẩm đầu ra” thực sự có chất lượng
Một trong những vấn đề bức xúc trong giáo dục ĐH hiện nay được xã hội đánh giá nhiều nhất, đó là chất lượng đào tạo với hàng vạn cử nhân, thạc sĩ học xong nhưng không có việc làm hoặc không có việc làm ổn định. “Đương nhiên điều này còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội, nhưng rõ ràng cũng có vấn đề về chất lượng đào tạo. Nếu chúng ta có đội ngũ các cử nhân cho ra cử nhân, kỹ sư cho ra kỹ sư thật đông đảo thì đây thực sự sẽ là nguồn thu hút đầu tư rất mạnh, rõ nét đối với thị trường- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cho biết: “Gần đây, ta nói nhiều đến khoa học công nghệ liên quan nhiều mảng của mình, đất nước phát triển bền vững thì phát triển khoa học công nghệ nhằm để đổi mới sáng tạo quốc gia là một tam giác đều, xoay chiều nào cũng được. Một đỉnh là đại học, một đỉnh là nghiên cứu, một đỉnh là Nhà nước và trung tâm là doanh nghiệp.Còn ở nước ta theo nhiều chuyên gia quốc gia đánh giá, mô hình của Việt Nam là tam giác cân, đáy nhỏ nên không xoay nhiều chiều. Đỉnh cao nhất là Nhà nước, 2 đỉnh dưới cùng là doanh nghiệp và Đại học, ở giữa trung tâm là viện nghiên cứu. Chính vì vậy, ĐH không tham gia vào nghiên cứu công tác nghiên cứu khoa học nhiều như các nước tiên tiến. Hai điểm này cho thấy chúng ta cần đổi mới giáo dục căn bản toàn diện và đại học cần vừa căn bản toàn diện vừa mạnh mẽ bởi tiếp cận đầu ra của thị trường lao động thì đại học gần hơn”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Và để đổi mới có hiệu quả phù hợp với xu thế tất yếu của thế giới thì các trường đại học phải quyết tâm tự chủ. Bởi theo Phó Thủ tướng, đổi mới đại học còn khó khăn hơn đổi mới doanh nghiệp bởi nó liên quan đến con người cho nên trong thời gian tới chúng ta cần có trách nhiệm hơn, khấu triệt và quyết tâm cao hơn.
Bên cạnh đó, việc tự chủ ĐH còn giúp cho các trường có được sự tự chủ về bộ máy tổ chức, nhân sự. Bởi với quy định từ trước tới nay trong ngành giáo dục là các trường muốn tuyển thêm bao nhiêu người thì buộc phải có đề án xin nhân lực.Nhưng nếu đăng ký tự chủ thì được quyền tự quyết trong vấn đề này, các trường có thể quyết cả vấn đề giảng viên thỉnh giảng, các giáo sư đã đến tuổi nghỉ hưu vẫn được tiếp tục quản lý. Ngoài ra, tự chủ ĐH cũng giúp cho rào cản giữa trường công lập và tư thục được tháo gỡ.
Đặc biệt, nếu tự chủ ĐH, thì quyền tự chủ của nhà trường sẽ được trao cho “Hội đồng trường” chứ không chỉ riêng một cá nhân nào khác. Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phải từng bước tiến tới xóa bỏ cơ chế “bộ chủ quản” để đảm bảo cho Hội đồng trường hoạt động hiệu quả. Khi trao cơ chế tự chủ cho trường ĐH hoàn toàn không đồng nhất với cơ chế phân quyền trách nhiệm giám sát trường ĐH từ Trung ương cho các tỉnh, thành phố và địa phương. Phó Thủ tướng cũng cho biết thêm, hiện Chính phủ đang soạn Dự thảo Nghị định theo hướng về cơ bản các trường ĐH tự chủ tạo toàn quyền nhưng thay đổi mô hình quản trị, cơ quan chủ quản giảm sự can thiệp hành chính bằng việc đầu tiên là bổ nhiệm hội đồng trường lâm thời (6 tháng,1 năm). Trong thời gian đó, hội đồng trường đó bầu chọn Hiệu trưởng, hiệu phó, cơ quan lãnh đạo trong trường. Ngoài ra, trước đây, quy định người có học hàm học vị 65 tuổi trở lên không được quản lý chỉ được làm chuyên môn, nhưng nếu tự chủ không nên can thiệp mà chỉ can thiệp tuổi về hưu…
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31