Trong bối cảnh dịch Covid-19, Hà Nội xác định thúc đẩy đầu tư công để phục hồi kinh tế
Không điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 2020
Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ nêu rõ Hà Nội luôn quan tâm phòng chống dịch bệnh và nỗ lực duy trì các hoạt động kinh tế theo Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và còn có xu hướng kéo dài đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế- xã hội của thành phố, làm suy giảm các động lực tăng trưởng, ảnh hưởng tới doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá.
Trước bối cảnh đó, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định: “Thúc đẩy đầu tư công mạnh mẽ hơn là giải pháp cấp bách của kinh tế Thành phố trong năm nay và góp phần hoàn thành nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ này” khi dựa trên nhận định rằng: “Đầu tư công không liên quan nhiều tới các chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu mà hoàn toàn là từ ý thức chủ quan của chúng ta”.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận cuộc họp |
Về bảo đảm nguồn cho đầu tư công năm 2020, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền thay mặt Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố báo cáo: Sau khi tính toán, dự phòng việc hụt thu ngân sách vì ảnh hưởng của Covid-19 nhưng UBND Thành phố không điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm nay, bao gồm 22.000 tỷ đồng vốn kế hoạch của năm, 11.000 tỷ đồng từ các kỳ giải ngân trước chuyển sang và khoảng 6.000 tỷ đồng vốn kết dư ngân sách của năm 2019 đã được giao cho đầu tư công năm 2020 (tổng là 37.000 tỷ đồng).
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho rằng đây là con số rất lớn và nếu giải ngân được sẽ có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của Thành phố. Trước mắt là tác động tới tăng trưởng của quý II/2020, tăng cường cơ sở hạ tầng, thu hút thêm đầu tư xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.
Thực tế giải ngân trong 3 tháng đầu năm 2020, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các chủ đầu tư, nhà thầu đã hoàn thành 18,8% khối lượng công trình đầu tư công, tỷ lệ giải ngân đạt 9,8%, cao hơn mức 7,2% của cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, các ý kiến đưa ra tại cuộc họp đều cho rằng tỷ lệ này còn thấp. Các ý kiến cũng chỉ ra khó khăn vướng mắc nhất là chậm chễ trong khâu giải phóng mặt bằng là chính và bao trùm là sự chủ động, ý thức trách nhiệm của cán bộ thực hiện các thủ tục đầu tư vẫn còn chưa cao.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng phân tích rằng, trong cùng một thể chế, pháp lý nhưng có quận, huyện giải phóng mặt bằng, giải ngân nhanh hơn nơi khác. Thậm chí ngay trong một Ban quản lý dự án cũng có dự án giải ngân nhanh hơn các dự án khác.
“Đây là ý thức trách nhiệm của cán bộ sẽ quyết định tất cả, là nhanh hay chậm. Đơn cử ở Bắc Từ Liêm, cán bộ quận xuống đối thoại với dân nhân, công khai minh bạch các thể chế, chính sách liên quan thì dân yên tâm giao đất nhanh, dự án sớm được triển khai và ngược lại thì mọi việc chậm chạp”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng nêu.
Lập tổ công tác làm nhiệm vụ thúc đẩy giải ngân đầu tư công
Trong khi đó, đại diện các ban quản lý dự án và lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cũng nêu ra những hạn chế liên quan tới năng lực của cán bộ thực hiện dự án đầu tư công, sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và trách nhiệm, năng lực của nhà thầu thi công... làm cho giải ngân chậm trong nhiều năm qua.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định cần nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công và nhấn mạnh lại Thành phố sẽ không điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công mặc dù thu ngân sách của Thành phố sẽ bị ảnh hưởng.
Lý do cân đối được nguồn thu là thành phố sẽ điều tiết vốn từ dự án không hấp thụ hết, chậm tiến độ (khoảng 2.000 tỷ đồng) để chuyển sang dự án hiệu quả hơn; ngân sách sẽ được dự phòng bổ sung từ nguồn kết dư và tăng thu 2019, nguồn cải cách tiền lương và dự trữ của Thành phố.
Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, sẽ kiến nghị Trung ương xem xét, quyết định tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương của Thành phố là 35%, được áp dụng cơ chế đặc thù trong rút ngắn thủ tục giải phóng mặt bằng như Thành phố Hồ Chí Minh, cho phép Hà Nội được chỉ định thầu đối với các công trình trong tình huống cấp bách hiện nay và cho phép Hà Nội giải ngân theo tiến độ đối với các dự án ODA nhưng không làm tăng tổng mức đầu tư công.
Thống nhất nhận định và đề xuất của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố, thay mặt Thường trực Thành uỷ, Bí thư Vương Đình Huệ khẳng định thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng thứ 2 của Thành phố, đứng sau nhiệm vụ phòng, chống Covid-19.
“Nếu các sở, ngành, quận, huyện, các Ban quản lý dự án chỉ cần tập trung xử lý công việc, xây dựng cơ chế báo cáo công việc và thông tin giải ngân bằng 1/3 cường độ, trách nhiệm như phòng, chống dịch thì cũng giúp Thành phố giải ngân nhanh hơn.”, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố cần thành lập Tổ công tác để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thường xuyên giao ban, phối hợp, xác định rõ trách nhiệm từng cơ quan, thống kê từng vướng mắc gắn với trách nhiệm cá nhân và thời hạn hoàn thành đối với các thủ tục giải phóng mặt bằng, lập đơn giá, thiết kế, thi công, thẩm định công trình.
Bên cạnh đó, cùng với nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, Bí thư Thành uỷ yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND chỉ đạo các cơ quan ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn thi công công trình trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài để đẩy nhanh tiến độ công trình.
Thường trực Thành uỷ đồng tình với Ban cán sự Đảng UBND Thành phố có văn bản kiến nghị các cơ quan Trung ương để tháo gỡ các khó khăn trong đầu tư công của Hà Nội và chủ động xử lý các vướng mắc thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51