Trái cây ngoại thống lĩnh thị trường nội
Tem trái cây 'thời loạn' | |
Nhiều trái cây giá bình dân ở nước ngoài về Việt Nam hóa trái lạ đắt đỏ | |
Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây tại Hà Nội |
Trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu rau quả tăng tới 200%. |
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu rau quả 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,03 tỷ USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm 2016. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng rau quả 7 tháng đầu năm 2017 đạt 852 triệu USD, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 168 triệu USD, tăng 45,8% và mặt hàng quả đạt 659 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Trái cây Thái Lan tràn ngập
Phân tích về thị trường cho thấy, rau quả của Việt Nam hiện xuất khẩu chủ yếu vào 4 thị trường chủ lực gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc, chiếm 84,4% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Thái Lan và Trung Quốc đang là 2 quốc gia xuất khẩu nhiều rau quả vào Việt Nam. Những năm trước đây, trái cây Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lượng hoa quả nhập khẩu, nhưng nay thị phần đang có sự dịch chuyển.
Nhập khẩu rau quả trong 7 tháng đầu năm 2017, nguồn cung từ Thái Lan chiếm tới 57% thị phần; tiếp đến là Trung Quốc chiếm 16,8% thị phần.
Về tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, lượng rau quả từ Thái Lan đưa về Việt Nam trong 7 tháng qua tăng gấp 2,5 lần; nguồn từ Ấn Độ tăng gấp 2,1 lần và từ Hàn Quốc tăng 76,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo các doanh nghiệp kinh doanh rau quả, trái cây Thái Lan đang được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng về chất lượng và độ an toàn. Do có thông tin một số rau quả nhập từ Trung Quốc nhiễm độc, nhiều doanh nghiệp giảm nhập khẩu rau quả của Trung Quốc và quay sang các nước trong khu vực như Thái Lan, Myanmar...
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho hay, hiện có khá nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và Thái Lan đứng ra nhập khẩu chính ngạch, cung cấp các đơn hàng rau quả vào tận các kênh bán lẻ, cửa hàng bán buôn, chợ truyền thống. Như Tập đoàn bán lẻ Thái Lan Berli Jucker (BJC) sau khi mua lại hệ thống siêu thị Metro Việt Nam đã giúp một lượng lớn rau quả (và hàng tiêu dùng) từ Thái Lan nhập khẩu tăng mạnh vào thị trường Việt Nam.
Thực tế, 1-2 năm trở lại đây, hoa quả nhập khẩu về nước ồ ạt, chủng loại ngày càng đa dạng. Đơn cử, tại các siêu thị như Metro, BigC, Fivimart... hoa quả nhập khẩu luôn được bày bán tràn ngập, chất thành đống, số lượng lên đến cả vài chục loại như: táo, lê, cherry, nho, xoài, dưa...
Trước đây, mua trái cây ngoại nhập, người tiêu dùng phải bỏ ra hàng trăm nghìn đồng, thì nay chỉ chưa tới 100.000 đồng, người tiêu dùng có thể mua các loại trái cây ngoại nhập từ Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Nam Phi, Australia... Điều đáng nói là, các loại hoa quả nhập khẩu không chỉ xuất hiện tràn ngập siêu thị, cửa hàng mà còn bày bán la liệt khắp hè phố và trên mạng.
Tăng thêm bi kịch cho nông dân
Ông Đào Anh Tuấn, Giám đốc một công ty chuyên nhập khẩu hoa quả ở khu vực Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, thị trường mở cửa, nhiều loại hoa quả trước nhập về bằng con đường xách tay thì nay đã được nhập chính ngạch, vận chuyển bằng đường biển với số lượng rất lớn nên chi phí rẻ hơn.
Đặc biệt, hiện rất nhiều các công ty tham gia vào lĩnh vực này nên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nếu không bán đúng giá sẽ mất khách. Do đó, giá các loại quả nhập khẩu ngày càng rẻ hơn. Nhiều loại quả Việt Nam vốn là thế mạnh nay cũng bị hàng nhập khẩu lấn át...
Cũng theo ông Tuấn, ở phân khúc hoa quả nhập khẩu giá bình dân, nếu so với cùng loại quả của Việt Nam, hàng nhập từ các nước luôn có mẫu mã đẹp, chất lượng đồng đều và dễ bảo quản hơn.
Trong khi đó, giá cũng tương đương hoặc chỉ chênh từ 5.000-20.000 đồng/kg tùy loại. Thậm chí, có loại, hàng nhập khẩu còn rẻ hơn hàng Việt và hàng Trung Quốc.
Đơn cử, các cửa hàng bán nho đỏ không hạt Úc chỉ 78.000 đồng/kg, nho đỏ có hạt Úc 50.000 đồng/kg. Trong khi, nho đỏ Trung Quốc bán tại chợ giá dao động từ 60.000-70.000 đồng/kg; nho Ninh Thuận có giá 70.000-80.000 đồng/kg. Hay, các loại táo Gala, táo Queen, táo rose chỉ từ 40.000-60.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm còn 35.000 đồng/kg, thì táo Trung Quốc giá cũng ở mức 40.000-50.000 đồng/kg...
Đó là lý do khiến một tỷ lệ lớn người tiêu dùng gần như không còn mua sản phẩm trái cây trồng trong nước, mà chuyển sang mua các loại hoa quả ngoại vì giá chỉ tương đương nhau.
Đấy là chưa kể, tâm lý người Việt luôn tin tưởng rằng hàng nhập khẩu sẽ đảm bảo an toàn hơn. Thế nên, quả nhập khẩu ngày càng được người tiêu dùng Việt ưa chuộng.
Ồ ạt nhập khẩu trái cây đang tạo ra một nghịch cảnh là, trong khi người tiêu dùng trong nước chi tới gần 25 nghìn tỷ đồng (1,1-1,2 tỷ USD) để mua trái cây ngoại; thì nhiều loại trái cây của nông dân Việt Nam trồng bị rớt giá, không tiêu thụ được, phải chờ giải cứu.
Theo TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cần phải đặt câu hỏi tại sao với những mặt hàng truyền thống Việt Nam có thế mạnh tuyệt đối như trái cây nhiệt đới (xoài, sầu riêng) hay lúa gạo, lại bị tấn công ngay trên sân nhà?
Theo ông, người tiêu dùng giờ đánh giá sản phẩm bằng thị hiếu của họ. Nếu sản phẩm nào ngon, tin là sạch, giá rẻ thì họ sẽ chọn. Thế nên, câu chuyện thắng - thua ở thị trường trong nước của Việt Nam là hoàn toàn phụ thuộc vào người nông dân và cả người làm chiến lược. Rõ ràng, chiến lược sản xuất và tiêu thụ trái cây của Việt Nam còn bộc lộ nhiều vấn đề yếu kém, sai hướng, cần phải điều chỉnh lại.
Theo Chu Khôi/Thời báo kinh tế VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28